Quá trình lập và thẩm định báo cáo ĐTM

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 63 - 65)

Thực hiện các nội dung của Luật bảo vệ môi trường Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường trong đó có “Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường”.

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 “Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường”. Nội dung của thông tư quan trọng này được tóm tắt dưới đây.

a. Lp, thm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐMC quy định tại Điều 14 của Luật bảo vệ môi trường thành lập tổ công tác về ĐMC gồm các chuyên gia về môi trường, các nhà khoa học liên quan có trình độ, chuyên môn phù hợp với nội, tính chất của dự án để tiến hành công tác ĐMC và lập báo cáo ĐMC của chiến lược (quy hoạch, kế hoạch). Báo cáo ĐMC là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án.

Nội dung báo cáo ĐMC được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT.

- Số lượng và mẫu hồ sơ đề nghị được thẩm định:

+ 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của thông tư + 07 bản báo cáo ĐMC của dự án được đóng thành quyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 + 01 dự thảo văn bản chiến lược (quy hoạch, kế hoạch).

* Thẩm định ĐMC:

Việc thẩm định báo cáo ĐMC được thực hiện theo mục 3 phần II của Thông tư.

b. Lp, thm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

Trình tự lập và thẩm định báo cáo ĐTM như sau: - Lập báo cáo ĐTM:

Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM quy định tại Phụ lục I và II của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Nội dung báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT.

- Tham vấn ý kiến của cộng đồng.

- Gởi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM. Bao gồm:

+ 01 văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư

+ 07 bản báo cáo ĐTM đóng thành quyển theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư + 01 bản dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án.

- Thẩm định báo cáo ĐTM có thể thông qua hình thức hội đồng hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. - Hoàn chỉnh báo cáo ĐTM.

- Thẩm định lại báo cáo ĐTM (nếu có) - Phê duyệt báo cáo ĐTM.

- Xác nhận và gởi hồ sơ báo cáo ĐTM đã phê duyệt.

- Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM bổ sung (nếu có)

- Chủ dự án phải làm báo cáo, thông báo việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM. - Kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM.

- Xác nhận việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.

- Giám định kỹ thuật đối với công trình xử lý và bảo vệ môi trường.

c. Lập, đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường:

- Lập bản cam kết bảo vệ môi trường: Chủ dự án được quy định tại Điều 24 của Luật bảo vệ môi trường có trách nhiệm lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Cấu trúc và nội dung của bản cam kết BVMT được quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư.

+ 01 văn bản đề nghị xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư.

+ 03 bản cam kết bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 25 của Thông tư. + 01 bản dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo giải trình về đầu tư của dự án. - Xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.

- Gởi bản cam kết bảo vệ môi trường đã xác nhận.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 63 - 65)