Quản lý tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 121)

a. Luật đất đai

Tài nguyên đất là một loại tài nguyên đặc biệt và nhạy cảm trong nền kinh tế quốc gia, nên năm 1993 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật Đất đai. Được sửa đổi, bổ sung một số điều của luật này vào năm 1998 và năm 2001. Đến năm 2003, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 đã thông qua luật đất đai và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2004, giao cho Chính phủ ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành đạo luật này.

Luật đất đai, quy định về quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đối tượng áp dụng Luật này bao gồm: Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai; người sử dụng đất; Các đối tượng khác có liên quan đến quản lý và sử dụng đất. Trong trường hợp Luật này không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan.

Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về đất đai: Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai; Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, xác định địa giới, quản lý hồ sơ địa giới, lập bản đồ địa giới, khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng và quy hoạch và quy hoạch sử dụng đất. Đồng thời quản lý quy hoạch, kế hoạch, giao đất, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích, đăng ký, cấp giấy chứng nhận và lập, quản lý hồ sơ địa chính. Cũng như thống kê, kiểm kê, quản lý tài chính, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định, xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất đai. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, bảo đảm quản lý đất đai có hiệu lực và hiệu quả.

Quốc hội ban hành pháp luật về đất đai, quy định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với việc quản lý và sử dụng đất đai trong phạm vi cả nước. Chính phủ quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về đất đai.

Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện quyền giám sát việc thi hành pháp luật về đất đai tại địa phương. UBND các cấp thực hiện quyền đại diện quyền sở hữu về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và công dân có quyền hạn và trách nhiệm giám sát việc quản lý và sử dụng đất đai, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng đất đai.

b. Áp dụng Luật bảo vệ môi trường

Theo quy định của Luật này, lĩnh vực phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường đất áp dụng Điều 14 và Điều 18 Luật bảo vệ môi trường. Đó là: “Việc khai thác đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản phải tuân theo quy định sử dụng đất, kế hoạch cải tạo đất, bảo đảm cân bằng sinh thái. Việc sử dụng hóa chất, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, các chế phẩm sinh học khác phải tuân theo quy định của pháp luật. Trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng các công trình phải áp dụng các biện pháp hạn chế, phòng chống xói mòn, sụt lở, trượt đất, làm đất phèn hóa, mặn hóa, ngọt hóa tùy tiện, đá ong hóa, sình lầy hóa, sa mạc hóa” và

học, kỹ thuật, y tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, chủ dự án đầu tư của nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, chủ dự án phát triển kinh tế - xã hội khác phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định. Kết quả thẩm định về báo cáo đánh giá tác động môi trường là một trong những căn cứ để cấp có thẩm quyền xét duyệt dự án hoặc cho phép thực hiện. Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và có quy định riêng đối với các cơ sở đặc biệt về an ninh, quốc phòng nói tại Điều 17 và Điều này. Quốc hội xem xét, quyết định đối với dự án có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Danh mục dự án loại này do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định”.

Ngoài những nội dung cơ bản quản lý tài nguyên đất ở tầm vĩ mô trên đây, chính quyền địa phương các cấp tùy theo sự phân cấp còn phải xây dựng, ban hành các văn bản dưới luật về đất đai phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương mình theo quy định của pháp luật. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt mới được thực thi ở địa phương mình để công tác quản lý tài nguyên đất đi vào nề nếp, ổn định và phát triển bền vững tài nguyên này.

6.3.2 Các biện pháp quản lý tài nguyên đất

- Cần có quy hoạch sử dụng đất hợp lý. Ngoài quy hoạch tổng thể rất cần quy hoạch chi tiết có giá trị thực tiễn cao đến cấp xã, cần gắn liền quy hoạch sử dụng đất với các ngành công nghiệp và dịch vụ như du lịch, chế biến nông sản, phát triển ngành nghề thủ công mà thị trường đòi hỏi.

- Thực hiện tốt việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước. Xác định rõ, công khai và tăng quyền sử dụng đất. Đây là khâu đột phá, là vấn đề trung tâm then chốt và cũng là biện pháp về kinh tế, quản lý để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả đất đai. Giao đất, giao rừng cần kết hợp chặt chẽ với quy hoạch sử dụng đất trong vùng, nhất là quy hoạch vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sau thu hoạch. - Tăng cường quản lý đất đai về số lượng và chất lượng, mà nòng cốt là quản lý tổng hợp với sự liên kết của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực theo phương châm “tiết kiệm đất”, đặc biệt đất cho xây dựng các công trình công cộng và nhà ở. Dành đất tốt cho sản xuất nông nghiệp lâu dài.

