Tái định cư Quá trỡnh tất yếu để ổn định phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án tái khai thác Khu B chung cư Kim Liên - Hà Nội (Trang 50 - 54)

Tái định cư là công việc đang được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh chung về chính sách tái định cư và chỉnh trang đô thị hiện nay.

Lâu nay, công việc đền bù giải toả để giải phóng mặt bằng thường là những công việc nặng nề nhất của các dự án đầu tư. Trong nhiều trường hợp, do không chuẩn bị tốt việc tái định cư, không xác định giá cả đền bù hợp tỡnh hợp lý, khụng kiờn quyết thực hiện cưỡng chế giải phóng mặt bằng, đó làm nhiều cụng trỡnh bị ỏch tắc. Từ đó, nhiều người đó ngộ nhận rằng cụng việc đền bù giải toả là trở lực của các dự án phát triển. Quan niệm không đúng này dễ dẫn đến các giải pháp sai lầm khi thực hiện giải phóng mặt bằng để cải tạo và phát triển đô thị.

1.2.3.1. Tái định cư là quá trỡnh tất yếu của phỏt triển

Nước ta đang trong quá trỡnh cụng nghiệp hoỏ - hiện đại hoá. Quỏ trỡnh cụng nghiệp hoỏ - hiện đại hoá cũng là quá trỡnh đô thị hoá và phát triển toàn diện đất nước. Toàn bộ quá trỡnh này cú bốn tiến trỡnh song hành:

Một là tiến trỡnh di dõn trên quy mô quốc gia từ nông thôn về đô thị và vùng kinh tế mới. Hiện nay, mức độ đô thị hoá của nước ta mới đạt 25%. Khi công nghiệp hoá thành công (vào khoảng năm 2020), mức độ đô thị hoá có thể đạt tới 40-45%, lúc ấy số dân sống trong các đô thị sẽ lên đến hơn 40 triệu người. Đây là quá trỡnh tỏi định cư vào đô thị theo nhu cầu phát triển đất nước. Ngoài ra, việc khai hoang mở các nông trại, các lâm trường cũng là một khâu quan trọng trong việc bố trí dân cư nhằm mục đích khai thác tốt hơn tài nguêyn và bảo vệ tốt hơn môi trường sinh thái.

Hai là tiến trỡnh tỏi bố trớ mục đích sử dụng đất. Việc quy hoạch cải tạo và phát triển các đô thị để phục vụ quá trỡnh cụng nghiệp hoỏ - hiện đại hoá là một công việc tất yếu. Tiến trỡnh này ở đô thị có hai nội dung: quy hoạch cải tạo chỉnh trang đô thị cũ và quy hoạch phát triển các khu đô thị mới. Đối với TP. Hồ Chí Minh (một thành phố có diện tích phát triển tự phát quá rộng lớn bao quanh khu vực trung tâm thành phố), hai công việc này đều rất nặng nề và khẩn trương. Khi thực hiện các quy hoạch này không tránh khỏi việc di dời tái định cư. Ví dụ: Chương trỡnh cải tạo kờnh rạch thành phố cú nhu cầu tỏi định cư trên 10.000 căn hộ, chương trỡnh di dời cỏc cơ sở sản xuất ô nhiễm, chương trỡnh cải tạo hệ thống giao thụng đô thị... cũng đũi hỏi phải tỏi định cư rất nhiều hộ dân khác.

Ba là tiến trỡnh nõng cao năng suất lao động, đồng thời với nó là nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đơn giản là vỡ năng suất lao động công nghiệp cao hơn năng suất lao động nông nghiệp đơn giản. Quá trỡnh cụng nghiệp hoỏ đũi hỏi đào tạo và đào tạo lại lao động. Việc tái định cư phải đảm bảo việc này để phục vụ quá trỡnh cụng nghiệp hoỏ đất nước. Nâng cao năng suất lao động là nội dung cơ bản của phát triển.

Bốn là tiến trỡnh cải thiện đời sống nhân dân. Nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân là mục tiêu cơ bản của phát triển. Phương châm chỉ đạo cơ bản của công tác đền bù tái định cư là bảo đảm cuộc sống của người dân bằng hoặc hơn so với nơi ở cũ. Mỗi người dân sẽ được hưởng lợi từ hai nguồn:

- Một là sự đền bù tái định cư trực tiếp khi thực hiện dự án.

