Sự cần thiết của việc xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 26 - 30)

Không có gì ngạc nhiên khi khẳng định rằng việc xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp sẽ giúp củng cố vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Ở đây có một sự tƣơng đồng khi nói về nhân tố cạnh tranh của chuỗi cung ứng và hệ thống giá trị của 5Michael E. Porter. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai khái niệm này là trong phạm vi hệ thống giá trị, Porter tập trung vào chuỗi giá trị nội bộ công ty, còn chuỗi cung ứng lại đề cập đến tầm quan trọng đối với các mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.

Porter đã xác định 10 động lực chính đóng vai trò quan trọng đối với năng lực công ty nhằm đạt đƣợc lợi thế về giá (cost advantages) hoặc là lợi thế phân biệt

(differentiation advantages). Trong phạm vi chuỗi cung ứng, chúng ta sẽ xác định

tầm quan trọng của các động lực này đối với toàn bộ chuỗi cung ứng, từ đó chỉ ra những lợi thế vƣợt trội của việc xây dựng chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp.

1.2.1.1 Động lực liên kết (linkage driver)

Động lực này dựa trên quan điểm cho rằng các mối quan hệ tổ chức giữa các bộ phận có vai trò quan trọng đối với thành tích của doanh nghiệp. Porter sử dụng động lực liên kết này để diễn tả sự tƣơng tác giữa các hoạt động. Ông cũng phân biệt sự liên kết trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp và liên kết dọc (vertical

5

http://svnckh.com.vn 27 linkages) giữa doanh nghiệp trung tâm với các kênh cung cấp và phân phối của nó. Rõ ràng khái niệm chuỗi cung ứng đề cập đến cả hai khía cạnh, nhƣng đặc biệt tập trung vào tính tổ chức giữa các mắt xích trong chuỗi. Nhƣ Porter nhận xét: “Việc quản lý các liên kết cung ứng có thể giảm thiểu tổng chi phí thông qua việc kết hợp tối ƣu hóa.”

1.2.1.2 Quy mô:

Tính kinh tế theo quy mô xuất hiện khi chi phí thực hiện thêm một hoạt động sản xuất giảm trên mỗi đơn vị tăng thêm. Còn nếu xảy ra trƣờng hợp ngƣợc lại thì ta lại có tính phi kinh tế theo quy mô.

Tính kinh tế theo quy mô thể hiện một nguồn lực của lợi thế về giá, đặc biệt là trên phƣơng diện giữa các tổ chức với nhau. Nếu nhƣ các hoạt động giống nhau phụ thuộc vào tính kinh tế theo quy mô mà đƣợc chia sẻ giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, thì chi phí của họ sẽ giảm, vì thế cũng giảm chi phí lên khách hàng cuối cùng. Ví dụ nhƣ việc quản trị kho bãi hoặc hàng tồn. Thay vì mỗi nhà cung ứng phải tự xây và quản lý kho bãi riêng của họ, một kho bãi chung cho một số nhà cung ứng sẽ giúp giảm chi phí cố định cho kho bãi.

Quy mô của một hoạt động cũng liên quan đến nguồn lực của lợi thế phân biệt. Khi tiến hành một quy trình sản xuất ở quy mô lớn, cấp độ cung ứng dịch vụ sẽ

cao hơn so với việc sản xuất ở quy mô nhỏ, do thông tin về hàng hóa đã bán sẽ trực tiếp đƣợc chuyển đến ngƣời cung cấp nhằm đảm bảo sự bổ sung hàng tồn kho một cách nhanh chóng.

1.2.1.3 Sự trải nghiệm và tác động tràn (Learning and Spillover)

Khi một vấn đề nào đó đã đƣợc xác định nguyên nhân và đƣợc giải quyết, thì các hoạt động đƣợc vận hành một cách hiệu quả hơn. Đó là tác động của sự trải nghiệm. Hơn nữa, sự trải nghiệm có thể là kết quả của tác động tràn từ một từ công ty này sang công ty khác.

Sự trải nghiệm và tác động tràn giúp cho các hoạt động đƣợc thực hiện với chi phí thấp hơn và vì thế tạo ra lợi thế về chi phí. Các phƣơng pháp hoặc kỹ thuật phức tạp của một doanh nghiệp có thể giúp các doanh nghiệp khác trong chuỗi giảm thiểu tổng chi phí.

http://svnckh.com.vn 28 Trong khi đó, việc thích ứng với các công nghệ mới có thể tạo ra lợi thế phân

biệt nếu nhƣ các tính năng mới hoặc chất lƣợng dịch vụ tốt hơn đƣợc cung cấp.

Trong hầu hết các trƣờng hợp, tác động của trải nghiệm và tác động tràn xảy ra đồng thời.

1.2.1.4 Khả năng tận dụng công suất (Pattern of Capacity Utilization)

Khi doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí cố định khổng lồ, thì khả năng tận dụng công suất đóng một vai trò quan trọng đối với sự phân chia chi phí giữa các sản phẩm đƣợc bán. Trong giới hạn tƣơng tác tổ chức giữa các doanh nghiệp, sự cân đối đơn hàng hoặc chính sách phân bổ chu kỳ mua hàng đều hơn của một khách hàng sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện việc tận dụng công suất của ngƣời cung cấp, và vì thế giảm hàng tồn kho cũng nhƣ chi phí của việc sử dụng không hết công suất hiện tại. Hiệu ứng đƣợc gọi là Bullwhip, Whiplash hoặc Forrester trong chuỗi cung ứng. Hiệu ứng này xảy ra khi sự biến động của các đơn hàng đã bị phóng đại lên trong quá trình truyền thông tin trong chuỗi, từ đó gây ra sự méo mó về thông tin khi truyền đến ngƣời cung cấp “upstream”6. Hiệu ứng này có thể đƣợc ngăn cản phần nào bằng cách cung cấp thông tin về những đơn hàng sắp tới một cách kịp thời nhằm giúp họ có đủ thời gian để phản ứng lại với tình hình.

