Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 28 - 29)

9 Điểm khảo sát đền Bà Đế: Kè luồng vào bến cá Ngọc Hải, cliff và bench cổ, cliff và bench hiện đại. Thành phần tầng móng đá cứng (quan sát cấu trúc phân lớp, các khe nứt khô, di tích hoá thạch thực vật cổ). Tác động bồi lắng do dòng dọc bờ. Giá trị sử

dụng các yếu tố môi trường địa chất.

9 Dọc đường từđền Bà Đếđến điểm đầu nút phía Đông núi Độc: nghiên cứu gờ bão, tích luỹ vỏ sò ốc biển, bãi biển đá.

9 Đầu phía Đông núi Độc: cliff và bench (cổ và hiện đại) bãi biển đá. Quan sát các vết dầu bám. Cấu trúc và giá trị sử dụng các yếu tốđịa chất môi trường. Vẽ mặt cắt trắc diện bờ.

9 Bãi biển quân đội (Đoàn 295): cấu trúc bãi biển cát, ngấn thuỷ triều, gờ bão, rác thải. Giá trị sử dụng bãi biển cát.

9 Mỏ hàn tự nhiên trước Trạm nghiên cứu biển: cấu trúc mỏ hàn tự nhiên và tác dụng của mỏ hàn; giá trị sử dụng khác của mỏ hàn; kè biển Đồ Sơn: hình thái cấu trúc và giá trị sử dụng.

3.1.3.2 Xây dựng ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng MTĐC

Quan sát, trao đổi thảo luận trong nhóm, phỏng vấn người địa phương khi có điều kiện, xây dựng bảng ma trận, đánh giá các yếu tố cơ bản của môi trường địa chất theo cấu trúc "Mô tả - Hiện trạng sử dụng - Đe doạ - Đáp ứng" theo mẫu bảng 3.1, trong đó các giá trị theo cột

được xây dựng như sau:

9 Mô tả: kích thước, hình dạng, thành phần vật chất, cấu trúc... của yếu tố môi trường

địa chất.

9 Hiện trạng sử dụng: yếu tốđang xét hiện đang sử dụng vào mục tiêu gì (xây dựng, tâm linh, nghỉ dưỡng, tắm biển, neo đậu tàu thuyền, khai thác hải sản, khoáng sản, khai thác nước ngầm, sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, phòng thủ bờ biển v.v...). Đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả theo thang điểm 10 (0: không hiệu quả; 1

đến >10: mức độ hiệu quả từ thấp (1) đến cao nhất (10) của từng kiểu sử dụng).

9 Đe dọa: các quá trình động lực tự nhiên và nhân sinh có tác động xấu, gây nguy hiểm cho mục đích sử dụng (cháy rừng, trượt lở, ô nhiễm, xói lở, bồi lắng không mong đợi, nhiễm mặn, khai thác quá mức, sử dụng không phù hợp...).

9 Đáp ứng: cần làm gì để giảm nhẹ, khắc phục các đe doạ, nhằm nâng cao hiệu quả và tính an toàn của sử dụng (xây kè chống xói lở, thay đổi cách sử dụng, di chuyển công trình...) các yếu tốđe doạ và đáp ứng cần xếp theo thứ tự tầm quan trọng từ cao

đến thấp.

3.1.3.3 Hướng dẫn viết báo cáo thực tập chuyên đềđịa chất môi trường

9 Nội dung viết báo cáo gồm 2 phần:

Ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng môi trường địa chất theo tuyến khảo sát bắt buộc (36 ô).

Bảng 3.1

Mẫu ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng môi trường địa chất

TT Tên yếu tố môi trường địa chất Mô tả Hiện trạng sử dụng Đe doạ Đáp ứng 1 Kè luồng bến Ngọc Hải 2 Cliff và bench cổ (đền Bà Đế) 3 Cliff và bench hiện đại (đền Bà Đế)

4 Gờ bão và bãi triều đá (từđền Bà Đếđến đầu phía Đông núi Độc)

5 Cliff và bench cổ (đầu phía Đông núi Độc)

6 Cliff và bench hiện đại (Đông núi Độc)

7 Bãi biển cát Đoàn 295

8 Mỏ hàn tự nhiên (trạm nghiên cứu biển)

9 Kè biển Đồ Sơn

Phần tiểu luận mở rộng - gợi ý các vấn đề nghiên cứu:

+ Yếu tố môi trường địa chất nào có giá trị nhất đến phát triển kinh tế bán đảo Đồ Sơn, tại sao?

+ Yếu tố môi trường địa chất nào có vai trò quan trọng đối với cộng đồng nghèo Đồ Sơn, tại sao?

+ Xung đột trong sử dụng môi trường địa chất ở Đồ Sơn, lý do xung đột và cách giải quyết xung đột?

+ Những tiềm năng chưa sử dụng của môi trường địa chất Đồ Sơn cần được sử dụng trong tương lai?

Phần tiểu luận mở rộng có tác dụng khuyến khích sự tìm tòi, suy nghĩ quan sát và sáng kiến của sinh viên. Tác giả báo cáo có thể trình bày 1, 2 hay cả 4 vấn đề gợi ý trên, cuối phần tiểu luận cần ghi rõ tài liệu tham khảo đã sử dụng. Ngoài tuyến khảo sát bắt buộc trên đây, tác giả có thể nói về vấn đềđịa chất môi trường ở các địa điểm khác của Đồ Sơn (Hộp 7).

Hộp 7

GỜ KIẾN TẠO ĐỒ SƠN

Bán đảo Đồ Sơn là một gờ kiến tạo địa chất quan trọng nhất miền Đông Bắc, là ranh giới giữa vùng cửa sông hình phễu (estuary)

ở phía bắc và vùng cửa sông châu thổ (delta) ở phía nam. Phía Bắc - biển đang lấn lục địa. Phía Nam - lục địa đang bồi dần ra biển do bồi tích của hệ thống sông Hồng - Thái Bình lớn hơn tốc độ sụt chìm của móng địa chất. Nhìn chung, do sựấm lên toàn cầu và sụt hạ kiến tạo, biển đang thắng thế trên hầu hết dải bờ biển nước ta.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)