Trong quản lý và xây dựng tiêu chuẩn môi trường nước được chia thành 3 đối tượng chủ yếu sau đây:
- Nước mặt: nước sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao... - Nước ngầm: nước ở dưới mặt đất
- Nước biển ven bờ: nước biển ven bờ, các vịnh, các áng, các đầm, phá ven bờ...
2.4.3.1 Tiêu chuẩn nước mặt
a. Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh
Tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh là các giới hạn tối đa cho phép sự tồn tại các chất ô nhiễm trong nước mặt, được đặt ra để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, sự cân bằng sinh thái và môi trường sống, nói chung. Để xây dựng tiêu chuẩn và quản lý chất lượng nước xung quanh đối với môi trường nước mặt, người ta phân loại nước mặt theo yêu cầu sử dụng thành: nước mặt có thể dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt (nhưng phải qua quá trình xử lý theo quy định), loại này được ký hiệu là nước loại A; nước mặt dùng cho các mục đích khác, như tắm, rửa, vui chơi giải trí, thể thao, giao thông... loại này được ký hiệu là nước loại B; và loại nước dùng cho tưới tiêu nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Tuy vậy, trong thực tế, một vực nước hay một đoạn sông có thể có nhiều yêu cầu sử dụng đồng thời, như là dùng làm nguồn nước sinh hoạt, nguồn nước tưới nông nghiệp, cấp nước công nghiệp, phát điện, ngư nghiệp, giao thông và giải trí, thẩm mỹ v.v.., thì cần phải xác định tiêu chuẩn với yêu cầu sử dụng có chất lượng cao nhất làm chuẩn mực.
Ngoài các tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh quy định chung cho mọi vực nước, người ta có thể có các quy định tiêu chuẩn bổ sung cho các vực nước, hay các nguồn nước mặt ở các địa phương có đặc thù riêng.
Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt, TCVN 5942:1995 được ban hành năm 1995, quy định các giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường nước tối đa của 31 thông số phân biệt đối với nguồn nước mặt loại A và loại B. Một số trị số tiêu chuẩn cho dưới đây để minh họa (bảng 9).
Bảng 9. Một số trị số tiêu chuẩn chất lượng nước mặt theo TCVN 5942:1995 Giá trị giới hạn
TT Thông số Đơn vị A B
1 BOD5 (20oC) mg/l < 4 < 25
2 Ôxy hòa tan mg/l ≥ 6 ≥ 2
3 Thủy ngân mg/l 0,001 0,002
4 Dầu, mỡ mg/l Không 0,3
5 Xianua mg/l 0,01 0,05
6 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật (trừ DDT) mg/l 0,15 0,15
Đối với tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh, năm 2000 Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành các tiêu chuẩn:
- Tiêu chuẩn TCVN 6773:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy lợi
- Tiêu chuẩn TCVN 6774:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh
b. Tiêu chuẩn nước thải chảy vào môi trường nước mặt
Tiêu chuẩn nước thải quy định giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm và nồng độ tối đa của các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt... (gọi chung là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt), tiêu chuẩn này chính là dùng để kiểm soát mức độ ô nhiễm và tính chất của nước thải công nghiệp và sinh hoạt trước khi thải đổ vào các vực nước. Tiêu chuẩn xả thải chất ô nhiễm là một quy định nhằm kiểm soát sự xả thải các chất ô nhiễm để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nước xung quanh.
Ngày 28 tháng 07 năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra quyết định số 1696/QĐ-BKHCN về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam trong đó có TCVN 5945:2005, tiêu chuẩn nước thải công nghiệp.
Theo TCVN 5945:2005, giá trị giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được phân thành 3 cấp: A, B, C. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm bằng hoặc nhỏ hơn giá trị quy định trong cột A có thể đổ vào các thủy vực thường được dùng làm nguồn nước cho mục đích sinh hoạt. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột A nhưng nhỏ hơn hoặc bằng giá trị quy định trong cột B thì được đổ vào các thủy vực nhận thải khác trừ các thủy vực quy định ở cột A. Nước thải công nghiệp có giá trị các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm lớn hơn giá trị quy định trong cột B nhưng không vượt quá giá trị quy định trong cột C chỉ được phép thải vào các nơi được quy định (như hồ chứa nước thải được xây riêng, cống dẫn đến nhà máy xử lý nước thải tập trung,…). Thành phần nước thải có tính đặc thù theo lĩnh vực ngành công nghiệp của một số hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ cụ thể, được quy định trong các tiêu chuẩn riêng.
