Tiếp tục hoàn tiện tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với kiểm toán

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 119 - 127)

- Hoàn thiện hệ thống chức danh kiểm toán viên nhà nước Có kế hoạch thường xuyên ki ểm tra sát hạch, đánh giá phân loại kiểm toán viên để sắp xếp

3.2.6.Tiếp tục hoàn tiện tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với kiểm toán

cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với kiểm toán nhà nước

- Tiếp tục hoàn tiện tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước. Đây là một nội dung rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu lực và chất lượng của KTNN đối với các khoản đầu tư nói chung, đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước nói

riêng. Trong những năm tới, cần tiếp tục xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, đủ mạnh để thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc đổi mới tổ chức quản lý KTNN cần tiến hành trên cả hai mặt: hoàn thiện cơ cấu tổ chức và đổi mới chức năng, nhiệm vụ của hệ thống kiểm toán cũng như trong từng khâu của KTNN.

Về tổ chức hệ thống kiểm toán, cần phát triển mạng lưới Kiểm toán Nhà nước các khu vực một cách thích hợp theo từng giai đoạn. Các kiểm toán khu vực này tiến hành kiểm toán đối với hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn các địa phương để đảm bảo hoạt động kiểm toán được tiến hành một cách thường xuyên, rộng khắp trên địa bàn cả nước.

Về chức năng kiểm toán, cần hoàn thiện chức năng của KTNN theo hướng bổ sung thêm chức năng kiểm toán hoạt động. Theo đó, KTNN Việt Nam nên được giao chức năng, nhiệm vụ như KTNN ở các nước đã được ghi trong Tuyên bố Lima (tại Pê-ru tháng 10/1997). Cụ thể là, ngoài chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ còn có chức năng kiểm toán hoạt động. Việc thực hiện đầy đủ các chức năng trên sẽ cho phép KTNN đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện mọi mặt hoạt động của đối tượng được kiểm toán nói chung cũng như hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng.

Việc đưa kiểm toán hoạt động vào kiểm toán các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sẽ giảm thiểu được sự lãng phí, chỉ rõ cho chủ đầu tư thấy được tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của dự án.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với kiểm toán nhà nước. Đây là một giải pháp bảo đảm cho hoạt động KTNN làm tốt chức năng của mình. Nó là một yêu cầu không thể thiếu được trong việc nõng cao vai trũ của KTNN trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế, tổ chức và phương thức kiểm tra, giám sát của KTNN theo nguyờn tắc bỡnh đẳng, dân chủ và công minh. Kết hợp kiểm tra của Đảng, giám sát kiểm tra của Nhà

nước và giám sát của nhân dân, phát huy vai trũ giỏm sỏt của cỏc cơ quan thông tin đại chúng và dư luận xó hội.

Do hoạt động của kiểm toán nói chung và KTNN nói riêng ở nước ta cũn rất mới mẻ, nờn việc nghiờn cứu và hỡnh thành hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm toỏn để vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, vừa mang tớnh cấp bỏch, vừa mang tớnh cơ bản lâu dài. Song song với các cuộc kiểm toán theo chương trỡnh, sự lónh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với KTNN cần chú trọng vào nghiờn cứu khoa học về lý luận và nghiệp vụ kiểm toỏn, cơ chế kiểm toán, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên. Cụng tỏc này không chỉ giao cho Trung tâm khoa học và Bồi dưỡng cán bộ mà cũn phải động viên đông đảo các cán bộ, kiểm toán viên, các nhà khoa học trong và ngoài ngành tích cực tham gia. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực KTNN, quy trỡnh kiểm toỏn, quy chế hoạt động của Đoàn KTNN, vv… đó nảy sinh những vấn đề cần phải xem xét bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng.

