4.2.1 Giới thiệu chung
Sự phát sinh và phát triển của sinh vật trên trái đất đã đóng góp quan trọng cho sự tiến hóa của sinh quyển, đồng thời đó cũng lại là nguồn sống của con người. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành. Chúng ta không thể sống thiếu sự cung ứng của thiên nhiên bao gồm cả nền khí hậu được xác lập, nguồn nước được bảo vệ, các chu trình sinh địa hóa được duy trì. Sự sống trên trái đất phụ thuộc vào tính đa dạng sinh học để duy trì những chức năng sinh thái như điều hòa nguồn nước và chất lượng, khí hậu, sự màu mỡ của đất đai và các nguồn tài nguyên có thể khai thác được.
Điều có giá trị hơn là chức năng sinh thái của đa dạng sinh học trong việc bảo vệ tài nguyên đất nhờ gia tăng độ phì nhiêu cho đất, điều hòa dòng chảy và tuần hoàn nước, chu trình nitơ, ôxy và khoáng chất,… nhằm duy trì trái đất như một hệ sinh thái sống, vận động và sạch. Giá trị của đa dạng sinh học này mang quy mô rộng lớn và không gì thay thế được cho sự sống của trái đất. Tuy nhiên tính đa dạng sinh học đang bị suy giảm do nơi sống của chúng bị xáo trộn, bị thu hẹp, bị ô nhiễm và do con người khai thác quá mức bừa bãi. Các hệ sinh thái bị thu hẹp dần khiến nhiều loài ở trong nguy cơ bị tiêu diệt.
4.2.2 Tài nguyên động thực vật
Đến nay, chúng ta vẫn chưa biết hết trên trái đất có bao nhiêu loài sinh vật. Theo tài liệu nghiên cứu mới nhất thì chúng ta đã biết và mô tả 1,4 triệu loài trên trái đất, trong số đó có:
Về động vật: 4.000 loài thú, 9.040 loài chim, 6.300 loài bò sát, 4.184 loài ếch nhái, 18.150 loài cá
xương, 843 loài cá sụn, 751.000 loài côn trùng, 6.100 loài da gai, 50.000 loài thân mềm, 12.000 loài giun đốt, 12.000 loài giun tròn, 12.200 loài giun dẹt, 9.000 loài ruột khoang, 5.000 loài thân lỗ và 248.428 loài động vật nguyên sinh.
Về thực vật: 50.000 loài 1 lá mầm, 170.000 loài 2 lá mầm, 529 loài thực vật hạt trần, 10.000 loài
dương xỉ, 16.600 loài rêu, 26.900 loài tảo, 46.963 loài nấm. Rừng nhiệt đới có số lượng các loài lớn nhất.
Về vi sinh vật: Có hơn 4.760 loài vi khuẩn và 1.000 loài virút,...
Việt Nam rất phong phú và đa dạng động thực vật hoang dã đặc trưng cho vùng nhiệt đới gió mùa. Các kết quả điều tra cho thấy, nước ta có khoảng 12.000 loài thực vật, 275 loài thú, 800 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài lưỡng cư, 2.470 loài cá, 5.500 loài côn trùng.
Tuy nhiên tính đa dạng sinh học đang bị suy giảm do nơi sống của chúng bị xáo trộn, bị thu hẹp, bị ô nhiễm và do con người khai thác quá mức và bừa bãi. Các hệ sinh thái bị thu hẹp khiến nhiều loài ở trong nguy cơ bị tiêu diệt.
Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác ngoài gỗ là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học ở nhiều nơi, chỉ riêng rừng nhiệt đới mỗi năm đã mất đi 17.500 loài.
Bên cạnh đó nạn đánh bắt cá quá mức đang đe dọa nguồn lợi thủy sản. Phương pháp đánh bắt cá không khoa học, thậm chí mang tính hủy diệt như dùng lưới mắt nhỏ, xung điện, dùng chất nổ hay chất độc. Quá trình xây dựng các ao đầm nuôi trồng thủy sản dọc bờ biển, khai hoang lấn biển làm đồng ruộng, làm muối, xây dựng khu dân cư đã làm hủy diệt nhiều vùng đất ngập mặn vốn là những nơi có đa dạng sinh học cao.
