Thực trạng sự liên kết giữa các khâu trong quá trình sản xuất cá traxuất

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 59 - 64)

xuất khẩu ở Đồng bằng sông Cửu Long

2.2.5.1 Nhìn chung, mối liên kết trong hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL yếu cả về liên kết dọc lẫn liên kết ngang

Trong chuỗi giá trị con cá tra tồn tại hai mối liên kết, đó là liên kết dọc và liên kết ngang. Liên kết dọc là liên kết giữa các thành phần tham gia vào chuỗi sản xuất nhƣ giữa nông dân là ngƣời cùng cấp nguyên liệu với nhà máy chế biến, giữa nông dân nuôi cá và các nhà cung cấp thức ăn, con giống. Liên kết ngang là liên kết trong từng công đoạn, nhƣ mối liên kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý ngành, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hội nghề cá Việt Nam, liên kết giữa những ngƣời nuôi cá; liên kết nội bộ giữa các nhà máy chế biến với nhau, thậm chí là liên kết của những nhà cung cấp con giống, mối liên kết giữa những nhà máy cung cấp thức ăn… Nhìn chung, trong thời gian qua cả hai mối liên hệ này đều thiếu và yếu, thƣờng xuyên xuất hiện những mâu thuẫn về lợi ích.

http://svnckh.com.vn 60

- Liên kết dọc: Sự phát triển quá nhanh của ngành công nghiệp cá tra trong khi

môi trƣờng kinh doanh chƣa phát triển tƣơng xứng càng làm cho xung đột lợi ích giữa các thành phần tham gia trong chuỗi dẫn đến tình trạng “mạnh ai ngƣời đấy làm”. Trong đó mâu thuẫn lợi ích gay gắt nhất trong liên kết dọc là mâu thuẫn lợi ích giữa ngƣời nuôi và doanh nghiệp chế biến.

Có một thực trạng kéo dài trong nhiều năm qua, cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế biến xuất khẩu hết khủng hoảng thừa lại đến khủng hoảng thiếu. Mấu chốt của vấn đề là mối liên kết giữa ngƣời nuôi, vùng nuôi, sản lƣợng nuôi với doanh nghiệp chế biến và năng lực chế biến chƣa chặt chẽ. Do phát triển tự phát không theo quy hoạch, khi giá cá tăng, ngƣời dân đổ xô nuôi cá ồ ạt, bất chấp cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thừa. Ðến cuối vụ xảy ra tình trạng cá nguyên liệu khủng hoảng thừa, cá nuôi khó tiêu thụ,32 giá bán thấp hơn giá thành nuôi khiến cho ngƣời nuôi chịu tình cảnh lỗ nặng và đứng bên bờ vực phá sản. Tình trạng thiếu nguyên liệu cho chế biến xảy ra, dẫn tới hầu hết các nhà máy hoạt động cầm chừng, do thiếu nguyên liệu, phải cho công nhân nghỉ làm việc không thời hạn vì không có việc làm. Việc liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và nguồi nuôi còn lỏng lẻo bởi các hợp đồng bao tiêu sản phẩm chƣa chặt chẽ. Và ngƣời ở thế bị động, có nguy cơ tổn thƣơng cao trong mối liên kết này chính là ngƣời nuôi cá.

Trƣớc thực trạng đó, đã xuất hiện một số doanh nghiệp áp dụng mô hình hợp nhất theo ngành dọc bƣớc đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực. Trong mô hình này, doanh nghiệp chế biến đã đầu tƣ quy hoạch vùng nuôi cá thƣơng phẩm, thậm chí đầu tƣ sản xuất giống, thức ăn chăn nuôi, gần nhƣ khép kín quy trình sản xuất. Điển hình nhƣ mô hình liên kết của HTX Thới An (Ô Môn - Cần Thơ) với Công ty Hùng Vƣơng theo nguyên tắc: “Nông dân lo con giống và nuôi cá, doanh nghiệp cung cấp thức ăn cho cá tận ao nuôi và thƣờng xuyên kiểm tra kỹ thuật, mỗi kg cá thu hoạch nông dân đƣợc hƣởng 2.500 đồng, ngay trong vụ đầu đã đem lại kết quả tốt, giữa lúc khó khăn với con cá tra thì HTX vẫn thu lợi nhuận ổn định 1,5 tỷ đồng/1.000 tấn cá.”33 Bên cạnh đó đầu năm 2009, CTCP Hùng Vƣơng đã bỏ vốn đầu tƣ, mua sắm

