3.5.1 Nhiệm vụ
a. Khái niệm:
Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và được ban hành theo lệnh số 29/2005L-CTN của Chủ tịch Nước ngày 12 tháng 12 năm 2005 định nghĩa rằng: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các
tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
b. Nhiệm vụ:
Dù các định nghĩa có khác nhau nhưng đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đều hướng tới các nhiệm vụ sau:
- Xác định, mô tả tài nguyên và giá trị môi trường có khả năng bị tác động do dự án, hành động hoặc chương trình phát triển;
- Xác định và dự báo cường độ, quy mô của tác động có thể có (tác động tiềm tàng) của dự án, hành động hoặc chương trình phát triển đến môi trường (tự nhiên và kinh tế - xã hội);
- Đề xuất và phân tích các phương án thay thế để giảm thiểu các tác động nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội;
- Đề xuất các biện pháp quản lý và công nghệ để giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án hoặc chính sách;
- Đề xuất chương trình quan trắc và quản lý môi trường cho dự án hoặc chính sách;
- Đề xuất kế hoạch quản lý môi trường (Environmental Management Plan-EMP) đối với dự án, chương trình hoặc chính sách.
3.5.2 Quá trình lập và thẩm định báo cáo ĐTM
Thực hiện các nội dung của Luật bảo vệ môi trường Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường trong đó có “Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường”.
Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về môi trường Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 “Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, ĐTM và cam kết bảo vệ môi trường”. Nội dung của thông tư quan trọng này được tóm tắt dưới đây.
a. Lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
Cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐMC quy định tại Điều 14 của Luật bảo vệ môi trường thành lập tổ công tác về ĐMC gồm các chuyên gia về môi trường, các nhà khoa học liên quan có trình độ, chuyên môn phù hợp với nội, tính chất của dự án để tiến hành công tác ĐMC và lập báo cáo ĐMC của chiến lược (quy hoạch, kế hoạch). Báo cáo ĐMC là một nội dung của dự án và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án.
Nội dung báo cáo ĐMC được quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT.
- Số lượng và mẫu hồ sơ đề nghị được thẩm định:
+ 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐMC theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của thông tư + 07 bản báo cáo ĐMC của dự án được đóng thành quyển theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 + 01 dự thảo văn bản chiến lược (quy hoạch, kế hoạch).
* Thẩm định ĐMC:
Việc thẩm định báo cáo ĐMC được thực hiện theo mục 3 phần II của Thông tư.
b. Lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Trình tự lập và thẩm định báo cáo ĐTM như sau: - Lập báo cáo ĐTM:
Chủ dự án đầu tư thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM quy định tại Phụ lục I và II của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP. Nội dung báo cáo ĐTM được quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư 08/2006/TT-BTNMT.
- Tham vấn ý kiến của cộng đồng.
- Gởi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM. Bao gồm:
+ 01 văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM theo mẫu tại Phụ lục 5 của Thông tư
+ 07 bản báo cáo ĐTM đóng thành quyển theo mẫu tại Phụ lục 6 của Thông tư + 01 bản dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án.
- Thẩm định báo cáo ĐTM có thể thông qua hình thức hội đồng hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. - Hoàn chỉnh báo cáo ĐTM.
- Thẩm định lại báo cáo ĐTM (nếu có) - Phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Xác nhận và gởi hồ sơ báo cáo ĐTM đã phê duyệt.
- Lập, thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM bổ sung (nếu có)
- Chủ dự án phải làm báo cáo, thông báo việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM. - Kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo ĐTM.
- Xác nhận việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Giám định kỹ thuật đối với công trình xử lý và bảo vệ môi trường.
c. Lập, đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường:
- Lập bản cam kết bảo vệ môi trường: Chủ dự án được quy định tại Điều 24 của Luật bảo vệ môi trường có trách nhiệm lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Cấu trúc và nội dung của bản cam kết BVMT được quy định tại Phụ lục 23 của Thông tư.
+ 01 văn bản đề nghị xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 của Thông tư.
