Tài nguyên động thực vật

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 82 - 83)

Đến nay, chúng ta vẫn chưa biết hết trên trái đất có bao nhiêu loài sinh vật. Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,4 triệu loài trên trái đất, trong số đó có:

Về động vật: 4.000 loài thú, 9.040 loài chim, 6.300 loài bò sát, 4.184 loài ếch nhái, 18.150 loài cá

xương, 843 loài cá sụn, 751.000 loài côn trùng, 6.100 loài da gai, 50.000 loài thân mềm, 12.000 loài giun đốt, 12.000 loài giun tròn, 12.200 loài giun dẹt, 9.000 loài ruột khoang, 5.000 loài thân lỗ và 248.428 loài động vật nguyên sinh.

Về thực vật: 50.000 loài 1 lá mầm, 170.000 loài 2 lá mầm, 529 loài thực vật hạt trần, 10.000 loài

dương xỉ, 16.600 loài rêu, 26.900 loài tảo, 46.963 loài nấm. Rừng nhiệt đới có số lượng các loài lớn nhất.

Về vi sinh vật: Có hơn 4.760 loài vi khuẩn và 1.000 loài virút,...

Việt Nam rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Các kết quả điều tra cho thấy, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật, 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2.470 loài cá, 5.500 loài côn trùng.

Tuy nhiên tính đa dạng sinh học đang bị suy giảm do nơi sống của chúng bị xáo trộn, bị thu hẹp, bị ô nhiễm và do con người khai thác quá mức và bừa bãi. Các hệ sinh thái bị thu hẹp khiến nhiều loài ở trong nguy cơ bị tiêu diệt.

Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác ngoài gỗ là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học ở nhiều nơi, chỉ riêng rừng nhiệt đới mỗi năm đã mất đi 17.500 loài.

Bên cạnh đó nạn đánh bắt cá quá mức đang đe dọa nguồn lợi thủy sản. Phương pháp đánh bắt cá không khoa học, thậm chí mang tính hủy diệt như dùng lưới mắt nhỏ, xung điện, dùng chất nổ hay chất độc. Quá trình xây dựng các ao đầm nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển, khai hoang lấn biển làm đồng ruộng, làm muối, xây dựng khu dân cư đã làm hủy diệt nhiều vùng đất ngập mặn vốn là những nơi có đa dạng sinh học cao.

Nạn khai thác san hô làm vôi xây dựng đã hủy hoại nhiều bãi san hô lớn, tác động xấu đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển và hạn chế khả năng ngăn chặn xói mòn vùng ven biển. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, phát triển đô thị đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và làm thương tổn các hệ sinh thái nước. Những sự cố tràn dầu trên biển làm tổn thương nghiêm trọng hệ sinh thái biển và vùng ven bờ.

Đa dạng sinh học Việt Nam cũng đang ở mức báo động cần được bảo vệ khi tỷ lệ tuyệt chúng ở Việt Nam ước tính cao hơn mức trung bình của thế giới, khoảng 1.000 lần cao hơn tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên.

Qun lý động thc vt hoang dã

Để tạo điều kiện gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quan trọng như đã trình bày cần bảo vệ các chức năng sinh thái của rừng và thảm thực vật, bảo vệ tốt nguồn nước, môi trường không khí, biển,… Tổ chức quản lý tổng hợp theo nguyên tắc PTBV.

Công tác quản lý và bảo vệ rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn thiên nhiên cần được chú trọng trước hết. Bên cạnh đó phải có quy hoạch khôi phục lại những vùng rừng đã bị tàn phá và phát triển trồng rừng mới. Cần phải có biện pháp quản lý chống cháy rừng.

Phát triển lâm nghiệp bền vững sẽ tạo điều kiện duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất đai,… Khôi phục sinh cảnh tự nhiên, kiểm soát cháy rừng,…

Quản lý bền vững tài nguyên biển, vùng ven bờ, các vùng đất ngập mặn cũng tức là quản lý các nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã thuộc loại lớn và phong phú nhất. Lập quy hoạch khôi phục các vùng đất ngập nước.

Xây dựng và quản lý các khu bảo vệ có giá trị cao về ĐDSH như các khu rừng hoang dã, các vùng đất ngập nước, các vùng biển hoặc vực nước nội địa. Tăng cường quản lý các khu rừng đặc dụng,

đào tạo cán bộ, lập kế hoạch và biện pháp hiệu quả. Lập ngân hàng gen quốc gia và vùng nhằm duy trì các giống sinh vật, cây trồng đặc dụng. Lập các khu nuôi dưỡng cứu hộ động vật hoang dã. Củng cố và phát triển vùng đệm, khuyến khích canh tác thâm canh trên đất dốc, hạn chế dần du canh, ổn định đời sống nhân dân địa phương kết hợp với tuyên truyền giáo dục để họ dần dần tự giác trở thành lực lượng bảo vệ. Vùng đệm sẽ mang chức năng kiểm soát tác động của con người, dân cư đến khu vực cần bảo vệ, chúng mở rộng sinh cảnh tự nhiên được bảo vệ và cung cấp sản vật cho nhu cầu dân cư địa phương nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến phần tài nguyên phải bảo vệ nghiêm ngặt hơn.

Kiểm soát kinh doanh các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay việc kinh doanh các loài động vật hoang dã làm thức ăn, làm dược phẩm đang ngày càng gia tăng là mối hiểm họa cho nhiều loài rắn, rùa, ba ba, tắc kè,… việc kinh doanh trên diện rộng nên rất khó kiểm soát. Buôn bán các loài hoang dã qua biên giới cần được quản lý chặt chẽ. Thiết chế quy định về chăn nuôi các loài hoang dã.

Phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm đầy đủ cho dân số tăng nhanh cũng tức là bảo vệ tài nguyên đất, nước, bảo vệ các loài động thực vật khỏi bị săn hái, … Bảo vệ tính ĐDSH trong nông nghiệp.

Xây dựng và duy trì nghề cá bền vững sẽ bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, duy trì đa dạng sinh học ở cá vực nước.

Công tác quản lý động thực vật hoang dã cần phải có chính sách cụ thể và được luật pháp hóa. Chính sách và luật pháp trong quản lý động thực vật hoang dã đòi hỏi phải làm rõ, điều chỉnh và củng cố chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Luật BVMT cùng các văn bản dưới luật, đặc biệt đề cập đến vấn đề khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát việc mua bán các sinh vật thuộc diện quý hiếm hay đặc hữu, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm cần được quán triệt thực hiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, đánh giá và bảo tồn ĐDSH cần được đào tạo về chuyên môn.

Công tác phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên cần làm thường xuyên, rộng rãi. Bảo tồn ĐDSH chỉ có thể có hiệu quả nếu bản thân những người sử dụng tài nguyên được thuyết phục và hiểu rõ về nhu cầu bảo vệ và quản lý tốt hơn. Nếu họ thấy lợi ích từ việc quản lý và bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thiên nhiên thì họ sẽ tăng cường kiểm soát nguồn tài nguyên của họ.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 82 - 83)