Các ngành dịch vụ phụ trợ cho ngành sản xuất cá tra bao gồm: ngành sản xuất giống cá tra; dịch vụ cung ứng thức ăn và thú y, công tác khuyến ngƣ, cơ sở hạ tầng phục vụ việc nuôi cá tra …
2.2.2.1Hoạt động sản xuất và cung ứng giống cá tra:
Trƣớc năm 1990, nguồn cung cấp giống cá tra để nuôi thƣơng phẩm duy nhất từ việc vớt giống ngoài tự nhiên, do sản xuất giống gặp khó khăn về kỹ thuật và hiệu quả sản xuất không cao. Năm 2000, khu vực ĐBSCL đã hoàn thiện qui trình sinh sản nhân tạo và sản xuất ở nhiều nơi trong vùng, trong đó chủ yếu ở An Giang và Đồng Tháp. Trong giai đoạn 2000-2004, nguồn giống cá tra cung cấp cho nuôi thƣơng phẩm vẫn còn lệ thuộc vào giống tự nhiên (trên 50%). Từ năm 2004 trở lại
26 Theo thống kê của VASEP: Năm 2008, tỷ trọng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tôm đông lạnh là 36,1%, cá tra là 32,2%
http://svnckh.com.vn 53 đây, tình hình sản xuất giống đã có nhiều chuyển biến tích cực, lƣợng giống cung cấp cho nuôi thƣơng phẩm tăng dần lên, đến thời điểm nghiên cứu (tháng 06/2009) gần 100% lƣợng giống phục vụ nuôi thƣơng phẩm đƣợc cung cấp từ nguồn sản xuất nhân tạo. Trong đó nổi bật là trung tâm giống thủy sản nƣớc ngọt Quốc gia Cái Bè (thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II) đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất hạ tầng tƣơng đối đồng bộ để nghiên cứu, lƣu giữ và tạo giống gốc sạch bệnh. Hệ thống các cơ sở sản xuất giống tập trung nhiều ở Đồng Tháp và An Giang.
Số lƣợng các cơ sở ƣơng dƣỡng và sản xuất cá tra tăng liên tục trong những năm 2005 – 2008. Trong đó, Đồng Tháp là nơi có nhiều cơ sở sản xuất giống nhất vùng. Năm 2000, Đồng Tháp chỉ có 43 cơ sở sản xuất và ƣơng dƣỡng đã tăng lên 1.000 cơ sở sản xuất và ƣơng dƣỡng năm 2008. Theo số liệu của Cục nuôi trổng thủy sản, năm 2006 toàn vùng có 799 cơ sở sản xuất và ƣơng dƣỡng cá tra và sản xuất đƣợc 2.919 triệu con giống. Diện tích để sản xuất và ƣơng dƣỡng giống là 192,3 ha ở năm 2006 đã tăng lên 498,3 ha vào tháng 06/2007; trọng điểm sản xuất cá tra giống trong vùng là An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.
Về chất lƣợng giống nhìn chung giống nuôi đƣợc cung cấp từ các vùng Hồng Ngự - Đồng Tháp và An Giang có chất lƣợng tốt. Tốc độ tăng trƣởng của cá nuôi thƣơng phẩm tƣơng đối ổn định (6 tháng đạt 1 kg), tỷ lệ sống cao (80-95%), kích cỡ đồng đều, ít bị dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ ƣơng từ bột lên hƣơng cũng đƣợc cải thiện đáng kể, ban đầu chỉ đạt khoảng 10-15% sau đó nâng lên 25-30%, có nơi đạt 35%; kỹ thuật ƣơng từ cá hƣơng lên cá giống cũng đƣợc cải thiện đáng kể, đƣa tỷ lệ sống từ 60% lên đến 80-85%.27
Tuy nhiên, do công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều hạn chế, bên cạnh đó tốc độ tăng trƣởng và nhu cầu con giống tăng nhanh nên chất lƣợng con giống ngày càng giảm thấp và có dấu hiệu bị suy thoái. Nhiều cơ sở sản xuất con giống sử dụng cá bố mẹ ép đẻ nhiều lần trong năm hoặc lấy cá nuôi cùng đàn để vỗ thành cá bố mẹ dẫn đến hiện tƣơng cận huyết, thoái hóa.