32 Giai đoạn cuối năm 2008, đầu 2009, giá cá nguyên liệu bán thấp hơn giá thành nuôi từ 2.500 đến 3.600 đồng/kg, ngƣời nuôi lỗ nặng, dẫn đến 40% số ao nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long xảy ra tình trạng "treo ao"

33

http://svnckh.com.vn 61 dây chuyền tự sản xuất thức ăn. Theo kế hoạch, năm đầu tiên công ty sản xuất khoảng 100.000 tấn thức ăn thủy sản các loại, trong đó 60% dùng trong hệ thống nuôi nguyên liệu của Hùng Vƣơng và 40% sẽ bán ra thị trƣờng.… Một ví dụ khác, về mô hình của CTCP Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish). Năm 2005, Agifish đã chủ động thành lập liên hợp sản xuất cá sạch APPU, các hộ nuôi cam kết cung cấp cho công ty cá đạt tiêu chuẩn SQF thông qua hợp đồng, có 32 hộ nuôi cá qui mô lớn tham gia, đáp ứng 70% sản lƣợng cá nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Với Agifish, chỉ dừng lại ở việc thành lập liên hợp sản xuất cá sạch để đảm bảo nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lƣợng và số lƣợng cho quá trình chê biến của công ty, công ty cũng đã hạn chế việc đầu tƣ dàn trải. Mô hình APPU của Agifish là một mô hình có thể tham khảo và nhân rộng, tuy nhiên trong dài hạn, sau khi đã phát triển đi vào ổn định, Liên hợp sản xuất cá sạch APPU nên tồn tại một cách độc lập so với Agifish.34 Nhìn chung, những mô hình này mới chỉ dừng lại ở các doanh nghiệp lớn nhƣ CTCP Vĩnh Hoàn, CTCP Hùng Vƣơng, CTCP xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), CTCP Nam Việt (Navico).

Bên cạnh mối liên kết chính giữa các thành phần tham gia trực tiếp vào chuỗi sản xuất còn có mối liên kết giữa các nhà cung ứng dịch vụ thức ăn chăn nuôi, thuộc thú y, ngân hàng với ngƣời nuôi trồng, chế biến. Nhìn chung những mối liên kết này dựa trên hợp đồng kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò là ngƣời cho vay, cung cấp vốn cho các tổ chức. Thực tế, ngƣời chế biến và đặc biệt là ngƣời nuôi trồng vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn lớn

- Liên kết ngang: Nhìn chung sự liên kết giữa Bộ NN&PTNT, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, rồi Hội nghề cá Việt Nam còn chƣa chặt chẽ. Đến năm 2009 chúng ta mới bƣớc đầu đƣa ra đề án và thành lập đƣợc ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra. Trƣớc đó, các quy định ban hành về quy hoạch, quản lý vùng nuôi, các tiêu chuẩn VSATTP đều chƣa đƣợc các cơ quan chức năng phối hợp với nhau giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại. Bên cạnh đó vấn đề nổi cộm chính là sự sự cạnh tranh bằng phƣơng thức ghìm giá giữa các doanh nghiệp chế biến với nhau. Nhằm tranh giành thị trƣờng, các doanh nghiệp chế biến thay vì hợp tác với

