ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚ

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 66 - 72)

LONG

Dựa trên kết quả hoạt động của ngành sản xuất cá tra xuất khẩu khu vực ĐBSCL, cũng nhƣ đánh giá thực trạng về mối liên kết giữa các thành phần trong quá trình sản xuất từ đó nhóm nghiên cứu đã sử dụng phƣơng pháp phân tích SWOT để chỉ ra những điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunity),

http://svnckh.com.vn 67 Nguy cơ (Threat) mà ngành sản xuất cá tra xuất khẩu ở khu vực ĐBSCL có thể gặp phải trong quá trình phát triển tiếp theo.

2.4.1 Điểm mạnh

Điều kiện tự nhiên của khu vực ĐBSCL với hệ thống sông ngòi cung cấp nguồn nƣớc ngọt dồi dào, khí hậu ấm áp, là điều kiện thuận lợi với việc nuôi trồng cá tra quanh năm. Hơn nữa, năng suất nuôi cá tra nguyên liệu rất cao trong sử dụng một diện tích nuôi trồng thấp. Đặc điểm này giúp Việt Nam trở thành nƣớc có sản lƣợng cá tra lớn nhất thế giới

Sản phẩm cá tra đƣợc các thị trƣờng ƣa thích do giá cạnh tranh hơn so với các loại thủy sản khác và thịt trắng, chất lƣợng dinh dƣỡng, hợp khẩu vị với ngƣời tiêu dùng tại các thị trƣờng tiềm năng nhƣ EU, Đông Âu, Australia, Ai Cập…

Chi phí sản xuất sản phẩm cá tra tại khu vực ĐBSCL thấp do chi phí lao động rẻ, nguồn lao động dồi dào, khu nuôi trồng và chế biến tập trung, thuận tiện trong chuyên chở vận chuyển, các doanh nghiệp chế biến tập trung gần cảng biển, nên giảm đƣợc chi phí vận chuyển. Tận dụng lợi thế so sánh và tính kinh tế theo sản xuất trên qui mô lớn.

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản có kinh nghiệm về qui trình sản xuất, nhanh nhẹn, năng động trong việc tiếp cận các thị trƣờng mới với sự trợ giúp từ VASEP và các Thƣơng vụ Việt Nam tại nƣớc ngoài.

Cá tra đƣợc xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN và mang tính chiến lƣợc của vùng ĐBSCL. Sản xuất và chế biến cá tra nhận đƣợc sự quan tâm hỗ trợ và sự quyết tâm từ phía Chính phủ và các Cơ quan Ban ngành. Năm 2009, với sự ra đời Ban chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ cá tra đƣợc đánh dấu là năm tập trung quy hoạch, rà soát, và từng bƣớc giải quyết triệt để các vấn đề tồn tại.

2.4.2 Điểm yếu

Thứ nhất, ngƣời nuôi và ngƣời chế biến chƣa có sự liên kết chặt chẽ trong việc dự báo và hoạch định sản lƣợng, chất lƣợng, phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro. Chƣa có cơ chế chia sẻ thông tin, hạn chế về tiếp cận thông tin về thị trƣờng cũng nhƣ các kỹ thuật nuôi trồng, qui trình VSATTP.

http://svnckh.com.vn 68 Thứ hai, sự phát triển tự phát của nuôi trồng nên không cân đối đủ giống cho ngƣời nuôi, và không có cơ quan nào chịu trách nhiệm kiểm soát chất lƣợng giống. Hệ thống các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản từ Trung ƣơng đến địa phƣơng đang trong quá trình hình thành nên còn thiếu và yếu.

