II. Thực trạng xuất khẩu của rau quả Việt Nam vμo thị tr−ờng Mỹ
2. Cơ cấu thị tr−ờng xuất khẩu
2.1.4. Các thị tr−ờng khác
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị tr−ờng úc còn rất hạn chế, đạt 0,4 triệu USD năm 1999 vμ 2 triệu USD năm 2002. Lμ một quốc đảo có điều kiện tự nhiên phong phú với các loμi động thực vật đa dạng, nh−ng đất n−ớc thuộc Châu úc xa xôi nμy đặc biệt lo ngại sự lây lan bệnh tật từ các quốc gia khác. Theo các chuyên gia nên khai thác tốt khả năng hợp tác với thị tr−ờng nμy, vμ trong t−ơng lai không xa, úc có thể lμ thị tr−ờng rau quả lớn của Việt Nam.
Châu Âu hiện tiêu thụ khoảng 250.000 tấn dứa vμ 13.000 tấn trái vải mỗi năm. Đây lμ hai mặt hμng Việt Nam có nhiều tiềm năng sản xuất, có thể cạnh tranh đ−ợc với Thái Lan vμ Malaysia nếu giá cả vμ chất l−ợng tốt. Ngoμi hai mặt hμng dứa vμ vải, thanh long vμ măng cụt cũng có nhiều triển vọng xuất khẩu. Tuy nhiên, thị tr−ờng nμy có tiêu chuẩn chất l−ợng riêng cho trái cây rất cao, đòi hỏi các nhμ kinh doanh xuất khẩu trái cây Việt Nam cần tăng c−ờng đầu t− tiếp thị, tăng c−ờng hợp tác liên doanh, nhằm tranh thủ hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác, thông tin thị tr−ờng đề nâng cao năng suất, chất l−ợng vμ thu nhập. Các n−ớc Châu Âu nhập khẩu các sản phẩm v−ờn của Việt Nam chủ yếu nh− rau quả đóng hộp, n−ớc quả vμ hạt tiêu. Do khoảng cách địa lý xa vμ chi phí vận chuyển cao lại có nhiều nguồn cung cấp sản phẩm nhiệt đới t−ơi gần Châu Âu nên rau quả xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị trí hết sức
Đặng Thị Lan Ph−ơng - Pháp 1 - K38 48 khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu sang những n−ớc nμy đạt 40 triệu USD năm 2000 bao gồm cả rau quả vμ hạt tiêu.