+ 03 bản cam kết bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục 25 của Thông tư. + 01 bản dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo giải trình về đầu tư của dự án. - Xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Gởi bản cam kết bảo vệ môi trường đã xác nhận.
3.5.3 Thực hiện, kiểm soát và quản lý môi trường
- Thông tư số 276-TT/Mtg, ngày 06/03/1997, của BKHCN&MT, hướng dẫn về kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sau khi có quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM. - Thông tư số 2781-TT/KCM, ngày 03/12/1996, của BKHCN&MT, hướng dẫn về thủ tục cấp, gia hạn, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các cơ sở công nghiệp.
3.6 Mô hình hóa môi trường 3.6.1 Phương pháp mô hình hóa 3.6.1 Phương pháp mô hình hóa
Một tác nhân ô nhiễm sau khi được đưa ra từ nguồn sẽ bị chuyển hoá, biến đổi về thành phần và khối lượng do tác động của các yếu tố môi trường (nhiệt độ, gió, nước, địa hình, sinh vật…). Trong nhiều trường hợp sự chuyển hoá, phân tán hoặc pha loãng chất ô nhiễm theo thời gian và không gian có thể được dự báo bằng phương pháp mô hình hoá môi trường. Mô hình hoá môi trường trong trường hợp này (mô hình chất lượng môi trường) là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến chất lượng môi trường dưới ảnh hưởng của một hoặc tập hợp các tác nhân có khả năng tác động đến môi trường. Đây là phương pháp có ý nghĩa lớn trong quản lý môi trường, dự báo tác động môi trường và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Mô hình hoá môi trường còn được thực hiện cho các hoạt động quản lý môi trường (mô hình quản lý).
a. Các bước thực hiện mô hình hoá môi trường
Các bước quan trọng nhất trong việc thiết lập mô hình dự báo tác động môi trường được nêu trong hình 3.
Có nhiều loại mô hình có thể được áp dụng trong phân tích tác động môi trường. Xây dựng các mục tiêu
Xem xét các cơ sở lý thuyết Xây dựng các công thức mô phỏng
Thiết lập phương pháp giải Triển khai chương trình máy tính
Hiệu chỉnh và sửa chữa Phân tích độ nhạy
b. Các loại mô hình quản lý môi trường
Quá trình mô hình hoá trong quản lý môi trường (thí dụ mô hình quản lý lưu vực) được thể hiện trong hình 4.
Hình 4. Các mô hình trong quản lý môi trường lưu vực
c. Các mô hình quá trình
Loại mô hình này nhằm mô phỏng các quá trình vật lý, hoá học, sinh học trong môi trường. Các mô hình thường được sử dụng là:
- Các mô hình chảy tràn trong lưu vực - Các mô hình bồi lắng phù sa
- Các mô hình vận chuyển dòng chất rắn - Các mô hình vận chuyển dòng chảy áp lực - Các mô hình chất lượng không khí
- Các mô hình chất lượng nước
Trong tài liệu này chúng tôi chỉ trình bày các mô hình dự báo thay đổi chất lượng không khí, nước và mô hình hoá các hệ sinh thái.
3.6.2 Mô hình hóa quá trình lan truyền chất ô nhiễm trong môi trường không khí
Muốn đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, kiểm tra, kiểm soát và dự báo phòng ngừa ô nhiễm môi trường chính xác phải xác định được nồng độ ô nhiễm trong môi trường không khí. Kết quả tính toán sẽ là cơ sở để xác định yêu cầu và mức độ làm sạch các nguồn thải, công suất công trình và thiết bị làm sạch cũng như khoảng cách ly cần thiết của khu vực công nghiệp.
a. Mô hình tổng quát
Việc sử dụng mô hình toán để giải bài toán khuếch tán chất ô nhiễm được bắt đầu từ năm 1959 do Angus Smith để tính sự phân bố nồng độ khí CO2ở thành phố Manchester theo phương toán học của Gauss. Cho đến nay đã có trên 20 mô hình tính toán nồng độ ô nhiễm môi trường không khí nhưng mô hình theo phương pháp Gauss được sử dụng nhiều nhất. Ta sẽ xét mô hình đó.
