- Miêu tảvà biểu cảm trong văn bản tự sự (1 tiết)
1. Tình cảnh của em bé bán diêm.
- Mẹ chết, sống với ông bố độc ác, bà nội cũng qua đời.
Nhà nghèo "Sống chui rúc trong một xó tối tăm", "trên gác sát mái nhà", "luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa"...
- Truyện đợc đặt đêm giao thừa với những cảnh đối lập : ngời qua lại, mùi thơm của ngỗng quay, ngôi nhà rực ánh đèn và dây trờng xuân...
Còn em thì chân đất, đầu trần, giữa trời rét giá, tuyết rơi, bụng đói, ngồi nép giữa cái xó tối tăm...
- Cảnh tơng phản đó càng làm nổi bật nỗi khổ về vật chất và nỗi khổ tinh thần của em - bà nội - chỗ dựa tinh thần của em cũng không còn nữa.
Hoạt động 2 : 2. Thực tế và những mộng tởng
này. GV lần lợt nêu các câu hỏi để HS trao đổi :
Không bán đợc diêm, trời rét, bụng đói, bố khó tính nhng cuối cùng em lại "đánh liều" rút que diêm ra để quẹt, và tởng tợng của em là gì ? có hợp lý không ? cách miêu tả que diêm cháy và trí tởng tợng của em bé có gì độc đáo, sáng tạo ? HS trình bày, GV bổ sung.
- GV nêu câu hỏi : Em bé đánh que diêm thứ 2 và tởng tợng những gì ? Tính chất hợp lí của chi tiết này ?
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung.
- GV cho HS trình bày tiếp chi tiết em bé quẹt que diêm thứ 3. Lớp nhận xét bổ sung.
- GV cho HS trao đổi lần đánh diêm thứ t của em bé.
Lớp nhận xét, GV bổ sung.
ngón tay → vì rét.
+ Em bé quan sát que diêm cháy và ngọn lửa : xanh lam, trắng ra, rực hồng, sáng chói ... vui mắt (phù hợp tâm lý). + Em tởng đang ngồi trớc lò sởi... có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng, và ớc đợc ngồi sởi ấm mã thế này.
+ Lửa tắt, em "bần thần" nghĩ rằng cha em giao em đi bán diêm và sẽ bị mắng. + Tính hợp lý : đang rét, tởng tợng ra lò sởi.
- Que diêm thứ 2 cháy và rực sáng. Bức tờng biến thành tấm vải để em nhìn thấy bàn ăn trong nhà : sạch sẽ, sang trọng, cuốn hút... và chú ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa tiến về phía em.
Diêm tắt và không có bàn ăn thịnh soạn nào cả. Bức tờng dày đặc và lạnh lẽo. Tính hợp lý : đang đói nên em ớc mơ và tởng tợng nh thế.
- Que diêm thứ 3 cháy và một cây thông Nô-en hiện ra cây nô - en đẹp, nến sáng lấp lánh, nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Diêm tắt, những ngọn nến nh bay lên trời, em bé nhớ lời bà nói : khi có 1 vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thợng đế.
Tính hợp lý : đón giao thừa nên cây nô -en xuất hiện, vì em đã có một thời nh thế. - Que diêm thứ 4 cháy và bà xuất hiện, mỉm cời với em.
+ Em biết diêm tắt là bà biến mất, em xin bà đi theo Thợng đế.
+ Diêm tắt và ảo ảnh rực sáng cũng biến mất. + Em quẹt hết que này đến que khác, sáng nh ban ngày, muốn giữ bà lại mãi mãi. Em lại thấy bà to và đẹp, bà cầm tay em bay vụt lên cao, không còn rét, không còn ai đe doạ...
Tính hợp lý : em luôn nghĩ tới ngời bà hiền hậu, chí nhân.
Hoạt động 3 :
Qua những lần quẹt diêm trong đêm giao thừa, em cảm nhận gì về tâm trạng của em bé bán diêm và nghệ thuật biểu hiện tâm trạng nhân vật của tác giả ? HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV bổ sung và có thể
- Qua những lần quẹt diêm, em bé vừa ý thức đợc cảnh ngộ của mình (đói, rét, bố khó tính) vừa tởng tợng những ảo ảnh để vơi bớt đi nỗi khổ (rét - lò sởi, giao thừa - cây nô en, đói - ngỗng quay, khổ - bà xuất hiện).
bình về niềm khao khát của những em
bé khốn khổ ấy. Cách miêu tả hiện thực và trí tởng tợng của em bé hoàn toàn phù hợp với cảnh ngộ và tâm trạng của em: khao khát một cuộc sống tốt đẹp.
Về nghệ thuật : Cách thể hiện tâm trạng của em bé "trớc lò sởi, ngỗng quay, cây nô en, ngời bà" chân thật, hồn nhiên, trong sáng. Từ ngữ, hình ảnh trong các đoạn văn phù hợp với tâm trạng nhân vật.
Hoạt động 4 : 3. Một cái chết thơng tâm.
- GV cho 1 HS đọc lại đoạn cuối và nêu câu hỏi : cảnh em bé chết đợc tác giả miêu tả nh thế nào ? Cảm nhận của em về cái chết của em bé bán diêm.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung và HS tự ghi những ý chính vào vở.
- Tác giả xây dựng 2 cảnh đối lập : sáng mùng một, đầu năm mọi ngời vui vẻ ra đờng, mặt trời trong sáng chói chang trên bầu trời xanh nhạt. Và 1 cảnh em bé chết trong xó tờng vì giá rét, giữa những bao diêm, giữ sự lành lùng của mọi ngời.
Em chết tội nghiệp, cô đơn, nhng cũng rất thanh thản.
- Em chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cời - chết trong mộng tởng, cùng bà bay lên cao, lên cao... Nhng dù sao, cái chết của em cũng là một kết cục thơng tâm.
Hoạt động 4 : III. Tổng kết.
GV nêu câu hỏi : Cảm nhận về nhân vật em bé bán diêm và những nét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn.
HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung để nhấn mạnh những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.
- Hình ảnh em bé bán diêm tội nghiệp với cảnh ngộ gia đình và cái chết thơng tâm trong đêm giao thừa đầy khát khao mộng tởng. ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn là tình thơng yêu những em bé khốn khổ và khát khao mang lại hạnh phúc cho tuổi thơ.
- Nghệ thuật với truyện ngắn đặc sắc : Sử dụng chi tiết, hình ảnh tơng phản để làm nổi bật hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật. Cách miêu tả tâm lí của em bé trong đêm giao thừa với những tởng t- ợng, ảo ảnh hợp lí.
c. Hớng dẫn học ở nhà.
- Đọc diễn cảm truyện ngắn, tóm tắt truyện trong khoảng 10 dòng.
- Kết đoạn văn (khoảng 10 dòng) phát biểu cảm nghĩ về nhân vật em bé (hoặc viết phần kết mới cho truyện - em bé không chết và ngời bố xuất hiện đa em về nhà...)
- Chuẩn bị bài cho tiết sau : Trợ từ, thán từ