Bảng 10. Một số giới hạn nồng độ ô nhiễm cho phép trong nước thải công nghiệp Giá trị giới hạn TT Thông số Đơn vị A B C 1 Nhiệt độ oC 40 40 45 2 BOD5 (20oC) mg/l 30 50 100 3 Thủy ngân mg/l 0,005 0,01 0,01 4 Tổng Nitơ mg/l 15 30 60
5 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5 10 15
6 Xianua mg/l 0,07 0,1 0,2
Việc quy định hệ số lưu lượng nguồn thải (Kf), hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận (Kq) và phương pháp tính nồng độ tối đa cho phép của các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp theo TCVN 5945:2005 được đưa ra trong phụ lục II Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường như sau:
1. Công thức tính nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
a) Nồng độ tối đa cho phép các chất ô nhiễm trong nước thải của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước được tính như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
Cmax là nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm trong nước thải của cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh, dịch vụ thải ra các vực nước, tính bằng miligam trên lít nước thải (mg/l);
C là giá trị nồng độ tối đa cho phép của chất ô nhiễm quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5945-2005;
Kq là hệ số theo lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải; Kf là hệ số theo lưu lượng nguồn thải.
b) Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải công nghiệp cho cột C và các thông số thứ tự từ 1 đến 4, từ 34 đến 37 quy định trong bảng 1 của TCVN 5945:2005.
2. Giá trị hệ số Kq
a) Giá trị hệ số Kqđối với nguồn tiếp nhận nước thải là sông được quy định tại Bảng 11 dưới đây.
Bảng 11. Giá trị hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải Đơn vị tính: mét khối/giây (m3/s) Giá trị hệ số Kq Q ≤ 50 0,9 50 < Q ≤ 200 1 Q > 200 1,1
Q là lưu lượng dòng chảy của sông tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị Q được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia). Trường hợp các kênh rạch, suối nhỏ không có số liệu về lưu lượng thì giá trị Kq=0,9.
b) Giá trị hệ số Kq đối với nguồn tiếp nhận nước thải là hồ được quy định tại Bảng 12 dưới đây.
Bảng 12. Giá trị hệ số Kq ứng với dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải Dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải
Đơn vị tính: Triệu mét khối (106 m3)
Giá trị hệ số Kf
V ≤ 10 0,6
10 < V ≤ 100 0,8
V > 100 1,0
V là dung tích hồ tiếp nhận nguồn nước thải. Giá trị V được tính theo giá trị trung bình 03 tháng khô kiệt nhất trong 03 năm liên tiếp (số liệu của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia).
c) Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ thì giá trị hệ số Kq=1,2. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh; thể thao và giải trí dưới nước thì giá trị hệ số Kq=1.
3. Giá trị hệ số Kf
Giá trị hệ số Kf được quy định tại Bảng 13 dưới đây.
Bảng 13. Giá trị hệ số Kf ứng với lưu lượng nguồn nước thải Lưu lượng nguồn nước thải
Đơn vị tính: mét khối/ngày đêm (m3/24h) Giá trị hệ số Kf
F ≤ 50 1,2
50 < F ≤ 500 1,1
500 < F ≤ 5000 1,0
F > 5000 0,9
c. Các loại giấy phép
Ở các nước, những người xả nước thải công nghiệp và thành thị đều cần phải có giấy phép của cơ quan quản lý về hệ thống loại bỏ xả thải ô nhiễm quốc gia mới được phép xả nước thải vào các vùng nước. Để được cấp giấy phép của cơ quan quản lý yêu cầu người xả thải phải đạt được những giới hạn nước thải dựa trên công nghệ xử lý nước thải của từng nhà máy, xí nghiệp hoặc xử lý thứ cấp đối với nước thải chung của đô thị.
2.4.3.2 Tiêu chuẩn nước ngầm
a. Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm
Nước ngầm là một nguồn nước quan trọng. Hiện nay ở nước ta các thành phố sử dụng khoảng 30% nguồn nước cấp là nước ngầm làm nguồn nước cấp cho mọi sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp ở thành phố, đặc biệt là thủ đô Hà Nội từ trước đến nay đều sử dụng nước ngầm 100% để cấp nước cho thành phố.
Năm 1995, Bộ Khoa học, Công nghệ đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm TCVN 5944:1995. Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép của các chất ô nhiễm trong nước ngầm. Dưới đây giới thiệu một số trị số và thông số của tiêu chuẩn TCVN 5944:1995 để minh họa (bảng 14).