Điều này cũng gián tiếp tạo ra lợi thế phân biệt do ngƣời cung ứng có thể cung cấp thông tin tốt hơn một cách kịp thời cho khách hàng của họ, từ đó làm cho khách hàng cuối cùng cảm thấy tin tƣởng hơn vào toàn bộ chuỗi cung ứng.

1.2.1.5 Mối tương quan (Interrelationships)

Thực ra động lực này hàm ý về sự chia sẻ các nguồn lực và là phƣơng tiện để đạt đƣợc tính kinh tế theo quy mô, sự trải nghiệm và khả năng tận dụng công suất (Porter 1985). Porter dùng khái niệm mối tƣơng quan này để mô tả mối quan hệ giữa các bộ phận kinh doanh mà có chung một số chức năng hoặc có thể chia sẻ bí quyết sản xuất trong cùng một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các bộ phận này còn có thể chia sẻ kinh nghiệm với nhau nhằm đạt hiệu quả cao trong các hoạt động nhƣ đã đề cập ở phần trên. Tuy nhiên, xét trong phạm vi tƣơng tác về tổ chức giữa các

6 Trong chuỗi cung ứng ngƣời ta thƣờng sử dụng hai thuật ngữ khá phổ biến là downstream (xuôi dòng) và upstream (ngƣợc dòng). Dòng chảy ở đây thể hiện dòng chảy hàng hóa/nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến tay ngƣời tiêu dùng (hay còn gọi là chain - chuỗi, suppy chain - chuỗi cung ứng).

http://svnckh.com.vn 29 doanh nghiệp, thì việc chia sẻ các nguồn lực cũng đóng vai trò nhƣ một sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng.

1.2.1.6 Tính nhất thể hóa (Integration)

Cấp độ của việc nhất thể hóa theo chiều dọc miêu tả việc phối hợp thực hiện các hoạt động giữa các bộ phận khác nhau của công ty. Nếu xem xét theo lý thuyết chi phí giao dịch, thì việc thực hiện một hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp có thể tránh các chi phí của việc sử dụng thị trƣờng, nhƣng lại gây ra chi phí của việc sử dụng hệ thống tổ chức của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhất thể hóa có thể góp phần tạo ra lợi thế phân biệt của doanh nghiệp, do doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn tính chắc chắn trong những đơn hàng của doanh nghiệp. Khái niệm chuỗi cung ứng không đề cập đến một mức độ nhất thể hóa cụ thể, mà nó phản ánh tính hiệu quả của sự nhất thể hóa trong tổ chức chuỗi cung ứng.

1.2.1.7Sự đúng lúc (Timing)

Sự đúng lúc đóng vai trò rất quan trọng đối với vị thế cạnh tranh của một công ty nói riêng và chuỗi cung ứng nói chung. Việc là ngƣời tiên phong trên thị trƣờng có thể tạo ra lợi thế phân biệt cũng nhƣ lợi thế về giá. Tuy nhiên, bất lợi cũng có thể phát sinh nếu nhƣ những ngƣời đi sau lợi dụng những thành quả marketing của ngƣời tiên phong, hoặc chỉ đơn giản là ứng dụng nhiều công nghệ phức tạp vào trong sản xuất.

Chuỗi cung ứng có thể đóng vai trò quan trọng đối với việc lựa chọn thời gian hợp lý cho việc gia nhập thị trƣờng hay cải tiến sản phẩm. Nhƣ đã đề cập ở trên, tác động tràn và việc rút kinh nghiệm cung nhƣ việc vận hành chung một số hoạt động giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng có thể làm cho dòng thông tin lƣu thông một cách tốt hơn, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng. Việc chia sẻ thông tin có thể giảm thời gian tiếp cận thị trƣờng, việc tối ƣu hóa quy trình sản xuất chung sẽ giúp cho các doanh nghiệp thành viên linh động hơn đối với những thay đổi của thị trƣờng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2.1.8 Các chính sách tùy ý (Discretionary policies)

Những lựa chọn chính sách tùy ý bao gồm các quyết định của những doanh nghiệp mà không trực tiếp liên quan đến những nhân tố giá cả hoặc khác biệt, nhƣng lại phản ánh tính chiến lƣợc trong những hoạt động của chuỗi cung ứng. Ví dụ

http://svnckh.com.vn 30 những quyết định chính sách lớn nhất có ảnh hƣởng đến lợi thế về giá và lợi thế phân biệt là thành phần sản phẩm, tính đa dạng của sản phẩm, mức dịch vụ, thời

gian giao hàng… (PORTER 1985, trang 81 và 224).

1.2.1.9 Nhân tố về địa điểm (Location factors)

Địa điểm của nhà máy sản xuất, các điểm cung cấp dịch vụ… có thể ảnh hƣởng đến lợi thế về giá cũng nhƣ lợi thế phân biệt của một công ty cũng nhƣ chuỗi cung ứng. Thông thƣờng, chi phí lao động, cơ sở hạ tầng hiện tại, chi phí năng lƣợng, nguồn nhân lực chất lƣợng cao là những nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định về địa điểm của doanh nghiệp.

Các quyết định thống nhất về địa điểm hoạt động trong chuỗi cung ứng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Việc lựa chọn địa điểm cho một hoạt động mới cũng có thể cân nhắc đến công suất hiện tại. Địa điểm của nhà máy sản xuất mới của ngƣời cung ứng gần nhà máy sản xuất của ngƣời mua có thể sẽ giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí hàng tồn kho và gia tăng chất lƣợng dịch vụ.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 26 - 30)