34

http://svnckh.com.vn 62 nhau, các doanh nghiệp lại cạnh tranh không lành mạnh với nhau bằng cách ghìm giá sản phẩm, cắt bớt chi phí sản xuất, cắt giảm chi phí theo dõi chất lƣợng vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này làm giá sản phẩm giảm không những gây bất lợi cho chính doanh nghiệp, mà còn có nguy cơ đối mặt bị kiện bán phá giá sản phẩm35. Sự cạnh tranh không lành mạnh ngay giữa các công ty trong nƣớc đã ảnh hƣởng không nhỏ đến uy tín thƣơng hiệu chất lƣợng sản phẩm cá tra xuất khẩu. Trƣớc thực trạng trên, Bộ NN&PTNT đã thành lập mô hình Ban điều hành xuất khẩu cá tra vào thị trƣờng Nga36 và đã bƣớc đầu phát huy tác dụng của lợi thế liên kết ngang.Ban điều hành là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra Việt Nam thƣơng lƣợng để thống nhất với đối tác phía Nga về sản lƣợng, chất lƣợng, giá cả của sản phẩm cá tra philê đông lạnh xuất khẩu sang thị trƣờng Liên Bang Nga. Với những hiệu quả bƣớc đầu đƣợc coi nhƣ là một thành công trong việc hợp tác theo liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu.

2.2.5.2 Chưa xây dựng được cơ chế chia sẻ thông tin dẫn tới tình trạng thiếu thông tin, và thông tin không chính xác và đầy đủ khiến hoạt động sản xuất cá tra không ổn định về sản lượng, chất lượng, và giá.

Trong suốt thời gian qua, tình trạng thiếu thông tin, thông tin dự báo không đầy đủ xảy ra thƣờng trực đối với các cơ sở nuôi trồng, con giống và ngay cả doanh nghiệp chế biến. Sự phát triển nghề nuôi cá theo phong trào, sự liên kết rời rạc giữa ngƣời nuôi cá và nhà máy chế biến đã dẫn đến tình trạng ngƣời nuôi không biết về nhu cầu thị trƣờng, ngƣời chế biến không nắm đƣợc sản lƣợng cá thực có tại các ao. Hệ thống thông tin dự báo cung – cầu của thị trƣờng chƣa đƣợc chú trọng, cùng với đó giữa ngƣời nuôi trồng với các doanh nghiệp chế biến xảy ra tình trạng mất cân đối thông tin mỗi khi đến mùa vụ thu hoạch cá, dẫn đến tình trạng mất cân bằng cung cầu, và nhà máy chế biến ép giá nông dân. Ngƣời chịu rủi ro do thiếu thông tin nhiều nhất chính là các cơ sở nuôi trồng và ƣơng dƣỡng con giống. Chính vì thiếu

35

Bị kiện bán phá giá sẽ đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình thế khó khăn do Việt Nam vẫn chƣa đƣợc nhiều nƣớc công nhận là nền kinh tế thị trƣờng cho đến năm 2018.

36 Tháng 04/2009, thành lập Ban điều hành xuất khẩu cá tra vào thị trƣờng Nga và bƣớc đầu thu đƣợc kết quả khả quan: tháng 5, tháng 6/2009, Ban điều hành đã xuất sang Nga đƣợc trên 10.000 tấn cá tra. Riêng tháng 7, dự kiến xuất khoảng 15.000 tấn

http://svnckh.com.vn 63 thông tin và các thông tin về thị trƣờng không đầy đủ dẫn đến các thành phần tham gia vào các công đoạn cung ứng sản phẩm cá tra luôn ở tình trạng bị động trong sản xuất, sản lƣợng không ổn định sẽ ảnh hƣởng đến việc đáp ứng đơn hàng của các nhà nhập khẩu cá tra. Thực tế cũng cho thấy, việc các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu một cách ồ ạt sản phẩm vào các thị trƣờng bất chấp mọi thông tin cảnh báo về tiêu chuẩn VSATTP, rủi ro về tỷ giá và nguy cơ bị kiện bán phá giá đã làm cho giá cá tra của Việt Nam giảm liên tục trong những năm qua. Giá trung bình năm 2000 là 3,76USD/kg đến năm 2007 giá chỉ còn 2,53USD/kg.

