- Bản chất thứ 3, PL cịn thể hiện bản chất xã hội thơng qua tính dân tộc và tính mở.
e. PLXHCN quan hệ mật thiết với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản.
cộng sản.
- Trong mối quan hệ này, đường lối, chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo, bởi vì:
+ Đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phương hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật.
+ Pháp luật luôn phản ánh đường lối chính sách của Đảng, là sự thể chế hóa (cụ thể hóa) đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định chung thống nhất trên quy mô toàn xã hội.
=> Trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa cũng như trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật phải thấm nhuần các quan điểm thể hiện trong các đường lối, chính sách của Đảng để thể chế hóa thành hệ thống các quy phạm pháp luật phù hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó. Pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ tới đường lối, chính sách của Đảng.
+ Thực tiễn đã cho thấy, nếu sử dụng tốt công cụ pháp luật, thì đường lối, chính sách của Đảng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.
+ Thông qua pháp luật các đường lối, chính sách, quan điểm của Đảng được triển khai một cách nhanh chóng, cụ thể và trên quy mô rộng lớn nhất. Thực tiễn pháp lý là môi trường để kiểm nghiệm tính đúng đắn và hiệu quả thực hiện các đường lối, chính sách và quan điểm của Đảng.
- Trong mối quan hệ này, ĐLCS luơn giữ vai trị chủ đạo. Đường lối, chính sách của đảng là yếu tố thứ nhất, nội dung PL là yếu tố phát sinh
- Ý nghĩa thực tiễn mối liên hệ: Cần tránh khuynh hướng pháp luật thuần túy, khi xây dựng và thực hiện pháp luật không dựa trên cơ sở đường lối chính sách của Đảng. Đồng thời cũng phải tránh khuynh hướng muốn dùng đường lối chính sách của Đảng để thay thế cho pháp luật, hạ thấp vai trò của pháp luật.