Nhóm giải pháp đối với các thành phần chính tham gia trong chuỗi

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 91 - 93)

3.4.1.1 Trước hết, thành viên khởi xướng và đóng vai trò chủ đạo của chuỗi cung ứng (Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu) xây dựng các tiêu chí đánh giá chọn ra các mắt xích phù hợp nhất tham gia vào chuỗi cung ứng của mình.

- Đối với cơ sở cung ứng con giống, phải đảm bảo nguồn cá bố mẹ đạt tiêu chuẩn, tránh tình trạng giống không thuần hoặc đồng huyết. Mặt khác, cơ sở này cũng phải đảm bảo đƣợc cơ sở vật chất và quy trình tạo giống an toàn, chất lƣợng - Đối với cơ sở nuôi trồng, phải đƣợc quy hoạch tập trung trong vùng quy hoạch theo Quyết định102/2008/QĐ-BNN về Phê duyệt Quy hoạch phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đến năm 2010, định hƣớng đến năm 202048. Các cơ sở nuôi trồng phải cam kết áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi trồng, cung cấp nguyên liệu an toàn, đảm bảo chất lƣợng VSATTP.

- Đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra: Đảm nhiệm tốt vai trò chủ đạo trong chuỗi cần phải tiếp tục nâng cấp các điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP; GMP, SQF 2000CM … Hơn nữa cần phải tiếp tục đầu tƣ theo chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hóa và tự động hóa dây chuyền chế biến cá tra để tiếp cận với các nền công nghiệp hiện đại trên thế giới. Có chiến lƣợc tăng tỷ lệ sản phẩm chế biến từ cá tra có hàm lƣợng giá trị gia tăng cao.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quyết định đến sự tồn tại của chuỗi cung ứng, đòi hỏi các thành phần trong chuỗi cung ứng cam kết áp dụng tiêu chuẩn quốc tế nuôi trồng chế biến.

http://svnckh.com.vn 92

3.4.1.2 Tập trung nhanh chóng đầu tư xây dựng kho cơ sở dữ liệu và hệ thống máy

tính kết nối nội bộ để trao đổi thông tin giữa các thành viên thông qua sự điều phối của Ban quản trị chuỗi cung ứng, đảm bảo thông tin xuyên suốt trong chuỗi.

Thông tin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất. Đầu tƣ hệ thống thông tin cho toàn bộ chuỗi cung ứng đòi hỏi một lƣợng vốn ban đầu bỏ ra tƣơng đối lớn, mà điều này khiến các HTX và cơ sở cung ứng giống ban đầu sẽ gặp khó khăn trong vấn đề vốn. Do đó, giai đoạn ban đầu Doanh nghiệp chế biến hỗ trợ cho HTX và cơ sở cung ứng giống thiết lập hệ thống máy tính kết nối nội bộ. Giai đoạn tiếp theo, sẽ từng bƣớc nâng cấp hệ thống thông tin, tiến tới ứng dụng các phần mềm quản trị tiên tiến. Ban Quản trị chuỗi phải đóng vai trò là nhân tố đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình liên kết thông tin giữa các mắt xích, thông qua việc triển khai một số phần mềm nhƣ SCE49 (phần mềm thực thi dây chuyển cung ứng), SCM50… nhằm tối đa hóa năng suất hoạt động của Ban. Bản thân Ban Quản trị cũng phải đảm bảo tính trung lập so với các thành phần trong chuỗi để đảm bảo độ tin cậy của thông tin tổng hợp.

Tăng cƣờng trao đổi giúp các thành phần khi tham gia vào chuỗi cung ứng phải phải nhận thức đƣợc tầm quan trọng của thông tin trong mối quan hệ liên kết ngành dọc, từ đó đảm bảo tính trung thực về thông tin cung cấp cho Ban Quản trị. Mặt khác, chu kỳ trao đổi thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng cũng phải ngắn và tuần hoàn, để đảm bảo thông tin đến các thành viên một cách kịp thời.

3.4.1.3 Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các thành phần tham gia vào chuỗi trên cơ sở

bình đẳng, tự nguyện, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, tôn trọng lẫn nhau, và chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết đã đề ra.

