II Nhà chung cư xây mới 7.278 65
2.1.3.5. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Các công trình hạ tầng kỹ thuật bên trong khu B Kim Liên và xung quanh khu B Kim Liên bao gồm:
2.1.3.5.1. Cao độ nền
Khu vực nghiên cứu có cao độ hiện trạng từ 5,45m đến 5,80m trung bình từ khoảng 5,60m.
+ Cao độ đường Phạm Ngọc Thạch: Khoảng +5,33m đến 5,28m + Cao độ đường Lương Đình Của: Khoảng +5,46m
+ Cao độ đường Hoàng Tích Trí: Khoảng +5,30m đến 5,58m + Cao độ đường Đào Duy Anh: Khoảng +5,37m đến 5,83m
Hiện nay tại các khu Kim Liên vào mùa mưa, mực nước sông Lừ là điểm thu hút nước mua chính lại cao hơn nhiều so với cao độ điểm xả. Vì vậy cả khu vực bị
ngập lụt đặc biệt là tại khu vực khu B1-B14. Nhìn chung đây là khu vực thấp, thường xuyên xảy ra ngập lụt vào mùa mưa. Trong quy hoạch chi tiết phường Kim Liên do công ty Tư vấn Xây dựng Dân dụng VN thực hiện đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 1862/QĐ-UB ngày 09/5/1998, cao độ mặt đường các tuyến đường xung quanh khu vực dự án sẽ được nâng thêm 0,05m.
2.1.3.5.2. Hệ thống giao thông
Hệ thống đường giao thông bên trong khu B Kim Liên:
Hệ thống đường rải nhựa asphalt mặt cắt 6-7m dài khoảng 461m bao gồm: - Đường xuyên khu vực nối đường Phạm Ngọc Thạch và đường Hoàng Tích Trí,đi giữa B7 và B10 có chiều rộng mặt cắt đường là 7m, kết cấu đường nhựa asphalt, vỉa hè lát gạch xi măng rộng 2,5m.
- Đường giữa B10 và B14, nối với đường Phạm Ngọc Thạch và kết thúc tại B8a, chiều rộng mặt cắt đường là 6m, kết cấu đường nhựa asphalt, vỉa hè lát gạch xi măng rộng 2,5m.
Hệ thống đường rẽ vào các dãy nhà chung cư có kết cấu mặt đường bê tông, chiều rộng mặt cắt đường khoảng 2m, không có vỉa hè.
Hầu hết hệ thống đường trong khu vực dự án đều đã xuống cấp, hư hỏng. Riêng các đường ngõ vào các dãy nhà quá nhỏ, bị xây dựng lấn chiếm nên ảnh hưởng đến giao thông, công tác phòng cháy chữa cháy và sinh hoạt của người dân sống trong khu vực.
Hệ thống đường giao thông bên ngoài khu vực dự án:
- Đường Phạm Ngọc Thạch: Nằm phía Tây Bắc khu vực dự án, nối từ ngã ba Chùa Bộc đến đường Đại Cồ Việt, chiều rộng lòng đường là 14m, vỉa hè phía khu tập thể Trung Tự rộng 6m, vỉa hè phía khu tập thể Kim Liên rộng 8m, kết cấu đường nhựa asphalt.
- Đường Lương Đình Của: Nằm phía Tây Nam khu vực dự án, nối từ đường Phạm Ngọc Thạch đến khu tập thể Phương Mai, chiều rộng lòng đường là 7m, vỉa hè hai bên rộng 4m, kết cấu đường nhựa asphalt. Đường này trong quy hoạch sẽ mở rộng lòng đường thành 9m về phía đối diện khu dự án.
- Đường Hoàng Tích Trí: Nằm phía Đông Nam khu vực dự án, nối từ đường Lương Đình Của đến đường Đại Cồ Việt, chiều rộng lòng đường là 6m, chiều rộng mặt cắt đường từ 12 m đến 13,5m, kết cấu đường nhựa asphalt.
- Đường Đào Duy Anh: Nằm phía Đông Bắc khu vực dự án, nối từ đường Phạm Ngọc Thạch đến đường Đại Cồ Việt, chiều rộng lòng đường là 11,25m, vỉa hè hai bên rộng 3m, kết cấu đường nhựa asphalt.
2.1.3.5.3. Hệ thống cấp nước
- Từ năm 1985 khu vực Kim Liên được sử dụng hệ thống cấp nước Phần Lan. Hướng cấp nước từ nhà máy Lương Yên và nhà máy nước Pháp Vân. Tại khu Trung Tự đã xây dựng thêm 2 bể chứa nước 2000m3 và trạm bơm khu vực để cấp nước trực tiếp cho 2 phường Trung Tự và Kim Liên và một phần phường Khương Thượng. Năm 1989, đường ống truyền dẫn 315 được thi công nằm dọc phố Đào Duy Anh và Phạm Ngọc Thạch. Tại phố Lương Đình Của có đường ống phân phối 225, phố Hoàng Tích Trí là đường ống phân phối 110 lấy từ đường ống 160 trên phố Phạm Ngọc Thạch đi dọc theo đường giữa B7 và B10 sang. Các đường ống trong khu nhà ở là ống PVC 110 và các đường ống nhánh vào các dãy nhà là ống PVC 63.
- Nước cấp cho sinh hoạt của khu B Kim Liên lấy tư đường ống D315 của Thành Phố trên đường Phạm Ngọc Thạch bằng đường ống D100, sau đó rẽ nhánh hình tia nắng bằng đường ống D63 cấp đến từng khối nhà. Tổng chiều dài mạng lưới cấp nước khoảng 600m.
- Hiện nay với sự tăng cường của công ty kinh doan nước sạch Hà Nội, việc cấp nước cho khu B1-B14 nhìn chung tương đối bảo đảm. Tuy nhiên do nước được bơm lên các tầng theo giờ, áp lực nước còn yếu, các dãy nhà không có thiết kế bể dự trữ nên người dân đã tự xây dựng thêm các bể chứa nước trong nhà, thậm trí còn phải dùng bơm để bơm nước từ ống chung lên.
2.1.3.5.4. Hệ thống thoát nước
- Theo quy hoạch ban đầu, tại khu tập thể Kim Liên, hệ thống thoát nước đã được thiết kế và xây dựng đồng bộ với mạng lưới thoát nước mưa và nước bẩn hoàn
toàn riêng biệt. Từ cuối những năm 1970, các hồ sinh vật và bể lắng 2 vỏ để xử lý nước thải như theo quy hoạch đã không còn làm việc và bị san lấp dần. Vì vậy trên thực tế hiện nay, phần lớn lượng nước bẩn và nước mưa được gom thẳng ra hồ Kim Liên và Sông Lừ không qua xử lý.
- Đặc biệt đối với khu Kim Liên cốt san nền quá thấp (khoảng 5,2m đến 6,0m) do vậy về mùa mưa, nước sông Lừ lên cao hơn rất nhiều so với cao độ điểm xả. Hồ Kim Liên cũng đã bị bồi lấp nhiều, đáy hồ bị bùn lắng đọng chưa được nạo vét. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ngập ứng cục bộ tại khu B Kim Liên.
- Hệ thống thoát nước thải của các nhà chung cư bên tại khu B1-B14 Kim Liên được gom vào các bể xí tự hoại chung của từng dãy rồi qua đường ống D200 ra tuyến cống thoát nước D300 và D400 nằm trên các đường Lương Đình Của, đường Đào Duy Anh và phố Hoàng Tích Trí.
- Do tình hình cơi nới lấn chiếm, các bể xí tự hoại đã bị dân xây nhà đè kín, không được hút và kiểm tra định kỳ, hiện nay đã trở thành các bể ngầm, không mang tính chất xử lý nữa.
- Hệ thống thoát nước mưa trong khu vực dự án là mạng lưới xương cá gồm các đường ống B30 dọc theo các đường nôi bộ và thu về hệ thống thoát nước chung của khu vực và chảy trực tiếp ra hồ Kim Liên và một tuyến đường ống D1000 dọc theo đường Phạm Ngọc Thạch chảy về hướng sông Lừ.
- Do công trình được xây dựng theo hệ thiết kễ cũ, diện tích sử dụng thấp, các hộ dân đã cơi nới ra ngoài diện tích sử dụng của mình. Các hộ dân tầng 1 lấn chiếm hoàn toàn ra ngoài khoảng không gian trước mặt làm cho hệ thống cống thoát nước của toà nhà ra hệ thống thoát nước khu vực bị hư hỏng nặng và không thể sửa chữa, khắc phục. Vào mùa mưa, khu vực thường xuyên bị ngập úng, mùa hè khí từ các hệ thống cống thoát nước thải bốc lên gây cho môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng.
2.1.3.5.5. Hệ thống cấp điện
- Hiện nay trong khu vực Kim Liên có 1 trạm cắt và 27 trạm biến áp 10/0,4KV trong đó có 7 trạm xây và 20 trạm treo trên cột. Các trạm có công suất
250KVA đến 560KVA. Toàn bộ khu vực Kim Liên dùng cáp đi nổi điện áp 10KV và lưới điện 0,4KV. Tuyến 10KV dùng cột bê tông li tâm có chiều dài 10,5m và kết cấu lưới theo dạng hình tia.
- Dọc theo các tuyến đường xung quanh khu vực dự án như Đào Duy Anh, Lương Đình Của, Phạm Ngọc Thạch.... và một số đường nội bộ trong khu đã có bố trí đèn thuỷ ngân cao áp chiếu sáng.
- Nhìn chung nguồn điện cung cấp cho khu B1-B14 Kim Liên hiện nay tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong từng dãy nhà, thiết kế cũ không còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sử dụng các thiết bị điện của các hộ dân dẫn đến tình trạng quả tải, mất an toàn.