Thứ ba, việc áp dụng sản xuất sạch đạt tiêu chuẩn chất lƣợng chƣa phổ biến, hiệu quả ứng dụng các tiêu chuẩn nhƣ HACCP và chƣơng trình quản lý chất lƣợng còn chƣa cao

Thứ tƣ, chƣa có qui hoạch cụ thể về ngƣời nuôi, việc giám sát, rà soát, điều chỉnh, qui hoạch còn nhiều hạn chế. Công tác nuôi trồng phát triển một cách tự phát dẫn đến khó khăn trong quản lý sản xuất và truy xuất nguồn gốc

Thứ năm, nhiều nhà chế biến và ngƣời nuôi không tuân thủ qui định xử lý chất thải. Việc quản lý môi trƣờng và hệ thống quan trắc cảnh báo môi trƣờng phục vụ thủy sản chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức, đồng bộ về nguồn lực, hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng và dịch bệnh phát triển dẫn đến rủi ro cho ngƣời nuôi

Thứ sáu, cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ ngƣời nuôi chƣa đƣợc đầu tƣ thích đáng. Hầu hết các vùng nuôi chƣa có hệ thống cấp, thoát nƣớc riêng biệt, chƣa có hệ thống ao lắng, xử lý nƣớc thải. Hệ thống phƣơng tiện vận tải còn thô sơ so với yêu cầu vận chuyển nhanh của sản phẩm cá tra.

Thứ bảy, cạnh tranh không lành mạnh xảy ra trong thƣơng mại, hiện tƣợng tranh mua tranh bán và ép giá còn xảy ra giữa các nhà chế biến; đồng thời thƣờng xảy ra hiện tƣợng không tuân thủ hợp đồng mua bán đã ký kết giữa ngƣời nuôi và doanh nghiệp chế biến cá tra.

Thứ tám, giá thức ăn chăn nuôi và thức ăn cá tra thời gian qua tăng đột biến, mà nguyên nhân sâu xa do nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn trong nƣớc phụ thuộc nhiều vào thị trƣờng thế giới, trong khi đó giá sản phẩm có xu hƣớng giảm

2.4.3 Cơ hội

Những cơ hội do quá trình hội nhập của Việt Nam cùng với những xu hƣớng tiêu dùng của thị trƣờng. Nếu mà các doanh nghiệp nắm bắt đƣợc, thì đây là những cơ hội cho cá tra mở rộng thị phần của mình tại hơn 130 thị trƣờng trên thế giới:

http://svnckh.com.vn 69 Trƣớc hết, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận các thị trƣờng mới một cách dễ dàng, bình đẳng, sản phẩm cá tra của Việt Nam không bị đối xử phân biệt. Bên cạnh đó chúng ta còn đƣợc hƣởng một số ƣu đãi thuế quan từ các hiệp định thƣơng mại song phƣơng với các quốc gia, ví dụ Hiệp định Hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA), ký 01/2009 và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ký 12/2008, tạo điều kiện cho sản phẩm cá tra vào thị trƣờng Nhật Bản với mức thuế suất 0%.

Trong những năm gần đây, diễn biến dịch bệnh phức tạp đối với gia súc gia cầm đã tạo cơ hội lớn cho sự phát triển của các sản phẩm thủy sản nói chung và cá tra nói riêng, khi ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng sử dụng sản phẩm thủy sản nhƣ là sản phẩm thay thế.

Nhu cầu mặt hàng thủy sản ở các thị trƣờng nhƣ Bắc Mỹ, EU, Đông Âu, Bắc Phi luôn rất lớn. Nếu sản phẩm cá tra đảm bảo các yêu cầu chất lƣợng và VSATTP, các doanh nghiệp chế biến cá tra tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại thâm nhập vào các thị trƣờng tiềm năng trên và các thị trƣờng mới khác, đây là một cơ hội cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Khủng hoảng kinh tế khiến ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng lựa chọn sản phẩm thủy sản giá rẻ, thơm ngon, đảm bảo dinh dƣỡng. Đây là một lợi thế của cá tra. Và trong thời gian khủng hoảng vừa qua, cá tra của Việt Nam là sự lựa chọn của nhiều ngƣời tiêu dùng ở Nga, Ucraina, Ai Cập, Italia…

2.4.4 Thách thức

Đi kèm với những cơ hội bên ngoài mang lại, những nguy cơ, rủi ro mà cá tra Việt Nam dễ gặp phải trong bối cảnh ngày nay bao gồm:

Trƣớc hết, khủng hoảng kinh tế khiến ngƣời tiêu dùng tại các thị trƣờng xuất khẩu thắt chặt chi tiêu, do đó sản lƣợng tiêu thụ cá tra xuất khẩu của Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ sụt giảm.

