Bên cạnh những ƣu điểm trên, việc hợp nhất theo ngành dọc có nhiều điểm hạn chế khiến cho mô hình này về dài hạn sẽ kém bền vững vì những lý do sau:
http://svnckh.com.vn 66 Hạn chế đầu tiên, đó là các doanh nghiệp chủ thể sẽ phải chia sẻ các nguồn lực, cả đội ngũ chuyên gia, đội ngũ quản lý, điều này đi ngƣợc lại quá trình chuyên môn hóa, không tận dụng đƣợc tính kinh tế theo qui mô (một trong những yếu tố đã đề cập ở chƣơng 1).
Thứ hai, sự quá đa dạng về qui mô, công suất và tốc độ của các khâu trong quá trình sản xuất gây ra trở ngại đan chéo giữa các khâu, hạn chế khả năng huy động tối đa công suất của từng giai đoạn. Bởi lẽ mỗi khâu, mỗi giai đoạn có đặc điểm riêng, đòi hỏi các kiến thức khác nhau về kỹ thuật, quản lý, tiếp thị, nên sự quan tâm của doanh nghiệp sẽ bị phân tán, không thể tập trung tối đa vào lĩnh vực mà doanh nghiệp có thế mạnh
Thứ ba, hợp nhất theo ngành dọc sẽ làm giảm tính linh hoạt của toàn hệ thống, triệt tiêu sự cạnh tranh để phát triển ở mỗi giai đoạn. Điều này xảy ra do công nghệ và thiết kế giữa các bộ phận trong doanh nghiệp đã có sự kết hợp chặt chẽ và đầu tƣ vào các khâu cụ thể nên những thay đổi về qui trình sản xuất khi có thay đổi nhu cầu của ngƣời tiêu dùng sẽ mất nhiều thời gian và tốn chi phí hơn so với các nguồn cung cấp hoặc tiêu thụ độc lập. Dễ thấy trong thực tế, các cấu trúc lớn thƣờng tỏ ra kém nhạy cảm hơn đối với những khả năng phát triển mới do hạn chế về tính cạnh tranh theo cơ chế thị trƣờng đích thực.
Tóm lại, sự hợp nhất theo ngành dọc có những lợi ích đáng kể đối với doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định, tuy nhiên về lâu dài mô hình này bộc lộ nhiều hạn chế, tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lớn. Đây không phải là một mô hình hiệu quả và phù hợp với xu hƣớng phát triển hiện đại, ở đó sự chuyên môn hóa và tính kinh tế theo qui mô có ảnh hƣởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất.
2.4 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH SẢN XUẤT CÁ TRA XUẤT KHẨU CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU