A từ 2006-2008
4.2.4. Phân tích nợ xấu
Nợ xấu luôn là điều trăn trở của bất cứ một Ngân hàng thương mại nào. Để lựa chọn một khách hàng đáng tin cậy để cho vay đã là một điều khó. Song, việc thu hồi nợ lại càng khó hơn. Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ khách quan cho đến chủ quan làm cho tình hình thu nợ gặp rất nhiều khó khăn và đây là nguyên nhân làm xuất hiện tình hình nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Tình hình nợ xấu tồn tại cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng chưa cao. Vì thế phân tích nợ xấu giúp cho nhà quản trị nhìn lại tình hình sử dụng vốn trong quá khứ để kịp thời có biện pháp thay đổi trong tương lai nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cho Ngân hàng. Tình hình nợ xấu của chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A qua 3 năm từ 2006 - 2007 như sau:
Bảng 11: Nợ xấu tại chi nhánh NHNo & PTNT Châu Thành A (2006-2008)
Đvt: triệu đồng CHÊNH LỆCH NĂM 2007/2006 2008/2007 NỢ XẤU 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 1.257 1.692 7.915 435 34,60 6.223 367,78 Trung – dài hạn 2.309 1.996 8.990 -313 -13,55 6994 350,40 Tổng 3.566 3.688 16.905 122 3,42 13.217 358,37
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNo & PTNT Châu Thành A)
Tổng số nợ xấu năm 2006 là 3.566 triệu đồng. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn là 1.257 triệu đồng, chiếm 35,24% tổng nợ xấu năm 2006. Trong khi đó, nợ xấu trung hạn đến 2.309 triệu đồng, chiếm 64,76% tổng nợ xấu năm 2006. Nguyên nhân là do các khoản vay ngắn hạn có khả năng thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro, còn các khoản vay trung – dài hạn rủi ro rất cao do trong một thời gian dài mới đáo hạn, trong một quá
trình thời gian dài dễ xảy ra các biến động về tình hình kinh tế, về thời tiết, về con người,…dẫn đến nhiều rủi ro cho Ngân hàng khi thu nợ.
Đến năm 2007, tổng nợ xấu là 3.688 triệu đồng, tăng 3,42% tương đương 122 triệu đồng so với năm 2006. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn là 1.692 triệu đồng, chiếm 45,87% trong tổng nợ xấu năm 2007 và tăng 34,60% tương đương với 435 triệu đồng so với năm 2006. Bên cạnh đó, nợ xấu trung – dài hạn là 1.996 triệu đồng chiếm 54,13% trong tổng nợ xấu năm 2007, giảm 13,55% tương đương với 313 triệu đồng so với năm 2006. Sở dĩ nợ xấu năm 2007 giảm là do sự nổ lực của toàn thể chi nhánh Ngân hàng, nhờ sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, sự phấn đấu của cán bộ tín dụng đã đôn đốc, nhắc nhở và tạo điều kiện cho khách hàng trả nợ, nhờ vậy mà công tác thu nợ của chi nhánh Ngân hàng đạt hiệu quả tốt.
Sang năm 2008, tình hình thu nợ của chi nhánh gặp khó khăn nên dẫn đến nợ xấu tăng lên quá cao. Tổng nợ xấu tính đến ngày 31/12/2008 là 16.905 triệu đồng, chiếm 8,93% trên tổng dư nợ năm 2008, tăng 13.217 triệu đồng tương đương 358,37% so với năm 2007. Trong đó, nợ xấu ngắn hạn là 7.915 triệu đồng, tăng 6.223 triệu đồng tương đương với 367,78% so với năm 2007. Nợ xấu trung – dài hạn tăng 6.994 triệu đồng tương đương 350,40% so với năm 2007, với doanh số là 8.990 triệu đồng. Nợ xấu năm 2008 có chiều hướng gia tăng mạnh là do sự biến động quá lớn về giá cả hàng hóa, vật tư nông nghiệp, công lao động,…làm chi phí sản xuất đầu vào tăng cao, trong khi đó đầu ra bấp bênh, không ổn định. Vào vụ thu hoạt rộ, thương lái mua lúa với giá rẻ, ép giá. Giá lúa bình quân nông dân bán cho thương lái mua tại ruộng khoảng 2000/1kg. Do đó, khả năng thanh toán nợ cho Ngân hàng thấp, dẫn đến nợ xấu tăng cao.
Bên cạnh đó, cuối tháng 11/2008, chi nhánh thực hiện chuyển đổi từ chương trình giao dịch trực tiếp sang chương trình quản lý IPCAS đã gặp nhiều khó khăn trong công tác đầu tư tín dụng. Thứ nhất, lực lượng cán bộ tín dụng chưa đảm đương được yêu cầu của chương trình quản lý mới, thời gian giao dịch tại trụ sở nhiều, thời gian đi công tác ở địa bàn ít nên việc đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ gốc, lãi đúng theo hợp đồng tín dụng bị hạn chế. Thứ hai, do khách hàng vay vốn của chi
chí không biết đọc chữ nên việc thực hiện trả nợ lãi hầu như không đúng kỳ hạn theo hồ sơ vay vốn nên phát sinh nợ lãi quá hạn dẫn đến nợ xấu cao.
Tóm lại, nợ xấu là chỉ tiêu thể hiện hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng, chi nhánh muốn hoạt động hiệu quả phải thực hiện tốt công tác thu nợ, cũng như công tác cho vay nhằm mục đích hạn chế nợ xấu đến mức thấp nhất thậm chí bằng 0. Để thực hiện được vấn đề này thật không dễ, cần có sự nổ lực của toàn chi nhánh từ ban lãnh đạo đến cán bộ tín dụng trong công tác xét duyệt cho vay đến