Phải tăng cường công tác chính trị tư tưởng cho đội ngũ cán bộ và kiểm toán viên. Đây là vấn đề có ý nghĩa then chốt, có tầm quan trọng đặc biệt đối với mỗi cán bộ, kiểm toán viên Nhà nước. Bởi vỡ, người cán bộ cách mạng nói chung và người cán bộ, kiểm toán viên Nhà nước nói riêng chỉ thực sự hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao khi họ thực sự trung thành với Đảng, với Tổ quốc XHCN và nhân dân. Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định mục tiờu XHCN là con đường duy nhất đúng đắn mà Bác Hồ, Đảng ta và nhân dân ta đó lựa chọn. Để đi đến đích cuối cùng, chúng ta không có cách nào khác là sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách của đời sống và vững vàng trước mọi bước ngoặt của lịch sử.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đó khẳng định: "Đề cao vai trũ của cơ quan KTNN trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng ngân sách Nhà nước. Cơ quan kiểm toán báo

cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và công bố công khai kết quả kiểm toán cho dân biết...''. Đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để góp phần tích cực vào cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, cần tăng cường hiệu lực và hiệu quả của KTNN trong thực hiện chức năng giám đốc tài chính công và phải coi đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Những quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra núi chung và cụng tỏc kiểm tra tài chớnh cụng núi riờng thật sự bổ ớch cả về lý luận và thực tiễn cho Đảng ta tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển kinh tế - xó hội, tăng cường sức chiến đấu của Đảng trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đưa đất nước ta vững vàng bước vào thiên niên kỷ mới, thực hiện thắng lợi mục tiêu: "Dân giàu, nước mạnh, xó hội cụng bằng, dõn chủ, văn minh".

Kết luận

Lịch sử đó cho thấy, từ khi cú cỏc tổ chức cụng quyền thỡ cũng cú hỡnh thức KTNN. Với lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới, KTNN được khẳng định như một bộ phận không thể thiếu được của hệ thống quyền lực nhà nước trong các nền kinh tế thị trường hiện đại.

Sự ra đời và hoạt động của KTNN xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc kiểm tra, kiểm soỏt chi tiờu cụng quỹ Quốc gia, bảo đảm sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và cú hiệu quả cỏc nguồn lực tài chớnh từ NSNN.

Trong lĩnh vực đầu tư XDCB, KTNN thường tiến hành các cuộc kiểm toán tuân thủ, xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn của NSNN. Đồng thời, KTNN cũn thực hiện

cỏc cuộc kiểm toỏn hoạt động nhằm đánh giá và góp phần nâng cao tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả trong các đơn vị có sử dụng nguồn vốn trờn. Như vậy, KTNN là cụng cụ rất quan trọng trong việc kiểm tra tài chính công cấp cao nhất, bảo đảm tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quá trỡnh quản lý, sử dụng NSNN; xác lập trật tự, kỷ cương trong quản lý kinh tế - tài chớnh, gúp phần đấu tranh chống gian lận và tham nhũng trong đầu tư XDCB.

Ở nước ta, KTNN được thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/l994 của Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xó hội sử dụng kinh phớ của NSNN.

Từ khi thành lập đến nay, KTNN của nước ta đó cú những hoạt động tích cực trong lĩnh vực đầu tư XDCB từ nguồn của NSNN; đó thực hiện kiểm toỏn bỏo cỏo quyết toỏn của các chương trỡnh, cỏc dự ỏn, cỏc cụng trỡnh đầu tư XDCB của Nhà nước. Kết quả hoạt động KTNN trong đầu tư XDCB từ NSNN bước đầu đó khẳng định vị thế của KTNN trong bộ máy nhà nước, khẳng định sự cần thiết phải củng cố và phát triển cơ quan KTNN như một công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính công không thể thiếu của nhà nước phỏp quyền.

Trong thời gian tới, để vượt qua những hạn chế hiện nay, đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động của KTNN, trên cơ sở lý luận, thực tiễn đã diễn ra và dự báo qui mô đầu tư XDCB từ NSNN đến năm 2020, luận văn nêu đề xuất về phương hướng và giải pháp phát triển. Nội dung giải pháp hướng vào hoàn thiện các văn bản pháp lý, xây dựng chiến lược và kế hoạch KTNN; mở rộng phạm vi kiểm toán và loại hình kiểm toán đối với đầu tư XDCB từ NSNN; nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán và tạo điều kiện vật chất, kỹ

thuật đảm bảo cho hoạt động của kiểm toán; tiếp tục hoàn thiện qui trình và phương pháp kiểm toán về đầu tư XDCB, có cơ chế giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt chất lượng và kết quả kiểm toán; nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ và KTV...