Sự xuất hiện ngày càng tinh vi các hình thức bảo hộ ở các nƣớc phát triển nhƣ: các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Hàng rào kỹ thuật ở một số thị trƣờng nhập khẩu kiểm soát dƣ lƣợng hóa chất và kháng sinh cấm nhƣ: Chloramphenicol, Fluoroquinolones, Malachite Green, tạp chất ... trở nên nghiêm ngặt hơn sau các vụ phát hiện có dƣ lƣợng kháng sinh trong một số lô hàng. Các thị trƣờng tiêu thụ cá

http://svnckh.com.vn 70 tra của Việt Nam nhƣ Pháp, Tây Ban Nha, Nauy, Mỹ… ngày càng sử dụng nhiều các chƣơng trình truyền thông làm giảm uy tín chất lƣợng sản phẩm cá tra Việt Nam mặc dù những thông tin đó thiếu cơ sở và con cá tra đã đƣợc xác nhận về chất lƣợng, nhƣng ít nhiều những thông tin sai lệch này cũng ảnh hƣởng tới tâm lý ngƣời tiêu dùng các nƣớc nhập khẩu, liên đới ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.

Các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá tại các thị trƣờng EU và Hoa Kỳ. Chính sự cạnh tranh không lành mạnh bằng việc giảm giá giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có gây hậu quả cho chính mình.

Mặt hàng cá tra của Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh với các sản phẩm thủy sản cùng hạng của các nƣớc Trung Quốc, Thái Lan... Đặc biệt trong thời gian qua, Thái Lan và Trung Quốc là hai nƣớc đầu tƣ cho con cá tra mạnh nhất. Thái Lan đã đầu tƣ 20 triệu USD nghiên cứu nuôi cá tra ao, hầm37. Dự báo, một hoặc hai năm nữa lợi thế độc quyền của con cá tra Việt Nam sẽ không còn, và sẽ bị thu hẹp thị phần nếu những yếu kém từ sản xuất đến tiêu thụ chậm đƣợc khắc phục...

Rủi ro giảm giá xuất khẩu. Trong những năm qua, giá sản phẩm phi lê cá tra xuất khẩu đang có xu hƣớng giảm giá. Nếu nhƣ năm 2000, giá trung bình 3.7USD/kg cá tra xuất khẩu thì năm 2007 chỉ còn trung bình 2.53USD/kg cá tra xuất khẩu.38

37 Theo TS. Nguyễn Văn Sánh, Phó viện trƣởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL (Đại học Cần Thơ)

38

http://svnckh.com.vn 71

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Sản xuất cá tra đóng vai trò quan trọng và là ngành chiến lƣợc đôi với khu vực ĐBSCL. Xuất khẩu cá tra trong những năm gần đây chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong xuất khẩu thủy sản cả nƣớc, hiện nay cùng với tôm, cá tra là mặt hàng thứ hai chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu thủy sản, nhƣng tốc độ phát triển cá tra có xu hƣớng tăng nhanh hơn so với tôm và là mặt hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh của khu vực ĐBSCL. Tuy nhiên trong kể từ năm 2003 trở lại đây, sản xuất cá tra tăng quá nhanh đã bộc lộ những mâu thuẫn xung đột giữa các thành phần tham gia chuỗi, sự quản lý yếu kém và công tác qui hoạch còn hạn chế, sự mất cân đối trong cung – cầu nguyên liệu, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong mối liên kết ngang với nhau, những khó khăn trong việc kiếm định VSATTP và bảo vệ môi trƣờng nguồn nƣớc…. Đây là những biểu hiện của một chuỗi sản xuất thiếu bền vững, yếu cả về liên kết ngang lẫn liên kết dọc. Đứng trƣớc tình trạng đó, mô hình hợp nhất theo ngành dọc đã xuất hiện ở một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu trong ngành. Bên cạnh những ƣu điểm của mô hình đối với doanh nghiệp trong việc khắc phục những khó khăn trƣớc mắt, mô hình này về lâu về dài tất yếu sẽ bộc lộ nhiều hạn chế, ẩn chứa những nguy cơ rủi ro và không phù hợp với xu hƣớng phát triển hiện đại.

http://svnckh.com.vn 72

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG CÁ TRA XUẤT KHẨU KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG pdf (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)