Thực thi chiến lược và kế hoạch hóa hoạt động kiểm toán nhà nưóc đối với đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 93 - 98)

- Chưa tuân thủ Quy chế đấu thầu Quá trình kiểm toán đã phát hiện ra tình tr ạng không ít chủ thể đầu tư thiếu hiểu biết thấu đáo về nội dung đấu

3.2.1.2.Thực thi chiến lược và kế hoạch hóa hoạt động kiểm toán nhà nưóc đối với đầu tư xây dựng cơ bản

nhà nưóc đối với đầu tư xây dựng cơ bản

Chiến lược và kế hoạch kiểm toán là những khâu đầu tiên của mọi quá tŕnh kiểm toán và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng kiểm toán. Xây dựng chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán có chất lượng tức là lựa chọn được những công việc kiểm toán phù hợp, lựa chọn con người và sử dụng các nguồn lực khác phù hợp để thực thi công việc một cách có kết quả nhằm đạt mục tiêu. Công tác kế hoạch húa kiểm toán cần phải quán triệt yếu tố thời gian cũng như những vấn đề mà xă hội đang quan tâm. Về thời gian, kế hoạch cần được lập bao gồm kế hoạch chiến lược, kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm. Đối với kế hoạch kiểm toán cụ thể của từng cuộc kiểm toán theo đó là các chương tŕnh kiểm toán cần phải được định hướng và kiểm soát chặt chẽ trong khuôn khổ của kế hoạch năm.

Về lập kế hoạch kiểm toán (kế hoạch kiểm toán chung) đối với một cuộc kiểm toán cụ thể do trưởng đoàn kiểm toán thực hiện sau khi tiến hành khảo sỏt, thu thập thụng tin. Kế hoạch kiểm toỏn phải nờu rừ mục đích, yêu cầu của các cuộc kiểm toán... Sau khi kế hoạch kiểm toán được kiểm toán trưởng kiểm toán chuyên ngành, khu vực xem xét, trỡnh lónh đạo KTNN phê

duyệt sẽ được đoàn kiểm toán triển khai thực hiện. Nếu cần có sự điều chỉnh về phạm vi, nội dung, đơn vị, nhân sự đoàn kiểm toán (do khi ra quyết định kiểm toán chưa có đầy đủ thông tin về đơn vị được kiểm toán) thỡ trưởng đoàn kiểm toán sẽ đề nghị kiểm toán trưởng kiểm toán chuyên ngành, khu vực xem xột trỡnh lónh đạo KTNN ra quyết định điều chỉnh hoặc bổ sung. Lập kế hoạch kiểm toán hoạt động đối với dự án đầu tư xây dựng.

Lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước công việc sau:

Một là, thu thập thông tin về chương trình dự án được kiểm toán. Sự hiểu biết về chương trình dự án đầu tư được kiểm toán là yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch chiến lược cho cuộc kiểm toán hoạt động. Phải thu thập các thông tin thích hợp về chương trình dự án để nhận biết một cách đầy đủ về các rủi ro đối với việc quản lý chương trình dự án mà KTNN được thực thi hoạt động kiểm toán. Mục đích thu thập các thông tin thích hợp theo hướng phát triển sự hiểu biết thấu đáo đối với từng chương trình, dự án đầu tư XDCB được kiểm toán, chẳng hạn như các mục tiêu của chương trình dự án, các điều kiện thực thi, nguồn lực dành cho dự án và quy trình kiểm soát nội bộ đối với chương trình dự án. Cần xác định các rủi ro đối với hoạt động quản lý chương trình, dự án liên quan đến phạm vi, nội dung kiểm toán. Xác lập thông tin hỗ trợ cho kế hoạch chiến lược bao gồm môi trường pháp lý, mục tiêu, nội dung dự án, chi phí của chương trình dự án.

Cách thức thu thập thông tin có thể liên hệ với các kiểm toán viên kiểm toán hoạt động đã hiểu biết về chương trình, dự án; thu thập thông tin về kết quả của các cuộc kiểm toán toán trước đó; các nguồn thông tin khác như thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chức năng của nhà nước về chương trình dự án.