Chuỗi cung ứng cá tra là sự liên kết giữa các chủ thể hƣớng đến miêu tiêu chung đó là gia tăng giá trị trong toàn bộ chuỗi. Để chuỗi hoạt động hiệu quả, các mắt xích phải đƣợc gắn kết với nhau thông qua các cam kết dựa trên sự bình đẳng,

49SCE có chức năng tự động hoá các bƣớc tiếp theo của dây chuyền cung ứng, nhƣ việc lƣu chuyển tự động các đơn đặt hàng từ nhà máy sản xuất tới nhà cung cấp nguyên vật liệu, để có đƣợc những gì bạn cần cho hoạt động sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ.

50SCM đƣợc xây dựng dựa trên nhu cầu quản lý của các công ty có hệ thống mở rộng mô hình quản lý này sẽ diễn ra với tốc độ và quy mô ngày càng lớn với các kênh phân phối và mạng lƣới đại lý bán hàng rộng lớn, số lƣợng giao dịch nhiều, doanh thu hàng năm cao, nhu cầu quản lý số liệu tập trung đồng nhất, khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu từ các nguồn nhƣ tồn kho, doanh số bán hàng, công nợ phải thu/phải trả,…

http://svnckh.com.vn 93 hài hòa lợi ích, tôn trọng nhau, tôn trọng cam kết, chia sẻ những rủi ro. Có hai mối liên kết chính trong nội bộ chuỗi sản xuất cá tra đó là mối liên kết dọc (Cơ sở cung ứng giống – HTX nuôi trồng – Doanh nghiệp chế biến) và chuỗi liên kết ngang (giữa các cơ sở nuôi trồng với nhau trong HTX). Để minh bạch trong tài chính và phát triển bền vững, các liên kết trên phải đƣợc điều chỉnh bởi các hợp đồng kinh tế chặt chẽ trên cơ sở pháp lý, ràng buộc trách nhiệm đôi bên, bảo đảm nhà cung ứng con giống và ngƣời nuôi luôn bán đƣợc sản phẩm, doanh nghiệp không còn đối diện với nỗi lo thiếu cá nguyên liệu.

Giải pháp khắc phục những mâu thuẫn thƣờng xẩy ra giữa ngƣời nuôi cá nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến bằng các hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Các điều khoản trong hợp đồng bao tiêu phải rõ ràng, minh bạch, có các điều khoản qui định rõ cam kết của các bên về số lƣợng cung ứng, giá bán nguyên liệu, chia sẻ rui ro một khi rủi ro ập tới, quy chế xử lý vi phạm hợp đồng…. Các doanh nghiệp chế biến chỉ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với HTX đại diện cho các cơ sở nuôi trực thuộc. Những cơ sở nuôi không trực thuộc các HTX, phát triển tự phát không đăng ký sẽ không đƣợc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Đây là giải pháp thông qua chuỗi cung ứng có thể qui hoạch sản xuất cá tra, khắc phục đƣợc hiện tƣợng phát triển tự phát, quản lý lỏng lẻo, dễ dàng trong quá trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Sau khi xây dựng xong cơ chế, các thành viên phải thƣờng xuyên đánh giá, hoàn thiện cơ chế vận hành. Trong chuỗi luôn phải xác định các nhà cung cấp con giống, cơ sở nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến là “thành viên nòng cốt chiến lƣợc”, từ đó phát triển các quan hệ bền vững, lâu dài và ổn định theo tinh thần “hợp tác chặt chẽ để phản ứng nhanh với nhu cầu và thị trƣờng”. Muốn vậy, các thành viên cần định kỳ tổ chức trao đổi về những khó khăn, vƣớng mắc mà các thành viên gặp phải, cũng nhƣ những yêu cầu mới đặt ra từ thông tin phản hồi từ thị trƣờng các nƣớc nhập khẩu, sản phẩm cá tra phải đƣơng đầu với những “rào cản kỹ thuật” khắt khe, đòi hỏi tính hoàn thiện cao trong qui chuẩn sản xuất từ vùng nuôi đến thành phẩm xuất khẩu. Đồng thời, vai trò của Ban Quản Trị cũng cần phải đƣợc tận dụng và tôn trọng trong chức năng điều phối quyền lợi của các bên.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 91 - 93)