Cơ chế hợp tác giữa các thành phần chính trong chuỗi cung ứng đề xuất

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 82 - 90)

Việc xác lập cơ chế hợp tác giữa các thành phần chính trong chuỗi cung ứng sẽ là tiền đề quan trọng cho sự lƣu thông của ba dòng chảy chính trong chuỗi cung ứng – hàng hóa, tài chính và thông tin. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng ta sẽ tiếp cận cơ chế hợp tác này theo năm thành phần cơ bản của chuỗi cung ứng của chuỗi cung ứng – sản xuất, hàng tồn kho, vận chuyển, định vị và thông tin.

Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng dựa trên các nguyên tắc sau: - Đồng thuận, tự nguyện của các chủ thể

- Lợi ích hài hòa cho mọi thành phần trong chuỗi - Tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng các cam kết

http://svnckh.com.vn 83 - Hỗ trợ và chia sẻ rủi ro, khó khăn

3.3.5.1 Thông tin

Cơ chế trao đổi thông tin trong chuỗi cung ứng đƣợc quyết định bởi sự xuất hiện vai trò của Ban Quản trị Chuỗi Cung Ứng. Ban Quản trị chuỗi cung ứng là đại diện cho toàn bộ chuỗi trong vai trò điều phối, đảm bảo thông tin xuyên suốt chuỗi. Thành viên trong Ban Quản trị gồm ngƣời đại diện cho: nhà cung ứng con giống, hợp tác xã nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến. Tuy nhiên, Ban Quản trị cần phải đảm bảo tính chất trung lập với các bên liên quan ngay khi đƣợc thành lập, để đảm bảo tính khách quan khi cung cấp thông tin cho các bên.

Khi hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu đã đƣợc tổ chức thành chuỗi cung ứng, xét về góc độ quản lý, ta có thể xem chuỗi nhƣ là một doanh nghiệp, trong đó các thành viên trong chuỗi hoạt động nhƣ các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp và chịu sự điều phối của Ban Quản trị. Tuy nhiên, khác với mô hình doanh nghiệp thông thƣờng, vai trò của Ban Quản trị trong mô hình chuỗi đƣợc giới hạn trong chức năng điều phối thông tin giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng.

Cơ chế trao đổi thông tin mang tính hai chiều, đƣợc mô tả nhƣ sau:

Ban Quản trị chuỗi là đầu mối, kho dữ liệu thông tin mà tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng chia sẻ trên đó. Doanh nghiệp chế biến nhận đƣợc thông tin về thị trƣờng, các tín hiệu dự đoán cầu thông qua các đơn đặt hàng, sau đó sẽ thông báo lên Ban Quản trị chuỗi các thông tin thị trƣờng mới nhận đƣợc, cùng với các thông tin về kế hoạch hoạt động sản xuất của nhà máy. Đồng thời, nhà cung ứng con giống và hợp tác xã nuôi trồng cũng cung cấp các thông tin về hoạt động sản xuất, kế hoạch nuôi trồng, quy trình nuôi áp dụng các tiêu chuẩn VSATTP đạt tiêu chuẩn quốc tế, thông báo thời gian thu mua cá để tránh cá tra bị quá lứa. Thông tin từ các thành viên sẽ đƣợc lƣu trữ trong hệ thống máy tính đƣợc kết nối mạng nội bộ đƣợc đặt hệ thống máy chủ tại Ban Quản trị chuỗi, trên cơ sở đó các thành viên trong

http://svnckh.com.vn 84 chuỗi có thể truy cập tiếp nhận và chia sẻ các thông tin. Để đảm bảo các thành viên cung cấp thông tin không chính xác nhằm tƣ lợi cho riêng mình, làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của các mắt xích khác, trong quá trình tổng hợp thông tin, Ban Quản trị cũng cần phải xác nhận độ chính xác của thông tin. Quá trình truy xuất nguồn gốc và cấp giấy chứng nhận VSATTP sẽ đƣợc tiến hành dễ dàng và nhanh gọn hơn, căn cứ vào cơ sở dữ liệu về các lô hàng nguyên liệu từ con giống cho đến thành phẩm. Sự tập trung thông tin cùng với chức năng điều phối của Ban Quản trị chính là cơ sở cho sự thống nhất về chiến lƣợc và chiến thuật hoạt động của các thành phần, qua đó đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ hoạt động chuỗi.