Nạn khai thác san hô làm vôi xây dựng đã hủy hoại nhiều bãi san hô lớn, tác động xấu đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật biển và hạn chế khả năng ngăn chặn xói mòn vùng ven biển. Các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, phát triển đô thị đã dẫn đến ô nhiễm nguồn nước và làm thương tổn các hệ sinh thái nước. Những sự cố tràn dầu trên biển làm tổn thương nghiêm trọng hệ sinh thái biển và vùng ven bờ.
Đa dạng sinh học Việt Nam cũng đang ở mức báo động cần được bảo vệ khi tỷ lệ tuyệt chúng ở Việt Nam ước tính cao hơn mức trung bình của thế giới, khoảng 1.000 lần cao hơn tỷ lệ tuyệt chủng tự nhiên.
Quản lý động thực vật hoang dã
Để tạo điều kiện gìn giữ và phát triển nguồn tài nguyên đa dạng sinh học quan trọng như đã trình bày cần bảo vệ các chức năng sinh thái của rừng và thảm thực vật, bảo vệ tốt nguồn nước, môi trường không khí, biển,… Tổ chức quản lý tổng hợp theo nguyên tắc PTBV.
Công tác quản lý và bảo vệ rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn thiên nhiên cần được chú trọng trước hết. Bên cạnh đó phải có quy hoạch khôi phục lại những vùng rừng đã bị tàn phá và phát triển trồng rừng mới. Cần phải có biện pháp quản lý chống cháy rừng.
Phát triển lâm nghiệp bền vững sẽ tạo điều kiện duy trì và phát triển nguồn tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên đất đai,… Khôi phục sinh cảnh tự nhiên, kiểm soát cháy rừng,…
Quản lý bền vững tài nguyên biển, vùng ven bờ, các vùng đất ngập mặn cũng tức là quản lý các nguồn tài nguyên động thực vật hoang dã thuộc loại lớn và phong phú nhất. Lập quy hoạch khôi phục các vùng đất ngập nước.
Xây dựng và quản lý các khu bảo vệ có giá trị cao về ĐDSH như các khu rừng hoang dã, các vùng đất ngập nước, các vùng biển hoặc vực nước nội địa. Tăng cường quản lý các khu rừng đặc dụng,
đào tạo cán bộ, lập kế hoạch và biện pháp hiệu quả. Lập ngân hàng gen quốc gia và vùng nhằm duy trì các giống sinh vật, cây trồng đặc dụng. Lập các khu nuôi dưỡng cứu hộ động vật hoang dã. Củng cố và phát triển vùng đệm, khuyến khích canh tác thâm canh trên đất dốc, hạn chế dần du canh, ổn định đời sống nhân dân địa phương kết hợp với tuyên truyền giáo dục để họ dần dần tự giác trở thành lực lượng bảo vệ. Vùng đệm sẽ mang chức năng kiểm soát tác động của con người, dân cư đến khu vực cần bảo vệ, chúng mở rộng sinh cảnh tự nhiên được bảo vệ và cung cấp sản vật cho nhu cầu dân cư địa phương nhưng không làm ảnh hưởng nhiều đến phần tài nguyên phải bảo vệ nghiêm ngặt hơn.
Kiểm soát kinh doanh các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay việc kinh doanh các loài động vật hoang dã làm thức ăn, làm dược phẩm đang ngày càng gia tăng là mối hiểm họa cho nhiều loài rắn, rùa, ba ba, tắc kè,… việc kinh doanh trên diện rộng nên rất khó kiểm soát. Buôn bán các loài hoang dã qua biên giới cần được quản lý chặt chẽ. Thiết chế quy định về chăn nuôi các loài hoang dã.
Phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm đầy đủ cho dân số tăng nhanh cũng tức là bảo vệ tài nguyên đất, nước, bảo vệ các loài động thực vật khỏi bị săn hái, … Bảo vệ tính ĐDSH trong nông nghiệp.
Xây dựng và duy trì nghề cá bền vững sẽ bảo vệ được nguồn lợi thủy sản, duy trì đa dạng sinh học ở cá vực nước.
Công tác quản lý động thực vật hoang dã cần phải có chính sách cụ thể và được luật pháp hóa. Chính sách và luật pháp trong quản lý động thực vật hoang dã đòi hỏi phải làm rõ, điều chỉnh và củng cố chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Luật BVMT cùng các văn bản dưới luật, đặc biệt đề cập đến vấn đề khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát việc mua bán các sinh vật thuộc diện quý hiếm hay đặc hữu, ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm cần được quán triệt thực hiện. Đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu, đánh giá và bảo tồn ĐDSH cần được đào tạo về chuyên môn.