Hệ thống thông tin không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin dự báo thị trƣờng hay kế hoạch sản xuất của các thành phần tham gia vào quá trình sản xuất, hệ thống thông tin còn bao gồm các thông tin cập nhật về kỹ thuật nuôi trồng và chế biến, các tiêu chuẩn VSATTP của các thị trƣờng, những phản hồi về sản phẩm từ thị trƣờng xuất khẩu. Những thông tin này là cơ sở cho sản phẩm cá tra có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn thì lại không đƣợc chia sẻ tới tất cả các thành phần tham gia vào các công đoạn sản xuất đó. Những thông tin về các khâu sản xuất không rõ ràng đã gây khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc và cấp mã vùng nuôi đƣợc phép xuất khẩu. Điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng VSATTP của sản phẩm, gây tổn hại đến thƣơng hiệu cá tra.

Tóm lại, thông tin là nền tảng để các mắt xích trong chuỗi sản xuất có thể chủ động trong việc thống nhất kế hoạch sản xuất, mức tồn kho, và thiết lập kế hoạch dài hạn. Tuy nhiên thực trạng ngành sản xuất cá tra xuất khẩu khu vực ĐBSCL chƣa có cơ chế phối hợp để dòng thông tin trong chuỗi đƣợc thông suốt dẫn đến nhiều bất cập trong công tác dự báo và lên kế hoạch sản xuất, điều này làm ảnh hƣởng rất lớn tới lợi nhuận chung của toàn ngành.

2.2.5.3 Hệ thống cơ sở vật chất trong vận chuyển và lưu kho chưa phát triển tương xứng với tốc độ tăng trưởng của ngành, dẫn đến tình trạng dòng chảy hàng hóa (cá tra nguyên liệu và sản phẩm chế biến) bị gián đoạn ảnh hưởng đến năng suất sau thu hoạch, khả năng đáp ứng đơn hàng nhanh và chất lượng sản phẩm.

Đa số cơ sở nuôi trồng cá tra nguyên liệu đƣợc phân bố chủ yếu xung quanh lƣu vực của Sông Tiền và Sông Hậu, do đó rất thuận tiện trong việc vận chuyển cá

http://svnckh.com.vn 64 tra sau thu hoạch tới nhà máy chế biến. Thu mua cá thƣờng đƣợc thực hiện bởi hai đối tƣợng chính đó là: thƣơng lái và các doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Phƣơng tiện vận chuyển cá nguyên liệu đến các nhà máy chế biến thƣờng bằng các phƣơng tiện thô sơ, không phải phƣơng tiện chuyên dụng, nhƣ: ghe, thuyền và ô tô. Cơ sở hạ tầng giao thông chƣa đồng bộ, hơn nữa, các cơ sở nuôi cá tra thƣờng phân tán, không tập trung thành vùng qui mô lớn. Đây cũng gây nên những hạn chế trong công tác vận chuyển, thu mua, ảnh hƣởng tới năng suất sau thu hoạch. Do đặc thù của sản phẩm thủy sản nói chung và cá tra nói riêng đó là vòng đời sản phẩm ngắn, rất dễ bị ƣơn hỏng, do đó công tác thu mua và chuyển cá nguyên liệu đến các nhà máy cũng nhƣ lƣu kho lạnh đòi hỏi phải nhanh, kịp thời đảm bảo cá còn tƣơi nguyên. Hơn nữa cá tra nguyên liệu phải thu hoạch khi kích thƣớc và trọng lƣợng cá đạt tiêu chuẩn (thƣờng khoảng 1,0-1,1 kg) nếu không thu hoạch nhanh cá sẽ bị trễ lứa và giá thành sẽ giảm, không đảm bảo tiêu chuẩn khắt khe mà phía nhập khẩu yêu cầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 59 - 64)