Nội dung quy hoạch môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 43)

a. Điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin về điều kiện môi trường của khu vực:

- Thông tin về điều kiện tự nhiên. - Thông tin về đặc điểm kinh tế - xã hội.

- Thông tin về bối cảnh phát triển khu vực: phản ảnh sự tương tác giữa các hệ thống xã hội và hệ thống tự nhiên, bao gồm các quan hệ của khu vực nghiên cứu với vùng khác do vị trí địa lý; các lĩnh vực phát triển chính ảnh hưởng mạnh đến khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường xung quanh; những thuận lợi và hạn chế về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, chính trị và thể chế.

- Cơ quan điều hành hoạt động phát triển và các nhóm liên quan.

b. Đánh giá tài nguyên thiên nhiên, tác động và hiểm họa môi trường, dự báo xu thế biến đổi môi trường

- Đánh giá tài nguyên thiên nhiên: đánh giá tiềm năng của các dạng tài nguyên thiên nhiên khu vực có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển hiện tại và tương lai.

- ĐTM và đánh giá rủi ro môi trường.

- Đánh giá tiềm năng, tính thích hợp cho phát triển: phân tích các nhân tố sinh thái của đất đai nhằm tìm ra mức độ tiềm năng/sự thích hợp của môi trường đối với một hay nhiều mục đích sử dụng khác nhau.

c. Xác định vấn đề môi trường then chốt

- Các vấn đề tài nguyên thiên nhiên.

- Các vấn đề liên quan đến ô nhiễm và hiểm họa môi trường. - Các vấn đề môi trường có nguy cơ cao.

d. Thiết lập mục tiêu môi trường

- Mục tiêu chiến lược/lâu dài: được xác lập dựa trên chiến lược BVMT ở cấp quốc gia, vùng hay địa phương và những vấn đề tài nguyên môi trường cụ thể của mỗi vùng.

- Mục tiêu cụ thể: có tính định lượng, những tiêu chí phải đạt được trong một khoảng thời gian ngắn trước mắt.

e. Thiết kế quy hoạch

Thiết kế quy hoạch là việc thể hiện các ý tưởng quy hoạch một cách cụ thể bằng các giải pháp hợp lý, khoa học nhằm đạt tới các mục tiêu môi trường đã lựa chọn.

- Quy hoạch quản lý tài nguyên: môi trường khu vực quy hoạch sẽ được phân chia thành các tiểu vùng khác nhau, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược sử dụng đất và quản lý tài nguyên, môi trường. - Phân vùng quản lý chất lượng MT: được áp dụng trong một số trường hợp như quy hoạch quản lý chất lượng nước mặt theo mục đích sử dụng, quy hoạch quản lý chất lượng MT một lãnh thổ,…

f. Quản lý quy hoạch

Mục đích của quản lý quy hoạch là nhằm tạo ra một khung pháp lý và tổ chức cần thiết, tăng cường năng lực quản lý nhà nước, phát huy vai trò của các cơ quan và tổ chức xã hội, tạo ra nguồn lực tài chính cần thiết, tổ chức hoạt động quan trắc và giám sát để thực hiện các nội dung quy hoạch đã đề xuất.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 43)