Ƣu điểm lớn nhất của cơ chế truyền tải thông tin này là tính tập trung của thông tin. Trong điều kiện hiện tại, thông tin thƣờng đƣợc truyền qua nhiều khâu từ thị trƣờng đến doanh nghiệp chế biến, sau đó đến các trang trại nuôi cá và cơ sở cung ứng con giống. Điều này không chỉ làm bóp méo thông tin45 khi đƣợc truyền tải qua nhiều khâu, mà còn tạo ra lợi thế thông tin cho doanh nghiệp chế biến trong việc ép giá nguyên liệu46. Ngƣợc lại, với mô hình này, vai trò của Ban Quản trị đảm bảo tính khách quan của các nguồn thông tin, đồng thời hạn chế sự chi phối thông tin của doanh nghiệp chế biến.

Tuy nhiên, mô hình này cũng gặp phải khó khăn trong việc xác minh độ chính xác của thông tin từ các thành viên. Mặt khác, sự không đồng bộ về cơ sở hạ tầng thông tin giữa các mắt xích cũng nhƣ đầu tƣ hệ thống thông tin tốn kém sẽ gây khó khăn trong quá trình trao đổi thông tin giữa Ban Quản trị và các mắt xích của chuỗi.

3.3.5.2 Sản xuất

Điểm đáng lƣu ý đầu tiên trong hoạt động sản xuất của chuỗi là sự thống nhất hoạt động của các trang trại nuôi cá trong HTX nuôi cá. Sự xuất hiện của HTX nuôi

45 Hiệu ứng Bullwhip

46 Do mất cân xứng về thông tin nên sản xuất của cơ sở nuôi trồng luôn ở thế bị động trong sản xuất và đàm phán giá

http://svnckh.com.vn 85 cá trƣớc hết đảm bảo tính chất pháp nhân47 của tổ hợp các trang trại nuôi cá khi tham gia vào các mối quan hệ kinh tế với cơ sở sản xuất con giống, nhà máy chế biến hay các bên liên quan khác nhƣ ngân hàng, thú y… Việc hoạt động thống nhất trong HTX nuôi cá cũng tạo thành sức mạnh liên kết, tính kinh tế theo quy mô và dễ dàng chia sẻ kỹ thuật nuôi trồng giữa các trang trại. Việc hình thành HTX nuôi cá còn làm cân bằng vị thế của các trang trại nuôi cá với cơ sở nuôi trồng và doanh nghiệp chế biến trong mối quan hệ cung – cầu; hạn chế hiện tƣợng ép giá, cạnh tranh không lành mạnh giữa các mắt xích trong chuỗi, mà trong đó trang trại nuôi cá luôn là bộ phận dễ bị tổn thƣơng nhất. Hơn nữa, xét trong mối quan hệ giữa cơ sở cung ứng con giống – trang trại nuôi cá, lƣợng cầu về con giống vừa đảm bảo đầu ra cho cơ sở cung ứng con giống, vừa đảm bảo đầu vào ổn định về chất lƣợng lẫn số lƣợng cho hoạt động nuôi trồng. Trong mối quan hệ giữa trang trại nuôi cá – nhà máy chế biến, sản lƣợng của các trang trại nuôi cá đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho nhà máy tận dụng tối đa công suất của nhà máy, khắc phục tình trạng hoạt động dƣới công suất, làm tăng tính lƣu thông của dòng chảy hàng hóa.

Nền tảng của sự thống nhất trong sản xuất giữa các mắt xích của chuỗi là chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh sản xuất của toàn chuỗi. Trên cơ sở thông tin tổng hợp từ Ban Quản trị, các thành viên trong chuỗi cung ứng sẽ thống nhất chiến lƣợc, chiến thuật kinh doanh sản xuất của toàn chuỗi, sau đó phân bổ hoạt động đến từng mắt xích tƣơng ứng.

Mối quan hệ giữa cơ sở cung ứng con giống – HTX nuôi cá đƣợc xác lập trên cơ sở hợp đồng mua bán. Nguyên tắc thu mua và thực hiện hợp đồng: Hợp tác xã nuôi cá chỉ mua con giống từ cơ sở sản xuất con giống ký hợp đồng để đảm bảo tính rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ. Ngƣợc lại, bản thân cơ sở sản xuất con giống cũng phải luôn đảm bảo thỏa mãn những yêu cầu khắt khe về chất lƣợng con giống. Thông thƣờng, Trung tâm giống Quốc Gia Cái Bè và các Trung tâm giống của tỉnh

47

http://svnckh.com.vn 86 ở ĐBSCL tạo ra giống gốc, giống bố mẹ sạch bệnh và con giống có chất lƣợng cao đủ về số lƣợng cung cấp cho các cơ sở nuôi.

