Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 60 - 62)

3.4.3.1. Khái niệm:

- Quan trắc môi trường (Environmental monitoring) là các biện pháp khoa học, công nghệ và tổ chức, bảo đảm kiểm soát một cách hệ thống các trạng thái và khuynh hướng phát triển của các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo với nhiều quy mô và nhiều loại đối tượng.

- Điều khác biệt cơ bản của môi trường với các trạm khí tượng thủy văn là ở các thông số, đối tượng và mục đích. Bên cạnh đó quan trắc môi trường còn là các biện pháp tổng hợp để kiểm soát đối tượng ô nhiễm.

- Quan trắc môi trường bao gồm việc đo đạc, ghi nhận và kiểm soát thường xuyên liên tục các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo (các loại hình và nguồn gốc các chất ô nhiễm trong môi trường cũng như công tác quản lý môi trường và kế hoạch sử dụng tài nguyên).

3.4.3.2. Mục đích của quan trắc môi trường

(1) Tạo hệ thống dữ liệu về chất các thành phần môi trường phục vụ cho quy hoạch và phát triển kinh tế xã hội.

(2) Tạo hệ thống dữ liệu cho việc kiểm soát chất lượng các thành phần môi trường và ô nhiễm môi trường phát sinh bởi các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo.

(4) Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu đã được đề nghị trong báo cáo ĐTM (5) Cảnh báo sớm về những thiệt hại môi trường tiềm năng có thể xảy ra.

3.4.3.3. Mức độ thể hiện:

(1) Phát hiện các dấu hiệu thay đổi của các thông số hoặc thành phần môi trường. (2) Xác định các giá trị định lượng của các thông số và thành phần môi trường. (3) Kiểm soát sự thay đổi bằng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ và tổ chức.

3.4.3.4. Hệ thống quan trắc môi trường: bao gồm

(1) Vị trí đặt các điểm quan trắc (cố định, không cố định)

(2) Các phương tiện kỹ thuật và nhân lực thực hiện quan trắc, thu thập, phân tích, thông tin và các biện pháp kiểm soát nguồn phát sinh chất ô nhiễm.

3.4.3.5. Phân loại các hệ thống monitoring môi trường a. Theo quy mô quan trắc

- Hệ thống monitoring môi trường quy mô địa phương (nhà máy, xí nghiệp, thành phố, khu công nghiệp).

- Hệ thống monitoring quy mô quốc gia (hệ thống quan trắc môi trường quốc gia theo ngành như nông nghiệp, năng lượng, nhiễm xạ, sinh thái, thực phẩm,…)

- Hệ thống quan trắc môi trường quy mô toàn cầu (hệ thống GEMS-Global Environmental monitoring system,…)

b. Theo tính chất hoạt động quan trắc:

- Hệ thống quan trắc môi trường liên tục hay gián đoạn - Hệ thống quan trắc môi trường cố định hay lưu động

c. Theo mục đích của hoạt động hay quan trắc

- Hệ thống quan trắc môi trường nền: là đo đạc, tổng hợp, phân tích các thông số môi trường trong suốt thời kỳ tiền dự án nhằm xác định bản chất và các giới hạn biến thiên tự nhiên và để xác định bản chất của sự biến đổi môi trường.

- Hệ thống quan trắc tác động ô nhiễm: bao gồm các phép đo, xử lý, phân tích và đánh giá các thông số môi trường trong khi xây dựng và vận hành dự án nhằm theo dõi những biến động môi trường do dự án gây ra.

3.4.3.6. Yêu cầu khoa học của quan trắc môi trường

- Tính khách quan của quan trắc môi trường: có nghĩa là số liệu của quan trắc môi trường phải có độ chính xác và phản ánh trung thực chất lượng các thành phần môi trường khu vực khảo sát. Các số liệu quan trắc ở các trạm hoặc điểm đo phải đồng nhất về phương pháp và thời gian đo, quy trình và quy phạm đo đạc. Các số liệu sau khi đo phải được tính tương quan với nhau từ đó rút ra các số liệu tổng hợp và cơ chế tương tác các thành phần trong các khu vực đo.

- Tính đại diện của số liệu đo: số liệu đo được phải đại diện cho khu vực được khảo sát về mặt không gian và thời gian, số liệu phản ánh chất lượng môi trường nền hay môi trường bị tác động. - Tính tập trung vào các vấn đề chủ yếu của khu vực. Có rất nhiều các yếu tố môi trường cần được quan trắc, tuy nhiên các số liệu quan trắc của một vùng, của quốc gia trong từng giai đoạn phải căn cứ vào những vấn đề chủ yếu về môi trường, của vùng và quốc gia. Cụ thể là phải tập trung vào nguồn và nguyên nhân gây suy thoái môi trường khu vực trong một giai đoạn xác định.

3.4.3.7. Yêu cầu kỹ thuật của quan trắc môi trường

- Các máy móc và thiết bị quan trắc cần thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật và thường xuyên được kiểm định theo tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế.

- Các cơ sở phân tích mẫu quan trắc phải có trang thiết bị đồng nhất và thường xuyên được kiểm định bởi phòng phân tích chuẩn quốc gia, khu vực và quốc tế.

3.4.3.8. Nguyên tắc và các yêu cầu giám sát

- Giám sát phải liên kết với công tác dự báo môi trường trong bước đánh giá tác động và đảm bảo cung cấp những thông tin về những vấn đề sau:

+ Bản chất của tác động + Cường độ tác động

+ Quy mô lãnh thổ của tác động + Thời gian tác động

+ Tần suất tác động + Ý nghĩa của tác động

+ Độ tin cậy của các dự báo về tác động

- Các chương trình quan trắc cần phải được xem xét tổng kết một cách thường xuyên để đảm bảo tính hiệu quả, đồng thời giúp xác định thời điểm cần ngừng quan trắc.

3.4.3.9. Tổ chức và báo cáo giám sát

Một tổ chức giám sát môi trường gồm các bộ phận sau: - Tổ chức: phụ trách hành chính và nhân sự

- Mạng lưới: nghiên cứu hệ thống mạng lưới, quy trình, quy phạm đặt trạm quan trắc, cung cấp vật tư thiết bị cho hệ thống mạng lưới.

- Hệ thống phòng thí nghiệm: có thể tổ chức phòng thí nghiệm trung tâm, phòng thí nghiệm vùng và phòng thí nghiệm trạm tùy theo yêu cầu giám sát tác động.

- Kiểm soát, lưu trữ số liệu: kiểm soát số liệu do các phòng thí nghiệm và các trạm gởi tới, lưu trữ và cung cấp số liệu thông tin, dự báo và cảnh báo về môi trường.

3.4.3.10. Các bước cần thiết khi xây dựng một chương trình giám sát môi trường

- Xác định quy mô và các chỉ tiêu giám sát (chất lượng môi trường, các thay đổi của môi trường kinh tế xã hội).

- Quyết định các phương thức thu thập thông tin sẽ được sử dụng trong quá trình ra quyết định. - Xác định địa điểm quan sát, đo đạc và lấy mẫu.

- Lựa chọn các chỉ tiêu chính cần đo trực tiếp. - Yêu cầu về mức độ chính xác đối với số liệu.

- Tận dụng các số liệu có sẵn bằng cách tổ chức quan trắc sao cho sô liệu thu thập được tương ứng với số liệu đã có.

- Tập hợp và sử dụng các số liệu do nhân dân cung cấp.

3.4.3.11. Cơ quan có trách nhiệm giám sát môi trường

- Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường

- Các Vụ Tài nguyên và Môi trường của các Bộ, Ngành - Các cơ quan chủ dự án.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản lý môi trường phan như thúc (Trang 60 - 62)