Hai là, lập kế hoạch chiến lược phải được tiến hành theo ba bước: 1) Dự kiến những chương trình dự án sẽ kiểm toán từ đó tiến hành các lựa chọn chiến lược phù hợp với điều kiện và khả năng của cơ quan KTNN; Do số

lượng các chương trình dự án đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước sẽ kiểm toán là rất lớn trong khi khả năng của cơ quan KTNN có hạn, nên việc lựa chọn các dự án cần phải được cân nhắc kỹ càng. Phải xác lập các tiêu thức áp dụng đối với những lựa chọn đó.

Tiêu thức lựa chọn chủ yếu có thể sẽ chính là những đóng góp sau này của KTNN đối với việc đánh giá và cải thiện việc thực hiện các chương trình dự án của các cơ quan chức năng của nhà nước ở trung ương và địa phương.

Phải xác định nguồn thông tin chính thức để kiểm toán một hay một số chương trình dự án đầu tư XDCB đã chọn nào đó. Nguồn thông tin dễ tiếp cận và đáng tin cậy nhất có thể chính là những thông tin đã xác định trong các cuộc thu thập thông tin do chính cơ quan KTNN đã thực hiện trước đó.

Ví dụ, trước tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB như đầu tư dàn trải... thì kế hoạch kiểm toán có thể xác định được mức đóng góp vào tiết kiệm, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước trong đầu tư hiệu quả hơn, phân bổ vốn hợp lý hơn, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải.... Hoặc nếu các chương trình, dự án không thiết thực, bất hợp lý, gây nhiều ý kiến khác nhau trong dư luận xã hội thì khi lựa chọn chương trình, dự án kiểm toán sẽ ưu tiên vấn đề này.

Việc lập kế hoạch chiến lược thường đưa lại kết quả xây dựng được chương trình kiểm toán (hàng năm) chặt chẽ và thuyết phục cho cơ quan KTNN. Qua chương trình đó sẽ lập danh sách các chương trình dự án được kiểm toán và tóm tắt những vấn đề có thể xảy ra, các câu hỏi cũng như lý lẽ khác biện giải cho từng vấn đề.

Nội dung của kế hoạch chiến lược kiểm toán chương trình dự án gồm định hướng chung về kiểm toán hoạt động trong năm của cơ quan KTNN trong đó có lĩnh vực kiểm toán chương trình dự án; các mục tiêu mà kiểm toán chương trình dự án cần đạt được; các chương trình, dự án được lựa chọn

để tiến hành kiểm toán; các trọng yếu cần tiến hành kiểm tra; thời kỳ kiểm toán, lực lượng kiểm toán viên dự kiến; các giải pháp cơ bản đảm bảo việc thực hiện kế hoạch kiểm toán.

Ba là, lập kế hoạch kiểm toán chi tiết (hay còn gọi là chương trình kiểm toán). Đây là cơ sở cho khâu ra quyết định bảo đảm rằng chất lượng kiểm toán được đánh giá thường xuyên. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và kế hoạch công tác đóng vai trò quan trọng trong xác định những vấn đề kiểm toán, những thông tin cần thiết và các phương pháp sẽ áp dụng. Cuộc kiểm toán phải được thực hiện nhất quán và thận trọng, cũng như cần theo thời gian biểu đã vạch ra càng sát càng tốt.

Khi lập kế hoạch, cần xác định được mục tiêu và phạm vi kiểm toán, cũng như phương pháp để đạt được các mục tiêu đó. Xác định mục tiêu của một cuộc kiểm toán liên quan đến lý do tiến hành cuộc kiểm toán đó và cần được xác định sớm trong quy trình kiểm toán nhằm hỗ trợ việc xác định những vấn đề sẽ kiểm toán và báo cáo. Mục tiêu kiểm toán cần đề cập đến vấn đề trách nhiệm giải trình và quản trị hiệu quả, cần tạo thuận lợi cho việc kiểm soát tài chính cũng như nâng cao tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực quản lý chương trình, dự án đó.