Công tác phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên cần làm thường xuyên, rộng rãi. Bảo tồn ĐDSH chỉ có thể có hiệu quả nếu bản thân những người sử dụng tài nguyên được thuyết phục và hiểu rõ về nhu cầu bảo vệ và quản lý tốt hơn. Nếu họ thấy lợi ích từ việc quản lý và bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thiên nhiên thì họ sẽ tăng cường kiểm soát nguồn tài nguyên của họ.
4.2.3 Tài nguyên rừng
a. Khái niệm
Rừng là quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Trên thực tế rừng đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng những hiểu biết về rừng chỉ mới thực sự có được từ thế kỷ XIX. Theo quan điểm sinh thái học rừng được xem là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển (Temslay, 1935; Vili, 1957; Odum, 1966). Rừng là sự thống nhất trong mối quan hệ biện chứng giữa sinh vật - trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo, đất và môi trường.
Việc hình thành các kiểu rừng có liên quan chặt chẽ giữa sự hình thành các thảm thực vật tự nhiên với vùng địa lý và điều kiện khí hậu. Trong mỗi kiểu rừng được hình thành thì khí hậu, đất đai và độ ẩm sẽ xác định thành phần cấu trúc và tiềm năng phát triển của thảm thực vật rừng. Sự phân bố của thảm thực vật rừng là sự đồng nhất tương đối về địa lý, sinh thái và được hiểu như là một đơn vị địa lý thực vật độc lập, chúng kết hợp với nhau theo vĩ độ và theo độ cao thành những đai rừng lớn trên trái đất. Sự phân bố các đai rừng về cơ bản không chịu ảnh hưởng tác động của con người. Sự phân chia các kiểu thảm thực vật rừng chủ yếu là dựa vào dạng ưu thế sinh thái. Một số kiểu thảm thực vật rừng quan trọng trên thế giới là:
Rừng lá kim (rừng Taiga) vùng ôn đới có thành phần khá đồng nhất, năng suất thấp hơn vùng
nhiệt đới, phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Bắc Trung Quốc và một số vùng núi cao nhiệt đới. Các loại cây chủ yếu là thông, vân sam, linh sam.
Rừng rụng lá ôn đới phân bố ở vùng thấp và gần vùng nhiệt đới hơn, chủ yếu ở Đông Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu, một phần Trung Quốc, Nhật Bản, Úc.
Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất. Phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo thuộc lưu
vực sông Amazon (Nam Mỹ), sông Công Gô (Châu Phi), Ấn Độ, Malaysia. Trong đó dải rừng Ấn Độ - Malaysia có sự đa dạng sinh học trên một đơn vị diện tích là cao nhất, có tới 2.500 - 10.000 loài thực vật trong một khu vực hẹp và có tới 7 tầng cây với các loài cây quý như lim
(Erythrophleum sp), gụ (Sindora sp), chò chỉ (Shorea chinensis), lát (Chukrasia sp). Do có sự biến
đổi phức tạp về chế độ mưa, gió mùa và nhiệt, rừng mưa nhiệt đới thường rất phức tạp cả về thành phần loài và cấu trúc của rừng.
b. Tầm quan trọng của rừng đối với môi trường
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai trò to lớn đối với con người:
• Cung cấp nguồn gỗ, củi.
• Ðiều hoà khí hậu, tạo ra oxy.
• Ðiều hoà nước.
• Nơi cư trú động của động, thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
Một hecta rừng hàng năm tạo nên sinh khối khoảng 300 - 500 kg, 16 tấn ôxy (rừng thông 30 tấn, rừng trồng 3 - 10 tấn). Mỗi người một năm cần 4.000kg O2 tương ứng với lượng oxy do 1.000 - 3.000 m2 cây xanh tạo ra trong năm. Nhiệt độ không khí rừng thường thấp hơn nhiệt độ đất trống khoảng 3 - 5oC. Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão. Hệ số dòng chảy mặt trên đất có độ che phủ 35% lớn hơn đất có độ che phủ 75% hai lần. Lượng đất xói mòn của rừng bằng 10% lượng đất xói mòn từ vùng đất không có rừng. Rừng là nguồn gen vô tận của con người, là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm. Vì vậy, tỷ lệ đất có rừng che phủ của mỗi quốc gia là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường quan trọng. Diện tích đất có rừng của một quốc gia tối ưu phải đạt 45% tổng diện tích.
c. Hiện trạng tài nguyên rừng của thế giới và Việt Nam * Tài nguyên rừng của thế giới:
Tài nguyên rừng trên trái đất ngày càng bị thu hẹp về diện tích và trữ lượng.
