Nguyên nhân của những sai phạm do kiểm toán phát hiện ra

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

- Chức năng xác minh:

2 Chi đầu tư không có XDCB 4.00 6,

2.2.1.2. Nguyên nhân của những sai phạm do kiểm toán phát hiện ra

Cùng với việc phát hiện các hình thức sai phạm trong đầu tư XDCB sử dụng ngân sách nhà nước, hoạt động của KTNN còn phát hiện ra nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên, bày tỏ ý kiến để các cấp có liên quan điều chỉnh làm lành mạnh hóa hoạt động đầu tư của các tổ chức sử dụng vốn nhà nước, để nguồn vốn được sử dụng có hiệu quả hơn.

Dưới đây là kết quả của việc phát hiện của KTNN về nguyên nhân gây ra thất thoát, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước tai các dự án đầu tư XDCB thời gian qua:

- Vai trò, trách nhiệm của chủ đầu tư và chủ quản đầu tư chưa rõ ràng.

Qua kiểm toán một số dự án lớn đã phát hiện tình trạng chủ đầu tư giao cho các đơn vị không đủ năng lực về chuyên môn và tài chính thực hiện dự án, dẫn đến làm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước. Trên thực tế Nhà nước chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư, không có một chủ đầu tư đích thực theo đúng nghĩa. Trình độ cán bộ thực hiện các dự án đầu tư còn nhiều bất cập. Tình trạng khá phổ biến hiện nay là giám đốc dự án đầu tư đồng thời lại là người trực tiếp sử dụng công trình sau khi hoàn thành. Như các công trình xây dựng bệnh viện thường do giám đốc bệnh viện làm chủ dự án; dự án trường học do hiệu trưởng nhà trường làm chủ dự án. Do những người này không có kiến thức chuyên môn về quản lý đầu tư và xây dựng nên dễ sai sót và khi bị phát hiện, thì họ lại đổ cho các nguyên nhân khách quan như không có nghiệp vụ về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, hoặc họ dựa vào việc các cơ quan quản lý nhà nước đã thẩm định và phê duyệt để đổ lỗi cho các cơ quan này.

Điều rất đáng quan tâm là việc hình thành các bộ máy quản lý các ban quản lý dự án (PMU) thời gian qua, thực chất là thêm một khâu trung gian vì

các cơ quan này, không phải là chủ đầu tư đích thực, năng lực hạn chế nhưng lại được giao quản lý quá nhiều dự án, có đầy quyền hành với các nhà thầu nên dễ phát sinh tiêu cực. Thêm vào đó, các PMU lại thường được đặt trong một vòng tròn khép kín từ khâu lập thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, phê duyệt, quản lý dự án, tư vấn giám sát đến thi công, quyết toán công trình đều cùng trong một Bộ nên không tránh khỏi tình trạng buông lỏng quản lý, nảy sinh hiện tượng thỏa thuận để “các bên cùng có lợi”.

- Chưa có các quy định chặt chẽ về các chế tài trong phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng. Chủ trương phân cấp trong quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tuy đã phù hợp với xu thế cải cách bộ máy hành chính nhà nước hiện nay, nhưng do đây là một chủ trương mới và đang trong giai đoạn triển khai thực hiện bước đầu nên trong các văn bản pháp quy về vấn đề này còn chưa được chặt chẽ. Các nghị định còn thiếu nhưng quy định chi tiết, thiếu các chế tài để kiểm tra, kiểm soát, vì vậy rất dễ phát sinh các sai phạm.

Ví dụ, theo quy định, điều kiện để các dự án được bố trí kế hoạch đầu tư năm kế hoạch là phải có đủ thủ tục về đầu tư và xây dựng ở thời điểm tháng 10 trước năm kế hoạch. Thủ tục này để đảm bảo rằng khối lượng hoàn thành trong năm kế hoạch sẽ chắc chắn được thanh toán, nhưng thực tế nhiều dự án chưa đủ thủ tục đã ghi kế hoạch đầu tư. Thậm chí còn có trường hợp quyết định khống để hợp pháp hoá ở thời điểm.

Hay việc qui định Cơ chế xử phạt đối với các công ty tư vấn thiết kế chưa phù hợp. Theo quy định, nếu đơn vị tư vấn làm sai thì bị phạt 10% giá trị chi phí của công việc đảm trách, nên họ sẵn sàng bỏ luôn dự án và cũng có thể chây ỳ không thực hiện hình phạt này, thì cũng không có chế tài điều chỉnh. Các tồn tại này kéo dài chủ yếu do không có các chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các vi phạm của chủ đầu tư, các nhà thầu và các cơ quan quản lý trực tiếp của chủ đầu tư.

Như vậy, nguyên nhân chính dẫn đến thất thoát, lãng phí nằm ở chính những cơ chế kiểm soát hiện có vừa cồng kềnh, vừa chồng chéo nhau, làm cho có quá nhiều người có thẩm quyền can thiệp vào quá trình quản lý dự án nhưng lại không thể xác định được trách nhiệm chính, trực tiếp thuộc về ai, do đó không thể quản lý được, hoặc quản lý kém hiệu quả và khi có sai phạm cũng không thể xác định trách nhiệm cụ thể để xử lý.

Vấn đề đặt ra là cần có cơ chế quy định rõ chủ thực sự của các công trình, có được một cơ chế quản lý đơn giản hơn, không chồng chéo và trong mỗi khâu qui định một người chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật, thì việc khắc phục những mặt tồn tại sẽ khả thi hơn.

- Chủ nghĩa bình quân còn xảy ra ở một số cơ sở sử dụng vốn đầu tư.

Việc phân bổ vốn đầu tư ở một số Bộ, Ngành, địa phương còn tình trạng đầu tư phân tán dàn trải, bố trí vốn không tập trung, dứt điểm. Vẫn còn tình trạng đầu tư theo phong trào. Việc phân loại dự án, tổ chức thẩm định và thẩm quyền phê duyệt các loại quy hoạch cũng chưa được quy định một cách cụ thể, phần nhiều mang tính chất bình quân. Ví dụ, các tỉnh đồng bằng có thế mạnh nông nghiệp, là nơi đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nhưng cũng phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất. Thực tế vừa qua cho thấy ở hầu hết các địa phương mặc dầu có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nhưng phần lớn đều có qui hoạch gần giống nhau, không thể hiện được phù hợp trong qui hoạch của từng địa phương cho đầu tư phát triển, để khai thác đúng tiềm năng của từng vùng, từng địa phương dẫn đến làm lãng phí vốn và vốn đầu tư không phát huy hiệu quả.

- Chưa tuân thủ Quy chế đấu thầu. Quá trình kiểm toán đã phát hiện ra tình trạng không ít chủ thể đầu tư thiếu hiểu biết thấu đáo về nội dung đấu

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)