- Hai là (và thường là nhiều hơn nhưng khó nhận thấy hơn) từ sự phát triển chung của đô thị do dự án mang lại. Đời sống của nhân dân không ngừng nâng cao là biểu hiện của phát triển.

1.2.3.2. Tái định cư là một quá trỡnh phức tạp

Tái định cư là di chuyển và thay đổi cuộc sống của con người, không chỉ là quá trỡnh chuyển dịch vật chất, mà cũn là quỏ trỡnh cắt bỏ cỏc quan hệ cũ và tạo lập cỏc quan hệ mới. Việc này gần giống việc bứng cõy trồng vào chỗ mới.

Tái định cư thường là di dời tái định cư các căn hộ, nghĩa là bên cạnh sự ràng buộc giữa các thành viên trong gia đỡnh, cũn cú sự ràng buộc giữa mỗi người trong đó với môi trường xó hội xung quanh. Cỏc mối quan hệ chớnh là: Cụng ăn việc làm; Chỗ ở; Nơi học hành; Điều kiện đi lại và sự tiếp cận các dịch vụ đô thị; Quan hệ láng giềng (thứ yếu).

Trong các mối ràng buộc này, việc làm và nguồn thu nhập là nhu cầu cơ bản. Giải quyết một lúc các mối quan hệ đó để đảm bảo hài hoà lợi ích của người dân với lợi ích chung là một công việc phức tạp.

Về hỡnh thức, việc tái định cư cũng có nhiều dạng:

- Di dân vào vùng đô thị hoá - đa số là người lao động trẻ và nghèo. Con đường tái định cư của họ phải qua quá trỡnh "leo" từ KT4 lờn KT1.

- Chuyển dịch nội ngoại thành: bao gồm từ việc thực hiện các chương trỡnh cải tạo đô thị cho tới việc chuyển dịch theo sở nguyện của người dân;.

- Tái định cư tại chỗ khi thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư.

Xét về sở nguyện của người dân, cũng có nhiều mức độ:

- Tái định cư tự phát: là việc mua bán đất và xây dựng trái phép không theo quy hoạch. Tỡnh trạng này khỏ phổ biến trong thời gian trước khi có Chỉ thị 08/CT- UB ngày 22/4/2002. Do việc xây dựng trái phép ở các khu vực không có hạ tầng, giá đất rẻ nên nhiều người có thu nhập thấp, trong đó có nhiều người thuộc diện giải toả từ các công trỡnh cải tạo đô thị nhận tiền đền bù lo chỗ ở đó làm việc này.

- Tái định cư tự giác: là việc tái định cư để thực hiện các dự án và người dân tự giác chấp hành kế hoạch và phương thức tái định cư, kể cả việc tạo lập chỗ ở mới ở các dự án phát triển nhà.

- Cưỡng bức tái định cư: thường là cường bức giải toả và bố trí chỗ ở cho người bị giải toả, chưa được sự đồng thuận của họ. Nhiều trường hợp không kiên quyết đó gõy ỏch tắc cho đầu tư phát triển.

Phỏt triển kinh tế - xó hội bao gồm rất nhiều lĩnh vực: từ phỏt triển cụng - nụng nghiệp, thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, tới vui chơi giải trí... nhưng về thực chất các công việc ấy là tạo thêm công ăn việc làm, tạo thêm chỗ ở và các dịch vụ phục vụ nhân dân ngày một đông hơn của đô thị. Đó là quá trỡnh cải tạo chỉnh trang cỏc khu đô thị cũ, xây dựng mới các khu công nghiệp và dân cư ở khu vực đô thị hoá. Nếu đứng về mục tiêu con người, thỡ quỏ trỡnh phỏt triển đô thị này chính là quá trỡnh tái định cư và nâng cao đời sống của nhân dân trong phạm vi cả nước. Riêng TP.Hồ Chí Minh, khi tăng dân số từ 5 triệu (năm 1999) lên 10 triệu (năm 2020) sẽ có khoảng 50% số dân tham gia quá trỡnh tỏi định cư vào khu đô thị hoá, không kể một số rất đông khác thực hiện tái định cư tại chỗ. Việc phát triển các khu đô thị mới, phát triển nhà ở kéo theo nhiều ngành kinh tế khác phát triển.

