- Coi trọng đầu tư cơ sở vật chất – kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin trong
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện quy trỡnh và phương pháp kiểm toỏn về đầu tư xõy dựng cơ bản, có cơ chế giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt chất
đầu tư xõy dựng cơ bản, có cơ chế giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt chất lượng và kết quả kiểm toỏn
Đổi mới quy trình và phương pháp kiểm toán tập trung vào hai biện pháp là: xây dựng quy trình kiểm toán cụ thể cho từng loại công trình, dự án đầu tư và thực hiện kiểm toán trong quá trình đầu tư xây dựng.
Một là, cần xây dựng và ban hành quy trình kiểm toán cụ thể đối với từng loại công trình, dự án đầu tư XDCB phù hợp với tính chất, đặc điểm từng loại công trình, dự án này.
Hiện nay, KTNN đã ban hành Quy trình kiểm toán chung đối với các công trình và dự án đầu tư. Đây là điều kiện rất thuận lợi để thực hiện công tác kiểm toán dự án đầu tư. Tuy nhiên, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản lại
rất khác nhau về quy mô đầu tư, về tính chất đặc thù, có dự án là một công trình đơn chiếc như nhà cửa, có dự án là một tuyến đường, có dự án lại rất nhiều tiểu dự án riêng biệt nằm rải rác ở nhiều địa phương và do nhiều ban quản lý dự án thực hiện quản lý. Vì vậy, việc ban hành các quy trình kiểm toán cụ thể đảm bảo cho việc kiểm toán các dự án đầu tư XDCB có hiệu quả hơn.
Hai là, thực hiện kiểm toán ngay trong quá trình đầu tư xây dựng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư XDCB sẽ cho phép phát hiện kịp thời những số liệu thông tin không tin cậy, thiếu căn cứ, hiệu quả đầu tư thấp để có kiến nghị xem xét điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh được lãng phí về vốn ngõn sỏch. Trong giai đoạn thực hiện đầu tư, việc kiểm toán nếu bám sát từng khâu, từng công việc sẽ hạn chế được việc hợp thức hoá về hồ sơ, gian lận trong thi công xây lắp, nghĩa là mọi sai phạm sẽ sớm bị phát hiện và được ngăn chặn kịp thời. Muốn vậy trong phương pháp kiểm toán cần có sự thay đổi cho phù hợp, cụ thể: phải tăng cường việc kiểm tra thực tế tại hiện trường để phát hiện sai lệch về khối lượng, chất lượng cũng như hồ sơ kỹ thuật; thực hiện đối chiếu xác minh với các đơn vị thi công, đơn vị khảo sát thiết kế, đơn vị cung cấp vật tư, cơ quan tư vấn giám sát để phát hiện gian lẫn...
Cần nghiên cứu và kịp thời điều chỉnh quy trỡnh kiểm toỏn đầu tư dự án từ ngân sách nhà nước. Trên thực tế, hoạt động kiểm toán hiện nay ở nhiều khâu đang thực hiện trên hồ sơ, để tăng cường hiệu quả cần phải đi sâuhơn vào thực tế hiện trường. Bên cạnh đó, cần tăng cường đội ngũ cán bộ chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản; có chính sách tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại cho phù hợp. Một trong những khõu gõy thất thoỏt, lóng phớ lớn nhất là quản lý vật tư, vỡ vậy KTNN cần phải được đầu tư các máy móc, thiết bị để kiểm tra như máy chụp kết cấu bê tông, máy đo thành phần vật liệu trong công trỡnh.
Ba là, tăng cường kiểm tra giám sát cuộc kiểm toán trong quá tŕnh kiểm toán. Hoạt động kiểm toán tự nó sẽ đi lệch hướng, sai quytŕnh...nếu không được định hướng và kiểm
soát hợp lư. Việc kiểm tra hoạt động kiểm toán đảm bảo cho các cuộc kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện đúng đầy đủ các quy tŕnh, thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm hướng đến đạt các mục tiêu chung của KTNN và mục tiêu cụ thể của cuộc kiểm toán đó một cách hiệu
quả nhất.