Một yêu cầu hết sức quan trọng là tìm hiểu đầy đủ về hoạt động của chương trình, dự án đầu tư XDCB được kiểm toán nhằm thực hiện mục tiêu kiểm toán, tạo điều kiện xác định những vấn đề mang tính trọng yếu và cũng là để hoàn thành nhiệm vụ kiểm toán được Nhà nước giao. Việc này thể hiện trên những mặt sau:

- Mục tiêu hoạt động của chương trình, dự án sẽ kiểm toán; - Cách thức thực hiện chương trình dự án đầu tư;

- Trách nhiệm của cơ quan quản lý chương trình dự án (trách nhiệm giải trình);

- Khó khăn ngoại cảnh tác động đến việc thực hiện chương trình, dự án; - Quy trình và nghiệp vụ quản lý chương trình dự án;

- Các nguồn lực thực hiện chương trình dự án.

Tìm hiểu về hoạt động của đơn vị được kiểm toán nói chung và chương trình dự án đầu tư XDCB nói riêng là quá trình thu thập, tích luỹ và đánh giá thông tin liên tục và luôn đối chứng các thông tin thu được với bằng chứng kiểm toán tại tất cả các bước của cuộc kiểm toán. Nguồn thông tin giúp cho việc trên có thể gồm: Các quy định của pháp luật hiện hành; báo cáo của các bộ, ngành chức năng và của Chính phủ về quản lý các chương trình, dự án đầu tư; báo cáo, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán gần đây; kế hoạch chiến lược, kế hoạch chung, báo cáo công tác và báo cáo thường niên; hồ sơ chính sách, biên bản cuộc họp ban quản lý đầu tư dự án; biên bản thẩm định dự án, kế hoạch và báo cáo kiểm toán nội bộ; các buổi làm việc với ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán và những đối tượng có liên quan chủ yếu; và hệ thống thông tin quản lý.

Kết quả các cuộc thẩm định trước đây thường là nguồn thông tin hữu ích, chúng có thể giúp tránh được những hoạt động không cần thiết khi kiểm tra những khu vực vừa mới được kiểm tra gần đây và những sai sót chủ yếu chưa được khắc phục. Việc trao đổi với cơ quan quản lý cấp trên của ban quản lý chương trình, dự án nhằm tìm hiểu bức tranh tổng thể của chương trình cũng rất quan trọng.

Khi một nội dung đã được chọn để kiểm toán, KTNN có thể thực hiện cuộc khảo sát sơ bộ để tìm hiểu thêm về hoạt động được kiểm toán và xác định những vấn đề cơ bản. Việc khảo sát nhằm có được sự đánh giá đầy đủ để triển khai cuộc kiểm toán hoạt động hay, nếu không, để kết luận những công việc khác và báo cáo các phát hiện.

Mục đích của cuộc khảo sát sơ bộ là nhằm xác định xem các điều kiện tiên quyết để triển khai kiểm toán kèm theo một bản kế hoạch công tác. Những bước quan trọng nhất khi lập bản đề xuất kiểm toán là: 1) xác định những vấn đề sẽ được kiểm toán (đây là bước quan trọng và đầy khó khăn vì nó liên quan đến việc đánh giá biểu hiện của vấn đề từ nhiều quan điểm khác nhau); 2) xây dựng đề cương kiểm toán là bước tiếp theo trong khâu lập đề cương là xây dựng một cơ chế kiểm toán (phương pháp, chuẩn mực, giả thuyết, câu hỏi kiểm toán, tiêu chí kiểm toán...) và một bản đề cương kiểm toán (thu thập dữ liệu...). Tương tự như trong kiểm toán tài chính, phương pháp kiểm toán hoạt động cũng cần được cơ cấu. Cuộc kiểm toán có thể gồm cả kiểm tra chuyên sâu đối với công tác quản lý, kiểm soát nội bộ và kiểm tra thực tế tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của chương trình, dự án.

Khi lựa chọn tiêu thức kiểm toán, kế hoạch kiểm toán phải bảo đảm được rằng chúng là hữu quan, phù hợp và khả thi.

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 93 - 98)