Mối quan hệ giữa HTX nuôi cá – doanh nghiệp chế biến đƣợc xác lập dựa trên hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Điều này thể hiện vai trò chủ đạo của doanh nghiệp chế biến trong chuỗi cung ứng. Với lợi thế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn và kỹ thuật, việc doanh nghiệp chế biến trực tiếp hỗ trợ trang trại nuôi cá không chỉ tiết kiệm chi phí giao dịch trong chuỗi, mà còn tận dụng đƣợc các nguồn lực của chuỗi. Hơn nữa, ngƣời nuôi cá và các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cá tra có sự gắn kết chặt sẽ giảm bớt rủi ro. Khi giá cá xuống thấp, ngƣời nuôi cá vẫn có lời ít do doanh nghiệp chế biến chia sẻ rủi ro. Khi nhu cầu sản phẩm cá tra tăng, doanh nghiệp chế biến vẫn chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu với giá cả hợp lý. Nguyên tắc thu mua và thực hiện hợp đồng nhƣ sau:

- Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá kí kết giữa doanh nghiệp và ngƣời sản xuất đƣợc thực hiện theo các hình thức qui định tại điểm 2 Điều 2 của Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tƣớng Chính phủ và Thông tƣ số 77/2002/TT-BNN ngày 28/8/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về mẫu hợp đồng tiêu thụ nông sản. Trong đó có các điều khoản nêu rõ về chia sẻ rủi ro biến động giá, quyền lợi và nghĩa vụ các bên, điều khoản thi hành hợp đồng, quy chế xử phạt nếu vi phạm hợp đồng

- Doanh nghiệp chế biển chỉ thu mua những sản phẩm cá tra nguyên liệu của những cơ sở thuộc các hợp tác xã đã đƣợc quy hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi trồng và chất lƣợng VSATTP, tuyệt đối không thu mua của cơ sở chăn nuôi phát triển tự phát, không thuộc hợp tác xã. Điều này sẽ khắc phục tình trạng bất ổn cung – cầu nguyên liệu cá chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật chất lƣợng và VSATTP, dễ dàng trong việc truy xuất nguồn gốc.

Ƣu điểm của mô hình liên kết sản xuất xuất phát từ việc thống nhất đƣợc chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh sản xuất trong toàn chuỗi, từ đó phân bổ, định hƣớng sản xuất cho từng mắt xích.

http://svnckh.com.vn 87 Tuy nhiên, sự liên kết này cũng gặp khó khăn từ thực trạng hoạt động lỏng lẻo trong HTX, hầu hết HTX chƣa thực hiện đầy đủ chức năng của ngƣời đại diện cho các cơ sở nuôi cá trong ký kết hợp đồng thu mua với doanh nghiệp chế biến và chức năng chia sẻ hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng cho các hội viên.

3.3.5.3Tồn kho

Đặc trƣng của ngành chế biến cá tra là nguyên liệu đòi hỏi phải tƣơi sống, chế biến ngay. Sản phẩm sau khi chế biến sẽ đƣợc lƣu trong các kho lạnh của nhà máy chế biến. Do đặc thù của sản phẩm thủy sản này, hệ thống kho lạnh bảo quản sản phẩm chờ xuất khẩu cần phải đƣợc đầu tƣ xây dựng. Tuy nhiên, cá nguyên liệu để chế biến thƣờng sau khi thu mua thì vận chuyển đến nhà máy rửa sạch và lạng cá phi lê, hạn chế trong việc lƣu kho đối với nguyên liệu. Do đó, cơ chế liên kết trong hoạt động lƣu kho phụ thuộc nhiều vào việc thông tin kết nối giữa kinh doanh sản xuất của từng mắt xích trong chuỗi, đặc biệt là của nhà máy chế biến. Bản thân cơ sở cung ứng con giống và trang trại nuôi cá phải tính toán hợp lý chu kỳ sản xuất để phù hợp với nhu cầu về nguyên liệu của chuỗi trong từng thời kỳ nhất định. Thông thƣờng cá tra nguyên liệu đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa thích có khối lƣợng 1-1,1 kg/con, nếu tình trạng cá nguyên liệu bị quá lứa sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm và không thỏa mãn đơn hàng.

Ƣu điểm của mô hình liên kết trong hoạt động lƣu kho này là nhờ tận dụng đƣợc sự minh bạch thông tin về cung – cầu và giá cả, nên quá trình làm giá giữa cơ sở nuôi giống – HTX nuôi cá và HTX nuôi cá – nhà máy chế biến đƣợc đẩy nhanh, tránh tình trạng ứ đọng nguyên liệu gây thiệt hại cho các bên.