Ngoài việc kiểm tra trong quá tŕnh kiểm toán, v́ sản phẩm cuối cùng của kiểm toán là ư kiến của Kiểm toán viên, Đoàn kiểm toán được thể hiện trong báo cáo kiểm toán... í
kiến này phải đảm bảo tính khách quan, chính trực và phù hợp với hoàn cảnh và được đối tượng kiểm toán chấp nhận và thực hiện một cách nghiêm túc. V́ vậy, cần phải kiểm tra, so sánh ư kiến của kiểm toán viên đưa ra với bằng chứng thu thập được có phù hợp không.
Để công tác kiểm tra, soát xét chất lượng công tác kiểm toán của Kiểm toán dự ỏn đầu tư đi vào nề nếp và phát huy hiệu quả, đặc biệt là từ năm 2006 khi mà Luật Kiểm toán Nhà nước có hiệu lực, công tác kiểm tra, soát xét chất lượng công tác kiểm toán nên thực hiện theo ba bước:
Bước 1: kiểm tra, soát xét trước khi kiểm toán.
Kiểm tra, soát xét khâu khảo sát, thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán: Kiểm tra, soát xét các bước công việc đă thực hiện như thế nào? mức độ thực hiện đến đâu? chất lượng ra sao về việc thu thập, nghiên cứu và phân tích thông tin để từ đó lập lên kế hoạch kiểm toán.
Kiểm tra, soát xét kế hoạch kiểm toán: trên cơ sở Quyết định số 292/QĐ/KTNN ngày 12 tháng 4 năm 2004 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc ban hành hệ thống hồ sơ, mẫu biểu kiểm toán. Những nội dung cơ bản phải kiểm tra, soát xét là:
+ Mục đích, yêu cầu của cuộc kiểm toán đă được nên lên như thế nào trong kế hoạch kiểm toán.
+ Nội dung kiểm toán ghi trong kế hoạch đă rơ ràng, cụ thể, chi tiết, xác định rơ những điểm trọng yếu cần tập trung kiểm toán chưa? Kiểm tra xem các KTV khi xây dựng nội dung kế hoạch kiểm toán có tiến hành các bước công việc như xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho từng nội dung kiểm toán (về các mặt: tŕnh tự kiểm toán, đánh giá rủi ro, phương pháp chọn
mẫu, dự kiến bố trí KTV, thời gian kiểm toán, các tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán); tổng hợp nội dung cần kiểm toán để h́nh thành kế hoạch kiểm toán tổng quát cho cả cuộc kiểm toán.
+ Phạm vi kiểm toán đă xác định giới hạn về nội dung, số đơn vị cần tiến hành kiểm toán, giới hạn rộng hay hẹp, có đảm bảo đủ số liệu những chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá hoạt động của đơn vị hay không.
+ Phương pháp kiểm toán được lựa chọn như thế nào?
+ Kiểm tra, soát xét kế hoạch về thời gian và tiến độ kiểm toán được xây dựng trên cơ sở kế hoạch thời gian kiểm toán của từng nội dung kiểm toán cụ thể.
+ Chuẩn bị nhân sự: Dựa vào mục đích, yêu cầu, nội dung, phạm vi và thời gian kiểm toán để xem xét dự kiến nhân sự cho đoàn kiểm toán: Trưởng, Phó đoàn kiểm toán, tổ trưởng, bố trí lực lượng KTV có đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan; có phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy chế hoạt động của KTNN và phù hợp với năng lực, tŕnh độ của từng KTV nhằm hoàn thành các mục tiêu và nội dung kiểm toán?
