- Nghĩa vụ chủ thể:
b. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh pháp luật
- Đối tượng điều chỉnh của pháp luật:
+ Đối tượng điều chỉnh pháp luật là các quan hệ xã hội nhưng không phải là tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ là những quan hệ xã hội cơ bản, điển hình, phổ biến có liên quan tới đời sống cộng đồng xã hội, đến việc củng cố địa vị và lợi ích của người lao động trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội... còn những quan hệ xã hội không quan trọng, chưa phổ biến có thể được điều chỉnh bằng các quy phạm khác.
+ Đối tượng điều chỉnh của pháp luật còn có thể là những quan hệ xã hội phát sinh, nghĩa là, chúng chỉ xuất hiện khi có quy phạm pháp luật.
Chẳng hạn, các quan hệ bảo hiểm (bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí...), các quan hệ tố tụng (tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. . . ).
Khi một QHXH trở thành đối tượng điều chỉnh của PL, nĩ là kết quả của sự tác động của các yếu tố khách quan nhưng nĩ cũng đồng thời là kết quả nhận thức chủ quan của nhà làm luật trước các yếu tố khách quan đĩ.
Cần phân biệt giữa đối tượng đối tượng điều chỉnh của PL – các QHXH và đối tượng điều chỉnh của ý thức con người – các hành vi. Pháp luật khơng điều chỉnh
hành vi của con người bởi hành vi là đối tượng của sự tự điều chỉnh của chủ thể. Hơn nữa hành vi là phương thức biểu hiện QHXH chứ khơng phải là nội dung của QHXH đĩ. Tuy nhiên, PL cĩ thể tác động, ảnh hưởng lên các hành vi của con người, thơng qua ý thức của chủ thể và PL chỉ tác động lên những hành vi mà sự thực hiện chúng sẽ ảnh hưởng lên lợi ích của XH. Sự khác biệt là PL cĩ thể tác động lên hành vi của chủ thể, nhưng PL khơng thể đặt mục tiêu và định hướng hành vi của chủ thể.
- Phạm vi điều chỉnh: Là phạm vi (giới hạn) các quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh.
+ Phạm vi điều chỉnh của pháp luật cĩ thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể và phụ thuộc vào ý chí chủ qua của nhà nước và các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội…
+ Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến phạm vi điều chỉnh của pháp luật là: . Tính chất các quan hệ xã hội
. Các điều kiện về kinh tế, văn hĩa, xã hội.
. Ý thức pháp luật của nhân dân, của các cán bộ, cơng chức nhà nước, của những nhà chính trị
. Sự thống nhất của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự thống nhất về ý chí và lợi ích giữa các lực lượng trong đời sống xã hội
. Sự hồn thiện hệ thống pháp luật.
Hiện nay đang tồn tại nhiều xu hướng trong việc xác định phạm vi và mức độ điều chỉnh pháp luật lên các quan hệ xã hội: Xu hướng thứ nhất muốn mở rộng phạm vi điều chỉnh của pháp luật lên các quan hệ xã hội (những quan hệ trước đây được điều chỉnh bằng những công cụ khác, những quan hệ xã hội mới phát sinh); xu hướng khác lại muốn thu hẹp phạm vi điều chỉnh pháp luật, hạn chế bớt sự can thiệp của pháp luật lên hành vi của các chủ thể, đưa lại nhiều tự do hơn cho các chủ thể pháp luật (đề cao khả năng tự điều chỉnh của xã hội). Việc xác định phạm vi và mức độ điều chỉnh pháp luật lên các quan hệ xã hội có ý nghĩa rất to lớn trong việc quản lý duy trì sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho xã hội phát triển và nâng cao hiệu quả pháp luật. Điều này phụ thuộc sự sáng suốt của các cơ quan xây dựng pháp luật của đất nước.