Bảng 14. Một số trị số của tiêu chuẩn nước ngầm (TCVN 5944:1995) TT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn
1 pH 6,5 - 8,5 2 Độ cứng (tính theo CaCO3) mg/l 300 - 500 3 Chất rắn tổng số mg/l 750 - 1500 4 Asen mg/l 0,05 5 Cadimi mg/l 0,01 6 Chì mg/l 0,05 7 Nitrat mg/l 45
b. Tiêu chuẩn thải nước
Ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới đều cấm tuyệt đối việc đổ xả nước thải vào nguồn nước ngầm, vì khả năng tự làm sạch của nước ngầm là vô cùng nhỏ bé. Tuy vậy, trên thế giới trong một điều kiện cụ thể nào đấy người ta cho phép đổ xả nước thải vào nước ngầm. Mặc dù, nhiều công cụ kiểm soát nguồn ô nhiễm, ban đầu không được chấp thuận vì những lý do khác với yêu cầu bảo vệ nước ngầm, nay chúng đang được sử dụng cho mục đích bảo vệ nước ngầm. Ví dụ, ở Mỹ, phần lớn các tiêu chuẩn hiện hành đối với nước ngầm là các tiêu chuẩn nước mặt hạn chế các chất ô nhiễm có trong nước thải ra từ các phương tiện quản lý chất thải và từ các nguồn thương nghiệp và sản xuất.
c. Các tiêu chuẩn kỹ thuật
Các tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ đạo việc lựa chọn địa điểm khai thác, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, vận hành và đóng cửa các nguồn lớn làm ô nhiễm nước ngầm. Chúng bao gồm: các giếng khoan hút nước, các bể chứa ngầm, các bãi chôn rác, các khu chăn nuôi nhốt, các bể chứa phân, các khu khai thác mỏ, các đống chất thải. Ví dụ, quy định tất cả các bãi chôn rác, các khu đổ bỏ chất thải rắn cần phải có lớp lót cách nước để tránh tình trạng nước từ bãi thẩm thấu xuống nước ngầm.
d. Các phương pháp quản lý nước ngầm
Ở Mỹ, các phương pháp quản lý nước ngầm quy định phải quản lý, vận hành và bảo dưỡng các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm như thế nào. Ví dụ: đối với các hoạt động khai thác mỏ trên mặt đất có quy định về địa điểm, thiết kế và xây dựng các đường chuyên chở, loại khai thác mỏ, tỷ lệ mở vỉa trên công trường mỗi lần, các biện pháp giảm dòng chảy, tái tạo thảm thực vật và khôi phục đất mỏ đã khai thác. Việc kiểm soát sử dụng đất cũng là một biện pháp quan trọng bảo vệ nước ngầm, cần phải khoanh vùng bảo vệ nguồn nước ngầm. Các khu đô thị, khu công nghiệp ở ven bờ biển cần phải kiểm soát chặt chẽ việc khai thác nước ngầm để tránh khai thác quá mức gây ra xâm nhập mặn.
2.4.3.3 Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ
a. Tiêu chuẩn chất lượng nước biển
Năm 1995, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ: TCVN 5943:1995. Tiêu chuẩn này quy định giới hạn các thông số và nồng độ cho phép các chất ô nhiễm trong nước biển ven bờ và dùng để đánh giá chất lượng nước của các vùng nước biển ven bờ.
Theo TCVN 5943:1995, nước biển ven bờ được được phân thành 3 loại sử dụng: nước bãi tắm, nước nuôi thủy sản và nước các nơi khác. Ứng với mỗi loại nước biển ven bờ sẽ có tiêu chuẩn giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau. Dưới đây cho một số trị số giới hạn tiêu chuẩn đối với một số thông số làm minh họa (bảng 15).
Bảng 15. Một số trị số của tiêu chuẩn nước biển ven bờ (TCVN 5943:1995) Giá trị giới hạn
TT Thông số Đơn vị Bãi tắm Nuôi thủy sản Các nơi khác
1 Ôxy hòa tan mg/l ≥ 4 ≥ 5 ≥ 4
2 BOD5 (20oC) mg/l < 20 < 10 < 20
3 Chất rắn lơ lửng mg/l 25 50 100
4 Asen mg/l 0,05 0,01 0,05
5 Chì mg/l 0,1 0,05 0,1
6 Thủy ngân mg/l 0,005 0,005 0,01
7 Váng dầu mỡ mg/l Không Không 0,3
b. Tiêu chuẩn nước thải chảy vào nước biển ven bờ
Theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường trong đó quy định việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN 5945:2005-Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ thì giá trị hệ số Kq=1,2. Đối với nguồn tiếp nhận nước thải công nghiệp là vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thủy sinh; thể thao và giải trí dưới nước thì giá trị hệ số Kq=1.