Mặc dù học viên đó cú nhiều cố gắng trong việc nghiờn cứu lý luận và thực tiễn, nhưng do năng lực và thời gian có hạn, nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và những ai quan tâm tới vấn đề KTNN đang cũn nhiều mới mẻ. Xin trân trọng cảm ơn.

danh mục Tài liệu tham khảo

1. Ban chấp hành Trung ương - Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo

tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 10 năm đổi mới (1986- 2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2. Báo Đầu tư số 81 ngày7/7/2003.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1999), Thông tư số 06/1999/TT-BKH ngày 24/11/1999 về nội dung tổng mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư và báo cáo đầu tư.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2004), Báo cáo tình hình đầu tư trong những năm qua và các biện pháp chấn chỉnh quản lý đầu tư trong thời gian tới, Hà Nội .

5. Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 10/2003/TT-BTC ngày 2 tháng 2 năm 2003 hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn vốn ngânsách nhà nước.

6. Bộ Tài chính (2004), Thông tư số 96/2004/TT-BTC ngày 13/10/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, thu hồi và quyết toán vốn ứng trước dự toán ngân sách năm sau cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Bộ Xây dựng (2000), Thông tư số 13/2000/TT-BXD ngày 13/11/2000 hướng dẫn các hình thức quản lý, thực hiện dự án đầu tư và xây dựng.

8. Bộ Xây dựng (2001), Quyết định số 30/2001/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành định mức chi phí quy hoạch tổng thể hệ thống các đô thị và khu dân cư trên địa bàn của tỉnh và điều chỉnh định mức chi phí quy hoạch xây dựng đô thị.

9. Cẩm nang Kiểm toán Nhà nước (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Chính phủ (1994), Thông tư 22-TC/CĐKTngày 19-3-1994 hướng dẫn

thực hiện quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân (ban hành kèm theo Nghị định 7-CP ngày 29-1-1994.

11. Chính phủ (1994), Nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 về việc thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước.

12. Chính phủ (1999), Nghị định 52/1999/CP ngày 8/7/1999 về việc ban hành quy chế đầu tư và xây dựng.

13. Chính phủ (1999), Nghị định 88/1999/CP ngày 01/9/1999 về việcb an hành quy chế đấu thầu.

14. Chính phủ(2000), Nghị định 14/2000/CP ngày 05/5/2000 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định 88/CP.

15. Chính phủ (2004), Nghị định 93/CP về chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước.

16. Chính phủ (2003), Nghị định số 16/2003/NĐ-CP ngày 08/02 năm 2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

17. Chính phủ (2004), Nghị định 105/2004/CP ngày 30/3/2004 ban hành quy chế Kiểmtoán độc lập.

18. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điểm của Luật đầu tư.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh - Khoa Kinh tế phát triển (2002),

Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh -Khoa Quản lý kinh tế (2002),

Giáo trình quản lý kinh tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 25. Học viện Tài chính (2004), Giáo trình quản lý tài chính nhà nước, Nxb

Tài chính, Hà Nội.

26. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các Bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (2005), Giáo trình kinh tế học chính trị Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Http://www.chinhphu.vn/portal.

28. Http://www.gso.gov.vn. Tổng cục Thống kê, đầu tư và xây dựng. 29. Kiểm toán Nhà nước (2001-2007), Báo cáo kiểm toán 2001-2007.

30. Lý thuyết kiểm toán (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

31. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đầu tư 2003 (luật số 59/2003/QH11).

32. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật xây dựng năm 2004.

33. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật kiểm toán (Luật số 37/2005/QH11).

34. Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 về ban hành điều lệ tổ chức hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.

35. Trung tâm Khoa học và bồi dưỡng cán bộ kiểm toán Nhà nước (1998),

Kiểm toán căn bản. 36. Tuyên bố Lima (Peru) (1997).

37. Viện Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ (2004), Cơ chế giám sát, kiểm toán và thanh tra ở Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 119 - 127)