• Ðầu thế kỷ 20 diện tích rừng thế giới là 6 tỷ ha
• Năm 1958: 4,4 tỷ ha
• Năm 1973: 3,8 tỷ ha
• Năm 1995: 2,3 tỷ ha.
Tốc độ mất rừng hàng năm trên thế giới là 20 triệu ha, trong đó rừng nhiệt đới bị mất là lớn nhất, năm 1990 Châu Phi và Mỹ La Tinh còn 75% diện tích rừng nhiệt đới, Châu Á còn 40%. Theo dự báo đến năm 2010 rừng nhiệt đới chỉ còn 20 - 25% ở một số nước châu Phi, châu Mỹ La Tinh và Ðông Nam Á. Rừng ôn đới không giảm về diện tích nhưng chất lượng và trữ lượng gỗ bị suy giảm đáng kể do ô nhiễm không khí. Theo tính toán giá trị kinh tế rừng ở Châu Âu giảm 30 tỷ USD/năm.
Nguyên nhân làm giảm diện tích và suy thoái rừng trên thế giới:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến làm mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu vào các nhóm nguyên nhân sau đây:
- Mở rộng diện tích đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất lương thực, trong đó những người sản xuất nhỏ du canh là nguyên nhân quan trọng nhất. Rowe (1992) cho rằng, có đến 60%
rừng nhiệt đới bị chặt phá hàng năm là do nguyên nhân này. Hiện nay mở rộng diện tích nông nghiệp ở Châu Á và Châu Phi đang xảy ra với tốc độ mạnh hơn so với Châu Mỹ La Tinh.
- Nhu cầu lấy củi: chặt phá rừng cho nhu cầu lấy củi đốt cũng là nguyên nhân quan trọng làm cạn kiệt tài nguyên rừng ở nhiều vùng. Lượng gỗ sử dụng làm chất đốt trên thế giới đã tăng từ 600 triệu m3 vào năm 1963 lên 1.300 triệu m3 vào năm 1983. Hiện nay vẫn còn khoảng 1,5 tỷ người dựa vào nguồn gỗ củi cho nấu ăn, sưởi ấm. Riêng ở Châu Phi đã có 180 triệu người thiếu củi đun. - Chăn thả gia súc: sự chăn thả trâu bò và các gia súc khác đòi hỏi phải mở rộng các đồng cỏ cũng là nguyên nhân làm giảm diện tích rừng. Ở Châu Mỹ La Tinh, có khoảng 35% rừng bị chặt phá do những người sản xuất nông nghiệp nhỏ. Phần còn lại chủ yếu là do chăn thả súc vật. Riêng ở Nam Mỹ việc mở rộng diện tích các đồng cỏ cho chăn nuôi với tốc độ 20 nghìn km2/năm trog giai đoạn 1950 - 1980. Còn ở Braxin, khoảng 3/4 diện tích rừng bị phá hủy ở vùng Amazon đến 1980 có liên quan trực tiếp đến việc chăn nuôi bò.
- Khai thác gỗ và các sản phẩm rừng: việc đẩy mạnh khai thác gỗ cũng như các nguồn tài nguyên rừng khác cho phát triển kinh tế và xuất khẩu cũng là nguyên nhân dẫn đến làm tăng tốc độ phá rừng ở nhiều nước. Hiện nay việc buôn bán gỗ xảy ra mạnh mẽ ở vùng Đông Nam Á, chiếm đến gần 50% lượng gỗ buôn bán trên thế giới. Ví dụ, ở Malaysia rừng nguyên sinh che phủ gần như toàn bộ đất nước vào năm 1900, đến năm 1960 đã có trên một nửa diện tích rừng bị khai thác gỗ cho xuất khẩu. Còn ở Philippin, đến năm 1980 rừng đã bị phá hủy khoảng 2/3 diện tích, trong đó khai thác gỗ cho xuất khẩu chiếm một phần lớn.
- Phá rừng để trồng cây công nghiệp và cây đặc sản: nhiều diện tích rừng trên thế giới đã bị chặt phá lấy đất để trồng cây công nghiệp và các cây đặc sản phục vụ cho kinh doanh. Mục đích là để