Nhóm các chỉ số sinh lời của chi nhánh Ngân hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 91 - 96)

A từ 2006-2008

4.4.3.Nhóm các chỉ số sinh lời của chi nhánh Ngân hàng

Bên cạnh việc phân tích các chỉ số đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh, để hiểu rõ hơn nữa về công tác sử dụng vốn của chi nhánh ta tiến hành phân tích các chỉ số sinh lời trong quá trình kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 17: Các chỉ số sinh lời của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008) NĂM CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 Tổng thu nhập Triệu đồng 19.258,5 25.582,0 28.648,6 Tổng chi phí Triệu đồng 18.405,8 21.387,1 30.815,4 Tổng tài sản Triệu đồng 161.689 183.252 189.364 Thu nhập lãi Triệu đồng 18.676,7 23.919,2 26.107,1 Lợi nhuận ròng Triệu đồng 852,7 4.194,9 -2.166,8 Chi phí lãi Triệu đồng 13.438,7 14.644,4 25.883,7 Dư nợ Triệu đồng 161.689,0 183.252,0 189.364,0 TCP/TTN % 0,95 0,83 1,07 TNL/CPL % 1,39 1,63 1,01 TNL/TTN % 0,97 0,94 0,91 TNL/DN % 0,12 0,13 0,14 LNR/TTS (ROA) % 0,52 2,28 -1,14 LNR/TTN (ROS) % 4,42 16,39 -7,56

 Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập

Đây là chỉ số tài chính đo lường hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Theo bảng số liệu ta có, năm 2006 chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập là 0.95, tức là để thu được 1 đồng thu nhập chỉ cần bỏ ra 0,95 đồng chi phí, chứng tỏ khả năng bù đắp chi phí trong quá trình kinh doanh của chi nhánh trong năm 2006 tương đối tốt. Đến năm 2007, chỉ số này càng đạt hiệu quả hơn, với con số đạt là 0,83, tức là chỉ cần 0,83 đồng chi phí bỏ ra là có thể thu vào 1 đồng lợi nhuận. Đây là dấu hiệu khả quan cho tình hình kinh doanh của chi nhánh. Nhưng sang năm 2008, con số này đã thay đổi, chỉ số chi phí trên thu nhập năm 2008 là 1,07 tức là muốn thu được 1 đồng thu nhập phải bỏ ra tới 1,07 đồng chi phí, tương đương với việc kinh doanh của chi nhánh không đạt hiệu quả. Vậy nguyên nhân do đâu? Là do tình hình lạm phát năm 2008 quá cao (lạm phát hơn 22,3%), giá cả đầu vào tăng lên đẩy chi phí hoạt động của chi nhánh lên cao, tuy tốc độ tăng thu nhập cũng tăng nhưng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng chi phí làm ảnh hưởng đến khả năng bù đắp chi phí của chi nhánh Ngân hàng. Qua việc phân tích chỉ số chi phí trên thu nhập của chi nhánh cho thấy hiệu quả hoạt động của chi nhánh đạt nhưng không cao, trong năm 2008 chi nhánh bị thu lỗ là do nguyên nhân khách quan. Do lượng vốn hoạt động của chi nhánh tăng lên trong khi công tác cho vay không được mở rộng nên làm ứ động vốn, hơn nữa lạm phát quá cao làm cho chi phí hoạt động tăng lên trong khi thu nhập của chi nhánh không tăng, đây là nguyên nhân làm cho chỉ số chi phí trên thu nhập của chi nhánh trong năm 2008 thấp.

