Ngành nuôi trồng cá tra

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 50 - 52)

2.2.1.1Các hình thức sản xuất cá tra:

25 Năm 2008, Việt Nam là nƣớc có giá trị xuất khẩu thủy sản đứng thứ 8 trên thế giới (đứng sau các nƣớc: Trung Quốc, Na Uy, Thái Lan, Mỹ, Đan Mạch, Canada, Chile)

http://svnckh.com.vn 51

Ngƣời nông dân ở ĐBSCL có truyền thống nuôi cá tra từ rất lâu, chiếm trên

98% sản lƣợng cá da trơn của cả nƣớc và dẫn đầu sản lƣợng xuất khẩu trong các loài cá nƣớc ngọt. Nuôi cá tra thâm canh đƣợc tập trung chủ yếu dọc hai bên sông Tiền, sông Hậu và các cồn nổi trên sông. Nhìn chung có bốn hình thức chủ yếu đƣợc các cơ sở nuôi áp dụng đó là: nuôi trong ao, hầm; nuôi trên cồn, bãi bồi; nuôi cá tra

đăng quầng; nuôi trên lồng bè. Trong đó ngƣời dân chủ yếu thâm canh trong ao,

hầm với năng suất cao từ 150 – 500 tấn/ha/vụ. Đối với những cơ sở nuôi qui mô nhỏ thƣờng tận dụng ao, mƣơng, vƣờn sẵn có. Đối với những cơ sở nuôi qui mô lớn, vị trí ao nuôi thƣờng gần các sông rạch để thuận tiện cho việc cung cấp thoát nƣớc, vận chuyển khi thu hoạch và cung cấp giống, thức ăn phục vụ sản xuất.

2.2.1.2Diện tích nuôi:

So với các đối tƣợng nuôi khác thì diện tích nuôi cá tra không lớn, tuy nhiên do năng suất nuôi rất cao nên sản lƣợng nuôi đã đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản lƣợng nuôi trồng thủy sản của vùng và cả nƣớc. Diện tích nuôi cá tra ở khu vực ĐBSCL nhìn chung có xu hƣớng tăng chậm trong giai đoạn vừa qua. Năm 2005, diện tích nuôi đạt 4.912,5 ha tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000 và 3,81 lần so với năm 1997. Năm 2008, diện tích nuôi cá tra là 6.160 ha tăng 1,25 lần so với năm 2007.

Bảng 2.1 Bảng số liệu diện tích nuôi trồng cá tra giai đoạn 2005 – 06/2009

(Nguồn: Đề án sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng ĐBSCL đến năm 2020)

Cuối năm 2006, do giá bán cá nguyên liệu giảm thấp (xuống dƣới 9.000đ/kg) nên diện tích nuôi cá tra giảm xuống còn 4.243 ha, sau đó giá có xu hƣớng tăng lên đến tháng 06/2007 diện tích nuôi đạt 4.919,7 ha và tiếp tục tăng đến 6.160 ha vào tháng 12 năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2009 diện tích thả nuôi cá tra vùng ĐBSCL là 5.001 ha đạt 73% so với kế hoạch năm 2009.

2.2.1.3 Sản lượng:

Năm 2005 2006 2007 2008 06/2009

Diện tích nuôi trồng (ha) 4.912,5 4.243 4.919,7 6.160 5.001 Sản lƣợng (tấn) 371.482 567.082 900.332 1.150.000 293.304

http://svnckh.com.vn 52

Sản lƣợng nuôi trồng cá tratăng liên tục. Từ 22.550 tấn năm 1997 lên

371.482 tấn năm 2005 (gấp 16,47 lần). Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng trung bình giai đoạn 1997-2005 là 41,94%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng trƣởng bình quân diện tích là 19,3%/năm. Năm 2006, sản lƣợng cá tra đạt 567.082 tấn, đến năm 2007 sản lƣợng cá tra tăng lên 900.332 tấn và năm 2008 đạt xấp xỉ 1,2 triệu tấn, tăng trƣởng trung bình sản lƣợng từ 2005 – 2008 là 47,83%/năm.Diện tích và sản lƣợng nuôi cá tra tập trung chủ yếu ở 8 tỉnh là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Hậu Giang. Năm 2008, diện chiếm 96,4% tổng diện tích nuôi cá tra của cả ĐBSCL (5.940/6.160 ha), sản lƣợng chiếm 99,2% tổng sản lƣợng nuôi cá tra của cả ĐBSCL

2.2.1.4Năng suất:

Cùng với sản lƣợng, năng suất nuôi cá tra tăng liên tục trong những năm gần đây. Năng suất cá tra nuôi ngày một tăng nhanh, năm 2008 năng xuất bình quân đạt khoảng 200 tấn/ha, nhƣng tính 6 tháng đầu năm 2009, năng suất bình quân đạt khoảng 250 tấn/ha. Đặc biệt tại Đồng Tháp năng suất đạt từ 300-320 tấn/ha.

Các tỉnh ĐBSCL có lợi thế rất lớn để phát triển ngành nuôi trồng cá tra. Tuy chỉ với hơn 6000 ha nuôi ở 9 tỉnh thành phố trong vùng nhƣng giá trị xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000 – 2008 đã gần đuổi kịp tôm nƣớc lợ.26

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 50 - 52)