Hoàn thiện các văn bản pháp luật đồng bộ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ và hiệu lực cho tổ chức và hoạt động ki ểm toán nhà nước

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 90 - 93)

- Chưa tuân thủ Quy chế đấu thầu Quá trình kiểm toán đã phát hiện ra tình tr ạng không ít chủ thể đầu tư thiếu hiểu biết thấu đáo về nội dung đấu

3.2.1.1.Hoàn thiện các văn bản pháp luật đồng bộ, tạo môi trường pháp lý đầy đủ và hiệu lực cho tổ chức và hoạt động ki ểm toán nhà nước

Môi trường pháp lý đầy đủ và hiệu lực là điều kiện rất quan trọng, là căn cứ để tiến hành các hoạt động của KT nói chung, KTNN nói riêng. Chức năng và nhiệm vụ của KTNN là phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong

quản lư, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lăng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, trong đó, lĩnh vực đầu tư XDCB từ ngân sách nàh nước đang được đặt lên hàng đầu. Sản phẩm của các dự án đầu tư XDCB là các loại công tŕnh được h́nh thành trong một quá tŕnh đầu tư XDCB theo tŕnh tự: Lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, tổ chức thi công, kiểm tra giám sát chất lượng… Cùng với đặc thù sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng như vậy, chỉ cần một khâu hay một chủ thể nào đó không đủ năng lực chuyên môn, năng lực quản lư hay đạo đức nghề nghiệp sẽ dẫn đến những thất thoát, lăng phí rất lớn nguồn lực xă hội. Nên áp dụng kiểm toán để đánh giá được tính kinh tế, tính hiệu quả, tính hiệu lực trong một dự án đầu tư là rất cần thiết. Thông qua hoạt động kiểm toán sẽ kiểm tra, đánh giá, xác định cụ thể hơn trách nhiệm trong việc quản lư, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước hay vốn vay nước ngoài trong từng khâu và từng chủ thể tham gia h́nh thành nên sản phẩm này. Mặc dù hoạt động KTNN ở nước ta đó cú từ hơn 10 năm qua, nhưng đến tháng 6/2005 Nhà nước mới ban hành và thực thi Luật kiểm toán nhà nước.

Luật kiểm toán nhà nước là một đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật của Nhà nước ta, đồng thời là cơ sở pháp lư để phát triển toàn diện tổ chức và hoạt động của KTNN trong các lĩnh vực. So với các quy định hiện hành về KTNN, Luật KTNN có nhiều quy định mới tiến bộ. Đó là những qui định về địa vị pháp lư, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN, những qui định về kiểm toán viên Nhà nước đă thực sự khẳng định vị trí pháp lư của KTNN và yêu cầu về phẩm hạnh của kiểm toán viên Nhà nước; quy định giá trị của báo cáo kiểm toán và trách nhiệm của KTNN đối với báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của KTNN là văn bản do KTNN lập và công bố để đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đă kiểm toán. Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 "Báo cáo kiểm toán

của KTNN là sự xác nhận về tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách; đánh giá tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quản lư, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước" [33].

Luật KTNN đó thể hiện rừ là một cụng cụ sắc bộn cho hoạt động KTNN trong sử dụng vốn ngân sách nhà nước nói chung, trong đầu tư XDCB nói riêng, nhưng cần phải làm cho các cấp các ngành thấy được tầm quan trọng của Luật để phối hợp với các cơ quan kiểm toán của Nhà nước tổ chức thực hiện có kết quả, gúp phần vào mục tiờu chống tiờu cực, chống tham nhũng; làm cho nền kinh tế phát triển và lành mạnh hơn. Hoạt động kiểm toỏn không chỉ là vấn đề kiểm toán đơn thuần mà là gắn với sự tồn tại của đất nước, lũng tin của nhõn dõn. Kiểm toỏn tốt khụng phải chỉ là nhiệm vụ riờng của KTNN.

Cần xõy dựng quy chế phối hợp giữa KTNN với các ủy ban của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân trong việc cung cấp thông tin và sử dụng kết quả kiểm toán. Có cơ chế để thông báo việc thực hiện kiến nghị ở địa phương để đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện kiến nghị của KTNN. Đây là sự hỗ trợ cần thiết để các cơ quan KTNN thực thi công vụ của mỡnh.

Để hoàn thiện và nâng cao năng lực của KTNN, cần phải coi con người là yếu tố quan trọng, KTNN cần có chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ kiểm toán viên vừa "hồng" vừa "chuyên", làm sao để "đạn bắn không thủng"

mới có thể chống được tham nhũng.

Để nâng cao địa vị pháp lý của KTNN, phải chế định bằng Hiến pháp tính độc lập, khách quan và những nguyên tắc hoạt động của KTNN. Đồng thời, KTNN cần khẩn trương xây dựng, hoàn chỉnh và hoàn thiện các chuẩn mực, phương pháp, kỹ thuật và quy trỡnh kiểm toỏn, làm cơ sở để nâng cao chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của các kiểm toỏn viờn.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục điều chỉnh các chính sách liên quan cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường; kiên quyết từng bước xoá bỏ sự khép kín của các bên A, B... trong đầu tư XDCB. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm soát từ bên ngoài như kiểm toán, thanh tra, kiểm soát chất lượng. Đồng thời, tăng cường xử lý nghiờm cỏc sai phạm và kiờn quyết xử lý nghiờm những tổ chức, cỏ nhõn vi phạm. Chế tài xử phạt phải cụ thể, quy định về trách nhiệm cá nhân rừ ràng và hợp lý. Một giải phỏp cũng rất quan trọng và cấp thiết là tăng cường việc phân cấp quản lý. Thực tế cho thấy, càng nhiều cấp quản lý sai sút thỡ lóng phớ, thất thoỏt vốn đầu tư XDCB của ngân sách nhà nước càng lớn.

Một phần của tài liệu Chức năng giám đốc của kiểm toán nhà nước đối với sử dụng vốn ngân sách trong đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam (Trang 90 - 93)