Ta hình dung có một ống khói thải một luồng khí ô nhiễm tại độ cao H. Giả thiết là:
- Gốc tọa độ là chân ống khói, trục nằm ngang là x trùng với hướng gió (tức là trùng với hình chiếu trên mặt nằm ngang của trục vệt khí), y là trục tọa độ ngang vuông góc với trục x; z là trục đứng.
Mô hình mô phỏng
Dự báo biến đổi lưu vực và các hệ thống tài nguyên nước
Mô hình tối ưu hoá
Xác định các phương án quản lý lưu vực tối ưu
Mô hình tham gia của cộng đồng
- Coi vận tốc u có hướng theo trục x, nó giữ nguyên không đổi trong toàn vùng và không phụ thuộc vào chiều cao H của ống khói. Hình chiếu của véctơ vận tốc gió trên trục x và y là nhỏ, có thể bỏ qua.
- Nhiệt độ khí thải bằng nhiệt độ không khí và bề mặt trái đất hoàn toàn bằng phẳng, không có chướng ngại vật nào.
- Bỏ qua quá trình biến đổi hóa học của các chất ô nhiễm trên đường lan truyền và tất cả các thông số đều không đổi trong thời gian giám sát.
Hình 5. Sơđồ khuếch tán luồng khí thải từống khói
b. Công thức chung để tính nồng độ chất ô nhiễm theo mô hình Gauss
C (x,y,z,H) = ⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎢ ⎣ ⎡ + + − − ⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎢ ⎣ ⎡ − 2 z 2 2 y 2 2 y 2 z y 2.σ H) (Z 2.σ H) (Z .exp 2.σ Y .exp .σ 2ππ.u. Q (3-1) Trong đó: C - Nồng độ chất ô nhiễm tại tọa độ x, y, z (kg/m3)
H - Chiều cao hiệu dụng của ống khói (m)
Q - Lưu lượng chất thải ô nhiễm phát ra từ nguồn (kg/s) u - Vận tốc gió trung bình theo trục x (m/s)
σy, σz - Hệ số phát tán của khí theo chiều ngang (vuông góc với hướng gió) và chiều đứng. Chúng là các đại lượng không thứ nguyên và phụ thuộc vào tọa độ x của điểm tính, trạng thái khí tượng, gradient nhiệt (γ) và vận tốc gió (u).
Khi độ cao H = 0 thì nồng độ tại mặt đất sẽ là: C (x,y,z,0) = ⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎢ ⎣ ⎡ − ⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎢ ⎣ ⎡ − 2 z 2 2 y 2 z y 2.σ Z .exp 2.σ Y .exp σ u.σ Q (3-2) Khi cho z = 0, y = 0: C(x,0,0,H) = ⎥ ⎥ ⎦ ⎤ ⎢ ⎢ ⎣ ⎡ − 2 z 2 z y 2.σ H exp σ u.σ Q (3-3)
Nồng độ cực đại tại mặt đất có thể xác định bằng công thức: Cmax (x,0,0,H) = y z 2 σ σ . e.u.H 2Q với σz = 2 H (3-4) Nồng độ chất ô nhiễm trên mặt phẳng vuông góc với hướng gió sẽ cao nhất tại tâm luồng gió và giảm dần về hai phía. Sơ đồ phân bố nồng độ chất ô nhiễm theo mặt phẳng vuông góc với chiều gió:
Hình 6. Đồ thị phân bố nồng độ khí ô nhiễm theo chiều vuông góc với chiều gió c. Độ cao phụt của luồng khí thải (∆H) (Độ dựng ống khói)
Hầu hết các trường hợp khí thải đều có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí. Vì vậy khí thải có chiều hướng bay cao hơn so với miệng ống khói trước khi phát tán vào không khí.
Hình 7. Sơđồ tính độ cao phụt của luồng khí thải
Có rất nhiều công thức để tính độ cao phụt của luồng khí thải. Chúng có cùng một điểm chung là độ cao phụt của khí tăng nếu nhiệt lượng của khí thải (hoặc nhiệt độ) tăng và giảm nếu tốc nếu tốc độ gió tăng. Dưới đây sẽ giới thiệu công thức đơn giản nhất.