 Chỉ số thu nhập lãi trên chi phí lãi

Đây là chỉ số cho biết cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra thì chi nhánh thu về được bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Cụ thể đối với chi nhánh năm 2006, cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi nhánh thu về được 1,39 đồng thu nhập lãi. Sang năm 2007, chỉ số này được nâng lên rất cao cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi nhánh thu về 1,63 đồng thu nhập lãi. Sở dĩ trong 2 năm 2006 và 2007 chỉ số này khá cao là do chi nhánh hoạt động hiệu quả, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra khá cao nên tăng nguồn thu từ lãi cho chi nhánh. Tình hình thu lãi của chi nhánh diễn ra khá tốt

trả lãi ngân hàng đúng thời hạn góp phần làm tăng hiệu quả tín dụng cho chi nhánh. Đến năm 2008, chỉ số này giảm xuống rất nhánh, cứ một đồng chi phí lãi bỏ ra chi nhánh chỉ thu về được 1,01 đồng thu nhập lãi, là do trong năm 2008 chi nhánh không tăng trưởng tín dụng làm cho nguồn vốn ngân hàng bị ứ đọng, trong khi chi phí lãi tăng rất nhánh, tăng đến 76,7% so với năm 2007 nhưng thu nhập lãi chỉ tăng 9,1% so với năm 2007, khả năng bù đấp chi phí lãi rất thấp. Tuy nhiên, đây là do thực hiện chủ trương của Chính phủ nên chi nhánh đã nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cấp trên nên phần nào cũng khắc phục được những khó khăn tạm thời trước mắt. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế trong năm 2008 diễn biến phức tạp, người dân làm ăn khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, giá lúa biến động mạnh, giá vật tư nông nghiệp tăng lên không ngừng.

 Chỉ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập

Chỉ số thu nhập lãi trên tổng thu nhập của chi nhánh không ngừng tăng cao trong những năm qua, trong năm 2006 là 0,97, năm 2007 là 0,94 và năm 2008 là 0,91. Chỉ số này cho biết cứ một đồng thu nhập của chi nhánh thì trong đó có bao nhiêu đồng thu nhập từ lãi. Xét năm 2006, cứ một đồng thu nhập của chi nhánh thì trong đó đã có 0,97 đồng thu nhập từ lãi, có thể hiểu rộng hơn tức là thu nhập từ lãi trong năm 2006 chiếm khoảng 97% trong tổng thu nhập của chi nhánh. Chỉ số này giảm xuống trong năm 2007 chỉ còn 94% và năm 2008 là 91%. Điều này cho thấy sự đóng góp rất quan trọng của thu nhập lãi trong cơ cấu thu nhập của chi nhánh. Điều này hiển nhiên vì hoạt động chủ yếu của chi nhánh là hoạt động tín dụng nên thu lãi là khoản thu chủ yếu của chi nhánh. Tuy nhiên, tỷ trọng này ngày càng giảm vì ngoài thu lãi chi nhánh còn thu từ các nguồn khác như từ dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối,… chi nhánh ngày càng mở rộng cung ứng dịch vụ, tìm nhiều nguồn thu ngoài lãi cho chi nhánh, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cho chi nhánh.

 Chỉ số thu nhập lãi trên dư nợ

Chỉ số này thể hiện một đồng dư nợ sẽ mang lại cho chi nhánh bao nhiêu đồng thu nhập lãi. Dư nợ là tài sản sinh lời, chỉ số này càng cao thể hiện khả năng

mang lại 0,12 đồng thu nhập lãi cho chi nhánh. Đến năm 2007, chi nhánh thu được 0,13 đồng thu nhập từ lãi khi chi nhánh có một đồng dư nợ. Chỉ số này tiếp tục tăng vào năm 2008, cứ một đồng dư nợ chi nhánh thu được 0,14 đồng thu nhập lãi. Qua phân tích cho thấy, chỉ số này không ngừng nâng cao qua từng năm đây là minh chứng cho hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh. Sở dĩ hoạt động tín dụng của chi nhánh đạt hiệu quả là do công tác cho vay được thực hiện nghiêm túc, thận trọng và đạt hiệu quả, bên cạnh đó tình hình thu nợ của chi nhánh cũng diễn ra khá thành công nhờ sự nổ lực của các cán bộ, nhân viên và ban lãnh đạo của chi nhánh.

 Chỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản của ngân hàng (ROA)

Đây là chỉ số lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản. Qua bảng số liệu cho ta thấy, chỉ số này vào năm 2006 là 0,52% cho biết 1 đồng tài sản được sử dụng sẽ đem lại 0,52% đồng lợi nhuận cho chi nhánh Ngân hàng. Đến năm 2007, chỉ số này tăng lên đến 2,28% tức là 1 đồng tài sản sử dụng sẽ mang lại 2,28% đồng lợi nhuận. Rõ ràng, chỉ số này trong năm 2007 tăng hơn rất nhiều so với năm 2006, chứng tỏ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đang trên đà phát triển tốt. Đáng tiếc, đến năm 2008 chi nhánh lại thu được kết quả không như mong đợi, chỉ số này phải âm 1,14% tức là 1 đồng tài sản sử dụng của chi nhánh chẳng những không mang lại lợi nhuận thậm chí còn lỗ 1,14 đồng. Qua phân tích cho thấy khả năng sinh lời của tài sản chi nhánh khá cao trong năm 2006 và 2007 nhưng đến năm 2008 chỉ số lợi nhuận trên tài sản lại âm nguyên nhân do đâu? Tài sản sinh lời của chi nhánh chỉ phát huy khả năng sinh lời khi tài sản này được sử dụng nhưng trong năm 2008 chi nhánh chủ động không tăng trưởng tín dụng nên không làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh đó là điều tất yếu. Hơn nữa, tài sản sinh lời của chi nhánh chính là các khoản dư nợ tín dụng, nhưng do trong năm 2008 tình hình sản xuất, kinh doanh của khách hàng gặp rất nhiều khó khăn làm cho các khoản thu lãi, thu nợ giảm xuống. Gián tiếp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.

 Chỉ số lợi nhuận ròng trên thu nhập (ROS)

Đây là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của chi nhánh. Qua bảng số liệu cho ta thấy, chỉ số này vào năm 2006 là 4,42% cho biết 1 đồng thu nhập mà chi nhánh thu

2007 là 16,36% tương đương với việc 1 đồng thu nhập của chi nhánh thu được sẽ mang lại 16,36% đồng lợi nhuận. Đến năm 2008, chỉ số này sụt giảm xuống đến âm 7,56%, tức là 1 đồng thu nhập của chi nhánh thu được không mang lại lợi nhuận mà còn giảm 7,56% đồng lợi nhuận. Qua phân tích trên ta thấy, tình hình kinh doanh của chi nhánh trong năm 2006 và 2007 đạt hiệu quả, đặc biệt là năm 2007 lợi nhuận rất cao. Tuy nhiên, năm 2008 hoạt động của chi nhánh bị thu lỗ do nhiều nguyên nhân, trước hết là do biến động giữa lãi suất đầu vào và đầu ra, chi phí điều chuyển vốn cao, giá cả đầu vào tăng vọt đẩy chi phí hoạt động của chi nhánh lên cao. Trong năm 2008, đồng thu nhập không mang lại lợi nhuận mà còn làm giảm lợi nhuận, cho thấy chi phí cho các khoản vay quá cao nên khi thực hiện cho vay sẽ không có lợi cho chi nhánh. Đây là nguyên nhân làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh gặp khó khăn dẫn đến thu lỗ.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ số sinh lời cho thấy khả năng hoạt động kinh doanh của chi nhánh khá tốt. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn nhiều hạn chế như lợi nhuận chưa cao, thậm chí năm 2008 đã bị thu lỗ. Lợi nhuận của chi nhánh không ổn định và phụ thuộc nhiều vào hoạt động tín dụng, do chi nhánh chưa đa dạng các hình thức đầu tư của mình, vẫn đơn thuận chỉ đầu tư cho vay tín dụng, do đó không làm phân tán được rủi ro cho chi nhánh. Vì thế, muốn cho hoạt động chi nhánh ngày càng hiệu quả cần phải có chiến lược tăng thu nhập, quản lý tốt chi phí, tránh phát sinh những chi chí không thật sự cần thiết. Ngoài ra, cần có nhiều đổi mới trong toàn diện từ công tác huy động vốn, công tác cho vay, thu nợ đến công tác quản lý nhân sự,…tấc cả tạo thành sức mạnh giúp chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn.

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNo & PTNT HUYỆN CHÂU THÀNH A – HẬU GIANG doc (Trang 91 - 96)