2.2.2.2Hoạt động sản xuất và cung ứng thức ăn:
27 Theo: Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
http://svnckh.com.vn 54
Thức ăn sử dụng để nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL thƣờng có hai loại chính:
Thức ăn công nghiệp dạng viện nổi và loại thức ăn tự chế biến. Năm 2006, có 31 nhà máy chế biến thức ăn (trực thuộc 29 doanh nghiệp28) với tổng công suất 492.100 tấn/năm. Năm 2008, có khoảng hơn 90 nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản, trong đó có thức ăn cho cá tra tập trung chủ yếu ở tỉnh Cần Thơ, Bình Dƣơng, Đồng Nai,… Các nhà máy sản xuất thức ăn phục vụ nuôi cá tra phần lớn là các doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, một số cơ sở nuôi ở qui mô trang trại hoặc có cơ sở chế biến thức ăn với qui mô 1-3 tấn/ngày. Để đạt sản lƣợng 1,2 triệu tấn cá tra nguyên liệu thì cần khoảng 1,7-1,8 triệu tấn thức ăn; trong đó sản xuất trong nƣớc năm 2008 đạt 1,2 triệu tấn (chiếm 66,67%), phải nhập khẩu 500.000 tấn (chiếm 27,78%) còn lại là thức ăn tự chế. Chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp trong sản xuất cao hơn sử dụng thức ăn tự tạo, tuy nhiên sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên nổi hạn chế đƣợc tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc nuôi. Theo số liệu điều tra năm 2008 có khoảng 80% hộ nuôi sử dụng các phế phụ phẩm trong các sản phẩm nông nghiệp để tự chế biến thức ăn, nhằm giảm giá thành sản phẩm bởi lẽ giá thức ăn chăn nuôi chiếm tới 80% chi phí sản xuất.
2.2.2.3 Khoa học công nghệ và cơ sở hạ tầng phục nụ nuôi cá tra
Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã xây dựng đƣợc quy trình công nghệ nuôi cá tra và quy trình công nghệ nuôi cá tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công nghệ tạo giống gốc sạch bệnh bƣớc đầu ứng dụng có hiệu quả tại một số cơ sở ƣơng dƣỡng giống; công nghệ xử lý nƣớc thải và các biện pháp giảm thiểu môi trƣờng trong ao nuôi đã đƣợc áp dụng. Bƣớc đầu có sự theo dõi diễn biến các yếu tố môi trƣờng ở sông Tiền, sông Hậu và những vùng nuôi cá tra tập trung. Tuy nhiên tần suất quan trắc còn thƣa, chƣa mang tính đại diện và chƣa cảnh báo thƣờng xuyên, kịp thời cho ngƣời nuôi cá. Hơn nữa, các cơ sở nuôi cá tra lại phân tán nhỏ lẻ, do đó công tác quản lý và xử lý môi trƣờng gặp nhiều trở ngại.
28 Các doanh nghiệp chế biến thức ăn cho thủy sản điển hình nhƣ: Uni – Presedent, Tom Boy, Cargill, Green Feed, An Huy, …
http://svnckh.com.vn 55 Về cơ sở hạ tầng, trong số 6.160 ha nuôi cá tra với sản lƣợng đạt trên 1,2 triệu tấn thì khoảng 60-70% khu nuôi tập trung do các doanh nghiệp đầu tƣ cơ sở hạ tầng; 30-40% là các nông hộ nuôi nhỏ lẻ chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng về hệ thống mƣơng máng cấp thoát nƣớc, đƣờng điện, giao thông, trạm bơm và hệ thống xử lý nƣớc thải. Hiện nay, hầu hết diện tích nuôi cá ao, nuôi cồn đều chƣa có hệ thống ao lắng và ao xử lý nƣớc thải. Nƣớc đƣợc cung cấp và thải trực tiếp từ sông rạch vào ao nuôi và ngƣợc lại, do đó ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng và nguồn nƣớc xung quanh khu vực nuôi. Vấn đề ô nhiễm nguồn nƣớc, cộng với việc sử dụng kháng sinh cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lƣợng kháng sinh vƣợt quá qui định cho phép trong sản phẩm, ảnh hƣởng đến uy tín và thƣơng hiệu cá tra Việt Nam. Năm 2008, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra chủ trƣơng đầu tƣ cơ sở nuôi cá tra tập trung ở An Giang và Đồng Tháp nhƣng chƣa có kinh phí để thực hiện.