Kiểm tra, soát xét việc phổ biến quy chế làm việc của Đoàn kiểm toán: + Kiểm tra, soát xét xem Trưởng đoàn kiểm toán có căn cứ vào quy chế hoạt động chung của đoàn kiểm toán do Tổng KTNN ban hành để xây dựng, cụ thể hoá thành nội quy làm việc của đoàn kiểm toán đó hay không?
+ Việc tổ chức bồi dưỡng cho các KTV về các kiến thức đặc thù của đơn vị được kiểm toán, kế hoạch kiểm toán được thực hiện như thế nào?
+ Việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác như: tài liệu về các căn cứ pháp lư, các phương tiện, thiết bị hỗ trợ…
Bước 2: Thực hiện kiểm tra, soát xét trong quá tŕnh kiểm toán
- Kiểm tra, soát xét quá tŕnh thực hiện kiểm toán của đoàn kiểm toán và các tổ kiểm toán có tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau hay không:
+ Phải tuân thủ pháp luật, chuẩn mực kiểm toán và quy chế hoạt động của đoàn kiểm toán.
+ Phải tuân thủ quy tŕnh kiểm toán chung và quy tŕnh kiểm toán dự ỏn đầu tưvà các phương pháp kiểm toán đă được lựa chọn.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh kế hoạch kiểm toán đă được Tổng kiểm toán Nhà nước phê duyệt đối với đoàn kiểm toán và kế hoạch kiểm toán chi tiết của tổ kiểm toán đă được trưởng đoàn kiểm toán phê duyệt. Mọi sự điều chỉnh phải có Quyết định bằng văn bản của Tổng Kiểm toán Nhà nước (hoặc trưởng đoàn kiểm toán).
+ Trong qúa tŕnh thực hiện kiểm toán, các tổ trưởng tổ kiểm toán phải chỉ đạo KTV ghi chép, tập hợp đầy đủ kết quả cụ thể từng bước công việc vào Tài liệu làm việc của kiểm toán viên nhằm thu thập bằng chứng làm cơ sở cho các ư kiến đánh giá, nhận xét, đồng thời là cơ sở cho giám sát, điều hành quá tŕnh thực hiện kiểm toán.
+ Định kỳ tổng hợp các kết quả kiểm toán, báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành kế hoạch kiểm toán theo đúng yêu cầu về tiến độ và chất lượng cho trưởng đoàn kiểm toán (hoặc kiểm toán trưởng khi có yêu cầu).
- Kiểm tra, soát xét việc kiểm toán các đơn vị trực thuộc: số lượng và địa chỉ của các đơn vị được kiểm toán là một chỉ tiêu bắt buộc mà đoàn kiểm toán phải thực hiện. Kiểm tra, soát xét xem đoàn kiểm toán có đảm bảo nguyên tắc này không.
- Kiểm tra, soát xét thời gian và phạm vi kiểm toán xem đoàn kiểm toán và tổ kiểm toán có chấp hành đúng kế hoạch được duyệt hay không?
- Kiểm tra, soát xét nội dung kiểm toán:
+ Phương pháp chọn mẫu mà kiểm toán viên áp dụng có đảm bảo số lượng mẫu mang tính đại diện cho tổng thể và tránh được rủi ro cho phép.
+ Phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán và thủ tục kiểm toán của kiểm toán viên có thích hợp và thống nhất trong từng phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán.
+ Bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập có đảm bảo thích hợp, đầy đủ và hợp lệ.
Bước 3:Thực hiện kiểm tra, soát xét sau quá tŕnh kiểm toán.
- Kiểm tra, soát xét biên bản kiểm toán: Biên bản kiểm toán là những bằng chứng pháp lư cơ bản, chủ yếu của một cuộc kiểm toán để tổng hợp dự thảo báo cáo kiểm toán. Đây là khâu chính, trọng yếu có tính chất gần như quyết định chất lượng của báo cáo kiểm toán.
+ Kết cấu và thể thức biên bản.
+ Nội dung của biên bản kiểm toán phải được xem xét thận trọng từng phần về số liệu, kết luận, nhận xét, kiến nghị.