Công cuộc tái định cư có tầm quan trọng như vậy, nhưng lâu nay các chính sách trong lĩnh vực này cũn thiếu và rời rạc. Chớnh sách tái định cư không thể chỉ là chính sách đền bù giải toả, mà nó nằm trong tất cả các chính sách và pháp luật liên quan tới cải tạo và phát triển đô thị, từ khâu quy hoạch tới đầu tư xây dựng, tới quản lý cỏc khu dõn cư mới.

Do một thời gian dài vấn đề tái định cư chỉ được quan tâm như là một biện pháp hỗ trợ đền bù giải toả, nên đó để lại một số hậu quả xấu cho việc phát triển, đó là:

1- Việc quản lý đầu tư xây dựng các khu dân cư mới chưa được chú trọng, Hiện tượng đầu cơ đất gây trở ngại cho nhu cầu tái định cư. Các khu dân cư mới không được hỡnh thành đồng bộ, gây trở ngại cho người dân đến ở (thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xó hội).

2- Về tài chính đô thị có sự mất cân đối giữa đầu tư tư nhân và đầu tư cộng đồng. Biểu hiện ở chỗ, nhà ở của tư nhân tự đầu tư quá lớn, trong khi hạ tầng đô thị (đầu tư của công cộng) quá thiếu.

3- Về trỡnh tự đầu tư có sự đảo lộn. Lẽ ra phải tạo hạ tầng đô thị trước, nơi ở sau - nhưng hiện tại, quá trỡnh xõy dựng ở nhiều khu dõn cư tự phát thỡ ngược lại.

4- Thiếu quan tâm đến chỗ ở cho công nhân, sinh viên (số đông là nhập cư) và người thu nhập thấp.

5- Thiếu quan tâm tới các điều kiện sống khác ngoài chỗ ở, đặc biệt là về việc làm...

6- Thiếu sự quan tâm của người dân và cộng đồng dân cư vào quá trỡnh cải tạo và phát triển đô thị. Việc tuyên truyền về các lợi ích chưa đầy đủ, việc huy động nguồn lực từ mỗi người dân để phục vụ lại chính họ cũn yếu.

Rất đáng mừng là từ đầu năm 2002, Chính phủ và chính quyền thành phố đó quan tõm nhiều tới quy hoạch và quản lý xõy dựng theo quy hoạch. Tp.Hồ Chí Minh cũng đó cú những chớnh sỏch kịp thời về chống đầu cơ đất đai, hỗ trợ phát triển nhà ở, hỗ trợ xây dựng nhà cho công nhân và sinh viên, đặc biệt là quan tâm lập lại trật tự trong quản lý xây dựng đô thị. Tuy nhiờn cũn rất nhiều việc phải làm để chứng tỏ quá trỡnh tỏi định cư chính là một quá trỡnh phỏt triển.

1.2.3.4. Kết luận

Từ các cách tiếp cận như trên, có thể rút ra được một số kết luận về chính sách tái định cư như sau:

- Tái định cư không phải là một công việc hỗ trợ đền bù giải toả, mà là một lĩnh vực phát triển đô thị. Trong lĩnh vực đó phải lấy mục tiêu phát triển đồng bộ của các khu dân cư, tăng số lượng và chủng loại của quỹ nhà để đáp ứng mọi nhu cầu về tái định cư.

- Việc cải tạo tại chỗ đô thị thuộc lĩnh vực tái định cư, việc cải tạo này vừa có lợi cho cộng đồng, vừa có lợi cho cư dân. Do đó, các dự án cải tạo đô thị là các dự án đa ngành do cộng đồng dân cư tại chỗ trực tiếp tham gia ra quyết định.

- Phát triển đô thị thực chất là quá trỡnh tỏi định cư, việc quản lý phát triển các khu đô thị mới có ý nghĩa quyết định tới chính sách tái định cư (kể cả tái định cư phục vụ đền bù giải toả).

- Cần sớm nghiên cứu để có chính sách tài chính (và gắn với nó là đất đai) thích hợp để huy động nguồn lực cho đầu tư cải tạo và phát triển đô thị.

[Nguồn: Tạp chí Bất động sản & nhà đất VN, số 40/2007]

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án tái khai thác Khu B chung cư Kim Liên - Hà Nội (Trang 50 - 54)