- Cần có các chương trình, dự án nghiên cứu và triển khai về quản lý, sử dụng đất lâu dài, gắn kết chặt chẽ với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ơ phạm vi vĩ mô (toàn quốc) và vi mô (từng vùng đặc thù). Cần thiết có những chương trình nghiên cứu tổng hợp dài hạn về bảo vệ và nâng cao độ phì nhiêu đất, kết hợp giữa chuyển giao công nghệ tiên tiến với các tri thức bản địa, đảm bảo sử dụng đất bền vững, thích hợp cho từng vùng với điều kiện khai thác khí hậu và kỹ thuật canh tác khác nhau.

- Cần phát triển mạnh thị trường về quyền sử dụng đất. Đồng thời tăng cường quản lý thị trường bất động sản. Nghiêm chỉnh thi hành Luật Đất đai, kết hợp với các biện pháp chính sách, nhằm khuyến khích việc quản lý, sử dụng đất đúng mục đích. Kiên quyết thu hồi lại đất từ các trường hợp sử dụng đất sai mục đích.

CHƯƠNG 7: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NĂNG LƯỢNG VÀ KHOÁNG SẢN

7.1 Giới thiệu tổng quát

Phù hợp với công thức nổi tiếng của Einstein E = MC2 (trong đó, E là năng lượng, M là khối lượng, C là tốc độ ánh sáng trong chân không), năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên trái đất có nguồn gốc chủ yếu là Mặt Trời và năng lượng tàn dư trong lòng Trái Đất. Năng lượng Mặt Trời tồn tại ở các dạng chính: BXMT, năng lượng sinh học dưới dạng sinh khối, năng lượng chuyển động của thủy quyển, khí quyển (gió, bão, sóng , các dòng chảy sông suối, các dòng hải lưu,…). Năng lượng tàn dư trong lòng TĐ có các dạng chính: các nguồn nước nóng, năng lượng núi lửa, năng lượng phóng xạ, năng lượng của các khối đất đá nóng trong thạch quyển,… Tài nguyên năng lượng của các quốc gia và loài người trên Trái đất là các tích tụ năng lượng với cường độ và quy mô cho phép khai thác quy mô công nghiệp.

Khai thác và sử dụng năng lượng là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra ô nhiễm môi trường và các biến đổi khí hậu toàn cầu. Các nước đang phát triển đang phải đương đầu với tác động ô nhiễm cục bộ của chất thải ô nhiễm phát sinh trong khai thác và sử dụng nhiên liệu hóa thạch như: bụi và khói, các loại khí độc hại CO, SO2, NO2, CnHm,…, sự suy thoái tài nguyên đất, tài nguyên rừng,… Môi trường toàn cầu đang đứng trước các biến đổi khí hậu và nóng lên của bầu khí quyển, do sự gia tăng phát thải khí nhà kính CO2. Việc chuyển đổi nguồn cung cấp năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn khác hiện chưa mang lại hiệu quả. Năng lượng nguyên tử hiện chưa an toàn và tiềm ẩn các tai biến sinh thái to lớn. Năng lượng BXMT có cường độ yếu và giá thành quá cao. Năng lượng gió không ổn định và hiệu suất thấp. Năng lượng thủy điện thường làm cho nhiều vùng đất canh tác và tài nguyên rừng bị ngập vĩnh viễn. Năng lượng thủy triều có thể gây ra các biến động mạnh mẽ tới môi trường các hệ sinh thái cửa sông. Năng lượng địa nhiệt hiện chưa có công nghệ khai thác hiệu quả.

7.2 Tài nguyên năng lượng

7.2.1 Nhiệt độ, năng lượng, nhiệt và công

a. Nhiệt độ:

Từ lâu người ta đã biết rằng tính chất của vật chất có liên quan mật thiết tới mức độ nóng lạnh của vật chất đó. Nóng lạnh là thể hiện tình trạng giữ nhiệt của vật và mức độ nóng lạnh đó được gọi là nhiệt độ. Vậy nhiệt độ là đại lượng đặc trưng cho trạng thái nhiệt, theo thuyết động học phân tử thì động năng của vật. E = 2 3 KT Trong đó: K - Hằng số Bonltzman

E - Động năng trung bình chuyển động thẳng của các phân tử T - Nhiệt độ tuyệt đối của vật.

Theo định luật 2 nhiệt động học: Nhiệt lượng nhận vào hay tỏa ra của môi chất trong chu trình Cácnô tương ứng với nhiệt độ của môi chất và có quan hệ.

1 2 2 1 T T Q Q =

Vậy khái niệm nhiệt độ không phụ thuộc vào bản chất mà chỉ phụ thuộc nhiệt lượng nhận vào hay Q2-Q1 Q1 s T T2 T1

b. Năng lượng

"Năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất xuất phát từ hai nguồn chủ yếu: Năng lượng mặt trời và năng lượng lòng đất".