- Kiểm tra, soát xét việc lập báo cáo kiểm toán (báo cáo dự thảo): Tổng hợp và lập báo cáo là công việc của Trưởng đoàn và là khâu cuối của cuộc kiểm toán. Kiểm tra, soát xét dự thảo báo cáo phải đi tới một kết luận đánh giá và phân loại chất lượng báo cáo kiểm toán.
+ Loại ít sửa chữa, không trọng yếu: Các bằng chứng đưa ra trung thực với các biên bản kiểm toán, phù hợp với các quy định về các chế độ, chính sách hiện hành. Loại báo cáo này được đánh giá là đạt chất lượng khi mà các nhận xét, đánh giá sắc bén, xúc tích, tính khả thi cao, thiết thực; có tác dụng củng cố hoặc thúc đẩy công tác quản lư tài chính ở đơn vị, một ngành, một lĩnh vực.
+ Loại báo cáo tuy phải sửa chữa nhiều nhưng không trọng yếu, không sai bản chất các bằng chứng kiểm toán. Những báo cáo này thường sai sót ở các lỗi kỹ thuật, văn phong dài ḍng, trùng lặp, từ ngữ chưa chuẩn. Các chuyên gia sẽ tham gia sửa chữa trực tiếp và nhanh chóng đi đến một kết luận báo cáo đạt yêu cầu.
Hai loại báo cáo trên sẽ được điều chỉnh, tŕnh lănh đạo KTNN duyệt thông qua.
- Kiểm tra, soát xét hồ sơ kiểm toán.
- Tổ chức kiểm tra, soát xét việc thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm toán theo quy tŕnh kiểm tra thực hiện kiến nghị do Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành.
Về phát hành báo cáo kiểm toán, sau khi kết thúc các giai đoạn từ lập báo cáo, thẩm định xét duyệt, báo cáo kiểm toán sẽ được hoàn thiện để phát hành. Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành phải được hoàn thiện theo ý kiến kết luận của Lónh đạo KTNN tại hội nghị thông báo kết quả kiểm toán với đơn vị được kiểm toán. Sau khi hoàn thiện báo cáo kiểm toán, Kiểm toán trưởng kiểm toán chuyên ngành (hoặc khu vực) và trưởng đoàn kiểm toán phải ký, ghi đầy đủ họ, tên và gửi báo cáo kiểm toán đó hoàn thiện trỡnh Tổng Kiểm toỏn Nhà nước ký phỏt hành. Tuy nhiờn cú ý kiến đề nghị nên quy định trong quy trỡnh nội dung cụng khai bỏo cỏo kiểm toỏn vỡ đây là một bước công việc của công bố báo cáo kiểm toán. Đây là nội dung mới nên chúng tôi cho rằng cần được thảo luận một cách thấu đáo để có thể thực hiện tốt nếu quy định công việc này vào quy trỡnh. Hơn nữa tuỳ từng loại báo cáo kiểm toán mà mức độ công khai khác nhau nên quy định vào quy trỡnh hiện nay sẽ rất phức tạp mà cần quy định tại một văn bản riêng.
Coi trọng việc phân cấp công tác trong kiểm tra, soát xét. Theo giải phỏp này, việc phân chia này có thể được phân ra ở các cấp độ: trưởng, phó đoàn và tổ trưởng thực hiện kiểm tra, kiểm soát ngay trong các đoàn kiểm toán của ḿnh; Kiểm toán trưởng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát các đoàn kiểm toán, tổ kiểm toán thuộc đơn vị ḿnh; Kiểm tra, kiểm soát của Vụ Chế độ và kiểm soỏt chất lượng kiểm toỏn giúp việc lănhđạo KTNN.
Các tổ chức này thực hiện việc kiểm tra, soát xét có tính chất đan xen, hỗ trợ nhau, tránh chồng chéo, trùng lắp.