Lựa chọn hình thức phân phối phù hợp với đặc thù của sản phẩm:

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 77 - 79)

Nội dung chính của xây dựng mô hình chuỗi cung ứng là việc thiết kế mô hình cung ứng mà dựa trên đó bốn thành phần chính của hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở ĐBSCL – cơ sở cung ứng giống; HTX nuôi trồng; Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra và thị trƣờng xuất khẩu – hoạt động thống nhất trên cơ sở cân nhắc đến sáu nhân tố cơ bản:

- Thời gian đáp ứng đơn hàng (response time) - Sự đa dạng của sản phẩm (product variety) - Sự sẵn có của sản phẩm (product avalibility)

- Sự trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm (customer experience) - Tính hữu hình của đơn hàng (order visibility)

- Khả năng trả lại hàng (returnability).

Mạng lƣới cung ứng sản phẩm cá tra xuất khẩu phải phù hợp với những mặt hàng có nhu cầu lớn, tốc độ chu chuyển nhanh. Nói cách khác, mô hình 1(ngƣời sản xuất trữ hàng và giao hàng trực tiếp) và mô hình 2 (ngƣời sản xuất trữ hàng, giao hàng trực tiếp và kết hợp vận tải)43. Mô hình 4 (ngƣời đại lý trả hàng và giao hàng chặng cuối) cũng không thích hợp với sản phẩm cá tra, do tính chất nhỏ gọn, không cồng kềnh của mặt hàng này.

Mặt khác, xét trong mối quan hệ giữa cở sở sản xuất con giống – trang trại nuôi cá và trang trại nuôi cá – nhà máy chế biến, một trong những mục đích chính của việc xây dựng chuỗi cung ứng là đảm bảo tính hữu hình của đơn hàng, tức là khả năng truy nguyên nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa để đảm bảo những yêu cầu khắt khe của các thị trƣờng xuất khẩu. Do đó, mô hình 5 (ngƣời sản xuất/ngƣời đại lý trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng) và mô hình 6 (ngƣời bán lẻ trữ hàng và khách hàng tự lấy hàng) không phù hợp, do khó quản lý đƣợc tính hữu hình của đơn hàng.

Nhƣ vậy, trong 6 mô hình đề cập trong chƣơng 1, mô hình 3 (ngƣời đại lý trữ hàng và giao hàng theo kiện) là sự lựa chọn khả dĩ nhất, giúp chuỗi cung ứng đáp

43

http://svnckh.com.vn 78 ứng nhanh đơn hàng. Mô hình này thích hợp với những sản phẩm có cầu cao nhƣ sản phẩm thủy sản và có tốc độ chu chuyển trung bình hoặc nhanh.

Xét theo mô hình 3, HTX nuôi cá đóng vai trò nhƣ kho hàng của ngƣời đại lý/bán lẻ, đảm bảo tính sẵn có của nguyên liệu để giao cho nhà máy chế biến. Đây cũng là điểm mấu chốt phát huy lợi thế liên kết ngang để khắc phục tính tự phát, thu mua nhỏ lẻ và những rủi ro trong hợp đồng mua bán của các cơ sở nhỏ lẻ. Cần lƣu ý rằng vai trò kho hàng của HTX chỉ mang tính chất tƣợng trƣng, tức là HTX nuôi cá chỉ là đầu mối để doanh nghiệp chế biến liên hệ thu mua nguyên liệu cần thiết, các cơ sở nuôi trồng đóng vai trò nhƣ các kho chứa nguyên liệu của HTX và nguyên liệu thì sẽ đƣợc vận chuyển trực tiếp từ các trang trại nuôi này đến nhà máy chế biến. Điều này xuất phát từ đặc điểm của cá tra nguyên liệu chế biến phải tƣơi sống.

Hình 3.1: HTX đóng vai trò là “Người đại lý trữ hàng”của các cơ sở nuôi trồng và giao hàng theo kiện cá nguyên liệu cho Doanh nghiệp chế biến

Cơ sở nuôi trồng (kho hàng)

HTX đóng vai trò đầu mối liên hệ

So sánh về sản lƣợng trung bình nguyên liệu cá tra của các trang trại nuôi cá là 250 ha/năm, trong khi công suất thiết kế trung bình của một nhà máy chế biến là 683.200 tấn/ năm. Do đó, để đảm bào nhiên liệu đầu vào cho một nhà máy chế biến, cần phải có một tổ hợp các trang trại nuôi cá. HTX thay mặt cho các cơ sở nuôi cá nguyên liệu ký hợp đồng và giao hàng cho doanh nghiệp chế biến ngay tại cơ sở của ngƣời nuôi. CS1 CS2 CS3 CS4 HTX Doanh nghiệp chế biến Sự lƣu thông của sản phẩm Dòng chảy thông tin

http://svnckh.com.vn 79 Do sản phẩm mà các trang trại cá cung cấp cho nhà máy chế biến chỉ là nguyên liệu đầu vào cá tra nên mô hình này không làm ảnh hƣởng đến tính đa dạng của sản phẩm.

So với điều kiện không có HTX trong chuỗi, trong trƣờng hợp nguyên liệu không đảm bảo chất lƣợng, nhà máy chế biến sẽ phải đầu tƣ chi phí kiểm soát nguồn nguyên liệu cung cấp từ nhiều trang trại nuôi cá. Việc xuất hiện HTX nuôi cá sẽ tiết kiệm cho nhà máy chế biến chi phí này, do đó đảm bảo đƣợc sự trải nghiệm của khách hàng (nhà máy chế biến) tốt hơn.

Tóm lại, mô hình 3.1 là sự lựa chọn phù hợp nhất cho khâu phân phối cá tra nguyên liệu giữa HTX và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 77 - 79)