Những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật:

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 141 - 142)

- Đặc điểm của điều chỉnh pháp luật:

4. Những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật:

quy phạm pháp luật cĩ cùng tính chất để điều chỉnh các nhĩm quan hệ cùng loại và cĩ mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một chế định pháp luật, nhiều quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực nhất định của đời sống và cĩ phương pháp điều chỉnh đặc trưng tạo nên một ngành luật, nhiều ngành luật tạo nên một hệ thống pháp luật.

3. Căn cứ phân chia ngành luật:

- Đối tượng điều chỉnh: tức là dựa vào những quan hệ xã hội mà pháp luật hướng tới,

tác động tới.

- Phương pháp điều chỉnh là cách thức mà nhà nước sử dụng trong pháp luật để tác

động lên cách xử sự của những người tham gia các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật.

4. Những tiêu chuẩn cơ bản để xác định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật: pháp luật:

Để đánh giá về một hệ thống pháp luật, xác định mức độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chuẩn được xác định về mặt lý thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống pháp luật.

Có nhiều tiêu chuẩn để xác . định mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật trong đó có bốn tiêu chuẩn cơ bản là: Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật pháp lý của hệ thống pháp luật.

2.1. Tính toàn diện :

Tính toàn diện là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Có thể nói đây là tiêu chuẩn để "định lượng" một hệ thống pháp luật

nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng, vì chỉ khi nào định lượng được mới có thể tiếp tục nghiên cứu để "định tính". Tính toàn diện của hệ thống pháp luật thể hiện ở hai

cấp độ :

- Ở cấp độ chung đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có đủ các ngành luật theo cơ

cấu nội dung lôgíc và thể hiện thống nhất trong hệ thống văn bản quy phạm pháp. luật tương ứng.

- Ở cấp độ cụ thể đòi hỏi mỗi ngành luật phải có đủ các chế định pháp luật và các

quy phạm pháp luật.

2.2. Tính đồng bộ :

Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật thể hiện sự thống nhất của nó. Khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật cần phải chú ý xem giữa các bộ phận của hệ thống đó có trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn không? Sau khi xem xét tiêu chuẩn một (tính toàn diện) cần phải dựa theo tiêu chuẩn hai để đi sâu phân loại, đặt các bộ phận của hệ thống pháp luật trong mối liên hệ qua lại để phân tích, đối chiếu, xác định rõ mức độ thống nhất (đồng bộ) trên cơ sở đó tiếp

tục xác định tính chất và trình độ của một hệ thống pháp luật. Tính đồng bộ của hệ thống pháp luật cũng thể hiện ở hai mức độ:

- Ơû cấp độ chung đó là sự đồng bộ giữa các ngành luật với nhau. Để đạt tới mục tiêu này, cần giải quyết tốt hai vấn đề lớn: Một là, phải xác định rõ ranh giới giữa các ngành luật Hai là, phải tạo ra được một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản (thể hiện trong các văn bản luật) để tạo cơ sở

củng cố tính thống nhất của toàn hệ thống pháp luật.

- Ơû cấp độ cụ thể, tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo trong mỗi ngành luật, mỗi chế định pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau. Như vậy, xét theo cơ cấu của mỗi ngành luật với ba thành tố cơ bản thì ngành luật có tính chất loại, chế định pháp luật có tính chất nhóm còn quy phạm pháp luật có tính chất tế bào. Để tạo ra tính đồng bộ phải giải quyết triệt để, đúng đắn mối quan hệ loại - nhóm - tế bào. Điều đó đòi hỏi một mặt phải có quan điểm tổng quát để có thể xác định tính chất chung của mỗi ngành luật, cơ cấu các chế định, mặt khác phải có quan điểm cụ thể để dự kiến chính xác các tình huống và hoàn cảnh cụ thể, từ đó đề ra các quy phạm phù hợp.

2.3. Tính phù hợp :

Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Hệ thống pháp luật phải phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế xã hội, nó không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển đó. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này cần chú ý đến các mặt và giải quyết tết mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.

2.4. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện phải được xây dựng ở trình độ kỹ thuật pháp lý cao : pháp lý cao :

Kỹ thuật pháp lý là một vấn đề rộng lớn, phức tạp trong đó có ba điểm quan trọng, cần thiết phải chú ý khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật là:

- Kỹ thuật pháp lý thể hiện ở những nguyên tắc tối ưu được vạch ra để áp dụng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật.

- Ttình độ kỹ thuật pháp lý thể hiện ở việc xác định chính xác cơ cấu của pháp luật.

- Cách biểu đạt bằng ngôn ngữ pháp lý phải đảm bảo tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.

Một phần của tài liệu NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w