− Năng lượng mặt trời tạo tồn tại ở các dạng chính: bức xạ mặt trời, năng lượng sinh học (sinh khối động thực vật), năng lượng chuyển động của khí quyển và thuỷ quyển (gió, sóng, các dòng hải lưu, thuỷ triều, dòng chảy sông...), năng lượng hoá thạch (than, dầu, khí đốt, đá dầu). − Năng lượng lòng đất gồm nhiệt lòng đất biểu hiện ở các các nguồn địa nhiệt, núi lửa và năng

lượng phóng xạ tập trung ở các nguyên tố như U, Th, Po,...

c. Nhiệt và công

Nhiệt và công là các đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng giữa môi chất và môi trường khi thực hiện một quá trình. Khi môi chất trao đổi công với môi trường thì kèm theo các chuyển động vĩ mô, còn khi trao đổi nhiệt thì luôn tồn tại sự chênh lệch nhiệt độ.

- Nhit lượng:

Một vật có nhiệt độ khác không thì các phân tử và nguyên tử của nó sẽ chuyển động hỗn loạn và vật mang một năng lượng gọi là nhiệt năng.

Khi hai vật tiếp xúc với nhau thì nội năng của vật nóng hơn sẽ truyền sang vật lạnh hơn. Quá trình chuyển nội năng từ vật này sang vật khác gọi là quá trình truyền nhiệt. Lượng nội năng truyền được trong quá trình đó gọi là nhiệt lượng trao đổi giữa hai vật, ký hiệu là:

Q nếu tính cho G kg, đơn vị đo là j, q nếu tính cho 1 kg, đơn vị đo là j/kg, Qui ước: Nếu q > 0 ta nói vật nhận nhiệt,

Nếu q < 0 ta nói vật nhả nhiệt,

Trong trường hợp cân bằng (khi nhiệt độ các vật bằng nhau), vẫn có thể xảy ra khả năng truyền nội năng từ vật này sang vật khác (xem là vô cùng chậm) ở trạng thái cân bằng động.

- Công:

Công là đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi năng lượng giữa môi chất với môi trường khi có chuyển động vĩ mô. Khi thực hiện một quá trình, nếu có sự thay đổi áp suất, thay đổi thể tích hoặc dịch chuyển trọng tâm khối môi chất thì một phần năng lượng nhiệt sẽ được chuyển hóa thành cơ năng. Lượng chuyển biến đó chính là công của quá trình.

Ký hiệu là:

l nếu tính cho 1 kg, đơn vị đo là j/kg, L nếu tính cho G kg, đơn vị đo là j, Qui ước: Nếu l > 0 ta nói vật sinh công

Nếu l < 0 ta nói vật nhận công,

Công không thể chứa trong một vật bất kỳ nào mà nó chỉ xuất hiện khi có quá trình thay đổi trạng thái kèm theo chuyển động của vật. Về mặt cơ học, công có trị số bằng tích giữa lực tác dụng và với độ dời theo hướng của lực.

7.2.2 Các dạng năng lượng

Các nguồn năng lượng trên trái đất có thể được phân thành một số dạng cơ bản:

- Các dạng năng lượng tái tạo và vĩnh cửu: bức xạ mặt trời, năng lượng gió, dòng chảy và sóng biển, năng lượng sinh khối.

- Các dạng năng lượng không tái tạo và vĩnh cửu: năng lượng địa nhiệt, năng lượng nguyên tử và hạt nhân.

- Các dạng năng lượng không tái tạo và có giới hạn: năng lượng của khoáng sản cháy (dầu mỏ, khí đốt, than, đá cháy,…).

- Năng lượng điện.

Hai dạng năng lượng đầu là các dạng năng lượng cơ bản và là cội nguồn của tất cả các dạng năng lượng đang được loài người khai thác và sử dụng trên trái đất. Trong tương lai xa, con người có thể vươn ra ngoài khoảng không vũ trụ để tiến tới những nguồn năng lượng nằm ngoài trái đất và những loại năng lượng mới (lực hấp dẫn, điện và từ trường,...).

Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng cơ bản của trái đất, với cường độ trung bình khi tới bề mặt trái đất khoảng 2 cal/cm2/phút. Theo tính toán, BXMT đã tồn tại trong 5 tỷ năm qua và sẽ tiếp tục tồn tại với khoảng 5 tỷ năm nữa. Phần lớn dòng năng lượng mặt trời (98 - 99%) bị phát tán trong khí quyển và tạo nên sự chuyển động của không khí và nước. Phần năng lượng mặt trời được khí quyển và thủy quyển hấp thụ hình thành nên vòng tuần hoàn nước. Phần rất nhỏ (1 - 2%) BXMT được thực vật ở trái đất hấp thụ và chuyển sang dạng năng lượng hóa năng và được lưu trữ dưới dạng sinh khối thực vật thông qua quá trình quang hợp. Sinh khối thực vật là nguồn cung cấp năng lượng cho động vật nói riêng và hệ sinh thái nói chung. Sinh khối động thực vật sau khi bị chôn vùi vào lòng trái đất trở thành năng lượng của các loại khoáng sản cháy.

Năng lượng địa nhiệt, năng lượng nguyên tử và hạt nhân là một nguồn năng lượng cơ bản khác của

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 121)