- Đặc điểm của điều chỉnh pháp luật:
d. Các giai đoạn của quá trình điều chỉnh pháp luật: Những giai đoạn cơ bản
Quá trình điều chỉnh pháp luật rất phức tạp diễn ra với nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn khác nhau. Ơû đây chỉ nêu một số giai đoạn cơ bản có liên quan tới quá trình điều chỉnh pháp luật. Cần chú ý là việc phân chia này chỉ mang tính chất tương đối.
Giai đoạn thử nhất: Xác định nhiệm vụ, mục đích của điều chỉnh pháp luật để lập chương trình xây dựng pháp luật.
Nhiệm vụ của điều chỉnh pháp luật cần được xác định ở nhiều cấp độ khác nhau, có nhiệm vụ của toàn bộ hoạt động điều chỉnh pháp luật, có nhiệm vụ của từng lĩnh vực, từng trường hợp nói riêng ...
Sau khi đã nghiên cứu, xác định được mục đích, nhiệm vụ của điều chỉnh pháp luật cần lập chương trình xây dựng pháp luật, tìm kiếm phương án điều chỉnh tốt nhất trong điều kiện hiện tại để giải quyết vấn đề và phải luôn chú ý là pháp luật không phải là công cụ vạn năng có thể giải quyết được mọi việc mà nó cũng có những hạn chế nhất định.
Khi lập phương án giải quyết các nhiệm vụ đã xác định ở phần trên, cần nghiên cứu kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đã được tích lũy ở trong nước và thế giới, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và những tư liệu đã nghiên cứu về vấn đề đó. Trong những trường hợp phức tạp, còn nhiều nghi ngờ, bàn cãi, nếu có thể nên tổ chức những thực nghiệm xã hội - pháp lý, làm thí điểm trước rồi mới tiến hành trên quy mô toàn xã hội.
- Giai đoạn thứ hai: Ban hành pháp luật.
Việc ban hành pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành theo những hình thức, thủ tục, trình tự luật định như tổ chức soạn thảo văn bản; thẩm định, thẩm tra dự án, dự thảo văn bản; xem xét, thông qua văn bản; công bố văn bản.
Sau khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước phải tiến hành các hoạt động cần thiết để đưa văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành vào thực hiện như tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng phải thực hiện biết được nội dung văn bản...
Trong một số trường hợp, các cơ quan nhà nước còn phải tiến hành những công việc như ban hành những văn bản chi tiết hướng dẫn việc thi hành, cung cấp phương tiện, ngân sách, bổ sung, đào tạo cán bộ, công chức... thì văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành mới có khả năng được thực hiện bình thường.
- Giai đoạn thứ ba: Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật đã có hiệu lực. Giai đoạn thực hiện pháp luật có thể được tiến hành dưới nhiều hình thức như tuân theo pháp luật thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp
- Giai đoạn thứ tư. Kiểm tra, giam sát việc thực hiện pháp luật và đánh giá kết quả
tác động của pháp luật.
Trong suốt quá trình điều chỉnh pháp luật, cần tiến hành kiểm tra giám sát thường xuyên và cần có những tổng kết, đánh giá kết quả tác động của pháp luật. Những thông tin, kết quả thu được trong quá trình điều chỉnh pháp luật ở từng thời điểm
có thể rất khác nhau nhưng chúng có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả của pháp luật và hoàn thiện quá trình điều chỉnh pháp luật.
Trong quá trình điều chỉnh pháp luật nếu xảy ra hiện tượng vi phạm pháp luật thì xuất hiện thêm giai đoạn truy cứu trách nhiệm pháp lý. Khi xảy ra vi phạm pháp luật thì các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, để đảm bảo cho quá trình điều chỉnh pháp luật được tiến hành bình thường và có hiệu quả.