Nhƣợc điểm của mô hình liên kết này là việc điều chỉnh chu kỳ sản xuất của từng mắt xích cho phù hợp với hoạt động chung của chuỗi. Chỉ cần một sự tính toán không hợp lý hoặc có thay đổi trong chiến thuật kinh doanh sản xuất thì sẽ gây hậu quả cho toàn bộ chuỗi do tình trạng ứ đọng nguyên liệu không tồn kho đƣợc.

http://svnckh.com.vn 88 Trong mô hình liên kết về vận tải, sự xuất hiện của công ty cung ứng dịch vụ vận tải sẽ là giúp quá trình vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa đúng lúc và kịp thời, hạn chế sự gián đoạn trong khâu vận chuyển. Các phƣơng thức vận tải hay dùng để vận chuyển cá nguyên liệu và cá giống là ghe thuyền (tận dụng lợi thế sông ngòi) và ô tô, phƣơng tiện chuyển hàng xuất khẩu thƣờng bằng đƣờng biển (chi phí rẻ, gần cảng Mỹ Thới và cảng Sài Gòn, nhƣng thời gian vận chuyển lâu và khâu bảo quản cần đƣợc chú trọng). Phƣơng thức vận tải quyết định đến sự lƣu thông của cá tra nguyên liệu trong chuỗi, nên nó đóng vai trò đảm bảo tính kịp thời, bảo quản nguyên liệu trong quá trình vận chuyển, tăng hiệu quả năng suất sau thu hoạch. Do đó đòi hỏi đội ngũ phƣơng thức vận tải phải là những xe, thuyền ghe chuyên dụng, tức là phải có sự đầu tƣ vốn lớn, do đó tránh phân tán nguồn lực, doanh nghiệp nên thuê ngoài. Việc thuê ngoài dịch vụ vận tải sẽ do Ban quản trị chuỗi cung ứng quản lý. Tất cả hoạt động sản xuất trong chuỗi đều đƣợc tập trung về Ban Quản trị, trên cơ sở đó, Ban Quản trị sẽ điều phối toàn bộ lịch trình vận tải của chuỗi, từ ngƣời cung ứng con giống đến trang trại nuôi cá, từ trang trại nuôi cá đến nhà máy chế biến.

Ƣu điểm của mô hình liên kết với nhà cung ứng dịch vận tải này là khai thác sự chuyên nghiệp của các nhà cung ứng dịch vụ vận tải. Do đó, đảm bảo sự thống nhất trong chiến lƣợc và chiến thuật kinh doanh sản xuất của toàn chuỗi, do tận dụng đƣợc chức năng điều phối thông tin của Ban Quản trị. Mặt khác, việc các mắt xích nắm rõ lịch trình vận tải sẽ giúp cho các đơn vị chủ động trong giao hàng, tận dụng lịch trình để tiết kiệm chi phí vận tải.

Tuy nhiên, nhƣợc điểm của mô hình liên kết này là sự lựa chọn nhà cung ứng vận tải phù hợp với yêu cầu chuyên dụng của việc vận chuyển cá tra nguyên liệu. Hiện nay, các đơn vị cung ứng dịch vụ vận tải còn thô sơ chủ yếu là thuyền ghe, ô tô không chuyên dụng, do đó sẽ ảnh hƣởng đến hiệu suất sau thu hoạch. Mặt khác, do đặc điểm không lƣu kho đƣợc của nguyên liệu cá bột và nguyên liệu cá tra, nên mô hình này không tận dụng đƣợc lợi thế giao hàng theo kiện, mà vẫn phải sử dụng vận tải từ cơ sở cung ứng con giống đến từng trang trại nuôi cá, và từ trang trại nuôi cá

http://svnckh.com.vn 89 đến nhà máy chế biến. Do đó, chi phí vận tải của mô hình đề xuất vẫn cao hơn so với mô hình (3)ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện. Hơn nữa, chi phí vận tải cũng có xu hƣớng tăng do hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém của khu vực ĐBSCL.

3.3.5.5 Định vị

Định vị trong việc xây dựng chuỗi cung ứng quan trọng không kém hệ thống vận tải hay thông tin. Dựa trên sự cân nhắc giữa tính đáp ứng nhanh và hiệu quả, cộng với đặc thù của khu vực ĐBSCL, ở đó tập trung các cơ sở cung ứng giống, cơ sở nuôi trồng và các nhà máy chế biến, từ đó đề xuất định vị tập trung các hoạt động ở một vài vị trí nhằm giảm đƣợc chi phí nhờ quy mô và hiệu quả. Các quyết định về định vị phụ thuộc vào các nhân tố: chi phí phƣơng tiện, chi phí nhân công, kỹ năng

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)