∆h = K 10 f .v dv ϕ (3-5)
Trong đó: k - Hệ số thực nghiệm (có thể lấy = 1,6 - 2) d - Đường kính hẹp của miệng ống khói (m)
vf = Vận tốc phụt khói trung bình tại miệng ống khói (m/s) ϕ - Chỉ số tính đến sự biến thiên tốc độ gió theo chiều cao. v10 - Vận tốc gió trung bình ở độ cao 10 m (m/s)
c. Hệ số khuếch tán σy và σz
Để áp dụng được các công thức tính toán khuếch tán theo mô hình Gauss cần phải biết các giá trị của các hệ số khuếch tán σy, σz.
Passquill và Gifford đã bằng thực nghiệm thiết lập được mối quan hệ của các hệ số σy, σz phụ thuộc vào khoảng cách x xuôi theo chiều gió ứng với các mức độ ổn định của khí quyển khác nhau A, B, C, D, E và F. Mối quan hệ trên được cho dưới dạng biểu đồ (hình 8 và 9).
Hình 8. Hệ số khuếch tán ngang σy
Hình 9. Hệ số khuếch tán đứng σz
Ngoài dạng biểu đồ, Briggs G. đã gia công các số liệu thực nghiệm của Gifford thành dạng công thức để áp dụng được thuận tiện khi tính toán, nhất là khi cần lập trình trên máy tính điện tử.
Sau đây là bảng công thức tính toán σy và σz do Briggs G. lập đối với khoảng cách x từ 100- 10.000m (bảng 28).
Hạn chế của các công thức tính σy và σz cho ở bảng 28 là chúng chỉ áp dụng được cho khoảng cách x = 100-10.000m. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp số liệu tính được theo công thức cho ở bảng 23 và tra theo biểu đồ sai lệch nhau khá nhiều. Ví dụ trị số σz ở khoảng cách x = 1.000 m ứng với cấp ổn định A tính được là 200 m, trong lúc tra biểu đồ là 550 m, tức sai số (200 - 550)/550 = -64%; Hoặc ở cấp ổn định D khi x = 2 km, sai số là + 100%, tức số liệu tính theo công thức gấp 2 lần số liệu tra biểu đồ. Theo D.O. Martin các công thức tính σy, σz thay cho biểu đồ hình 8 và 9 có dạng như sau:
σy = ax0,894 và σz = bxc+ d, (3-6)
trong đó : x - khoảng cách xuôi theo chiều gió kể từ nguồn, tính bằng km. Các hệ số a, b, c, d cho ở bảng 29.
Bảng 28. Công thức tính toán các hệ số σy và σz (x tính theo m)
Cấp ổn định theo Pasquill σy, m σz, m
Vùng nông thôn A 0,22 x (1 + 0,0001 x)-1/2 0,20 x B 0,16 x (1 + 0,0001 x)-1/2 0,12 x C 0,11 x (1 + 0,0001 x)-1/2 0,08 x (1 + 0,0002 x)-1/2 D 0,08 x (1 + 0,0001 x)-1/2 0,06 x (1 + 0,00015 x)-1/2 E 0,06 x (1 + 0,0001 x)-1/2 0,03 x (1 + 0,0003 x)-1 F 0,04 x (1 + 0,0001 x)-1/2 0,016 x (1 + 0,0003 x)-1/2 Khu vực thành phố A - B 0,32 x (1 + 0,0004 x)-1/2 0,24 x (1 + 0,0001 x)1/2 C 0,22 x (1 + 0,0004 x)-1/2 0,20 x D 0,16 x (1 + 0,0004 x)-1/2 0,14 x (1 + 0,0003 x)-1/2 E - F 0,11 x (1 + 0,0004 x)-1/2 0,08 x (1 + 0,00015 x)-1/2 Bảng 29. Các hệ số a, b, c, d trong công thức x ≤ 1 km x > 1 km