Tổng quan về tài nguyên sinh vật Đồ Sơn

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 34 - 38)

Đồ Sơn có đa dạng hệ sinh thái cao, bao gồm các hệ ở cạn và ở nước, có 2 hệ sinh thái quan trọng cần nghiên cứu là hệ sinh thái rừng ngập mặn (hệ sinh thái tự nhiên) và hệ sinh thái đầm nuôi trồng thuỷ sản (hệ sinh thái nhân văn).

3.3.2.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao. Theo chiều giảm của độ mặn, có sự kế tiếp các cây ngập mặn như sau: sú, vẹt, đước, bần. Rừng ngập mặn cửa sông Bạch

Đằng có 26 loại thực vật, tầm vóc các cây không lớn, dưới 4 - 6m, trừ bần có thể cao 10m. Thực vật cạn vùng cửa sông Văn Úc có: Trang (Kaidelia Caldel) là loài phát triển tốt trên đất phù sa mới bồi, cao 2 - 3m, bộ rễ chùm giữđất tốt, có khả năng chịu nước, chịu mặn cao; Sú (Aegycera corniculatum) phát triển trên đất bồi đã ổn định, cao 2 - 3m, nở hoa đầu tháng 3, có bộ rễ chùm, chịu mặn; Bần chua (Soneratia Cariolaria) chịu mặn, chịu nước tốt; Tra (Hibiscustiliques) cao 4 - 5m, tán rộng sống rải rác trong quần thể trang và sú, thuộc nhóm cây rụng lá mùa đông; Vẹt (Bruguiere gymnorshiza). Ngoài ra còn có các loại cây như phi lao, muống biển, sam biển, mắm, đuôi ngựa… Ôrô sống thành đám đơn độc ở những nơi nhiều nước, mép nước. Cóc kèn, cây leo, sống thành bụi hoặc leo bám ở vùng đất có độ muối cao.

Rừng ngập mặn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vùng ven bờ, là bãi đẻ của nhiều loài cá tôm, nơi cung cấp thức ăn mùn bã thực vật cho nhiều loài là thức ăn cho cá con, tôm non…, cung cấp nơi cư trú cho con non và các kẻ yếu (tôm cua lột…), nơi cư trú và lưu giữ

mặn đều chứa nhiều tamin có thể dùng làm thuốc nhuộm; than, đước, vẹt có giá trị nhiệt lượng cao, 6.375 - 6.675kcal/kg, gỗ có giá trị xây dựng. Trong trầm tích rừng ngập mặn nitơ

cao hơn trong trầm tích không có rừng ngập mặn còn phốt pho thấp hơn. Hệ thực vật hạn chế

40% sự tàn phá của sóng thuỷ triều, bão đối với đê biển và bãi triều, có tác dụng cốđịnh bãi triều lầy và lấn biển. Trong rừng ngập mặn có hàng trăm loài động thực vật có ý nghĩa kinh tế: rong câu, tôm cá…

Vùng biển Bắc Đồ Sơn hiện đang xảy ra quá trình ngập chìm do dâng cao mực nước chân tĩnh và hạ lún kiến tạo, hệ quả có thể nhận thấy rõ ràng là xói lở phá huỷđường bờ. Mực nước biển dâng cao còn làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn do bị chìm và bị doi cát hiện đại phủ

lấp. Hiện nay các bãi triều lầy (có rừng ngập mặn) có xu thế chuyển thành bãi triều thấp (không có thực vật ngập mặn). Ngoài ra, còn có các nguyên nhân sau gây suy giảm rừng ngập mặn: 1 - Khai thác gỗ xây dựng, củi, than…, ước tính 10 - 20cm3/hộ/năm; 2- Đánh bắt quá mức các loại đặc sản có giá trị: ngán, sò lông, sò huyết, cua, cá vào thời kỳ sinh sản, dùng

đăng mắt lưới nhỏ 2x2mm, nghề lưới kéo sát đáy, nhất là kéo tôm ven bờ làm suy giảm nguồn lợi này; 3 - Nuôi trồng thuỷ sản: diện tích nuôi được xây dựng trên rừng ngập mặn chiếm khoảng 14.000ha; 4 - Đắp đập, làm đường, lấy đất làm nông nghiệp. Rừng ngập mặn còn

đang bị khai thác lấy củi, làm đầm nuôi trồng thuỷ sản. So với năm 1960 diện tích rừng ngập mặn chỉ còn 20 - 30%, làm suy giảm 70% hệđộng vật đáy, nhiều đặc sản bị mất hoặc giảm trữ lượng. Hiện ởĐồ Sơn rừng sú vẹt dọc đê biển nông trường Trung Dũng, xã Bàng La đang

được khôi phục và bảo vệ trong chương trình hợp tác với Hội chữ thập đỏ Nhật Bản.

3.3.2.2 Hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản

Bãi triều lầy là một dạng tích tụ ở cửa sông ven biển, phát triển trong phạm vi đới triều cao hơn mặt nước biển trung bình, bề mặt thường lầy nhão và có thực vật ngập mặn. Các bãi triều lầy được cấu thành từ các sản phẩm phong hoá có nguồn gốc lục địa do sông đưa ra biển, trong thành phần có nhiều ôxit sắt III và các khoáng vật silicat khác. Trong vùng bãi triều lầy có nhiều hữu cơ, các ion Fe+3, Mn+4 bị khử thành Fe+2 và Mn+2 còn SO4-2 của nước biển bị

khử thành H2S, rồi từđó chuyển thành dạng bền vững, phổ biến nhất là FeS2 (70 - 95%). Trên 60% diện tích bãi triều lầy được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi tư nhân chủ

yếu theo phương thức quảng canh. Mỗi hộ đấu thầu từ 1 mẫu đến 1 ha đầm. Các đầm nuôi

được ngăn cách bởi hàng rào bằng tre nứa và bờđắp, có hai cống, một để lấy nước, một để xả

nước. Trước khi nuôi trồng, đáy đầm phải xử lý qua nhiều lần rắc vôi bột. Sau mỗi vụ nuôi tôm rảo, tôm sú hoặc cua, đáy đầm được xử lý bằng thuốc diệt tạp. Tất cả các quá trình xử lý trên đều thải nước ra biển gây ô nhiễm môi trường nước, và khi lấy nước vào đầm nuôi sẽ gây ô nhiễm lại nước đầm. Nuôi trồng hải sản cho thu nhập cao và ổn định hơn đánh bắt hải sản; Tuy nhiên năng suất, sản lượng nuôi trồng phụ thuộc rất nhiều vào con giống, chất lượng đầm nuôi, nước nuôi và thời tiết. Phần lớn các đầm nuôi chỉ cho năng suất ổn định trong 2 - 3 năm

đầu, sau đó giảm dần, nhiều đầm nuôi có nguy cơ thoái hoá và có hiện tượng thoái hoá môi trường. Các hộ nuôi trồng hải sản sinh sống ngay tại đầm, điều kiện sống rất tạm bợ, nước sạch cho sinh hoạt khan hiếm.

Suy thoái môi trường bãi triều lầy do đầm nuôi hải sản xảy ra bởi ba quá trình sau: 1- Ngập nước thường xuyên gây phân huỷ yếm khí mùn bã hữu cơ rừng ngập mặn tại chỗ, gây thiếu ôxy và sinh H2S độc, bất lợi cho nuôi trồng hải sản; 2 - Việc phơi khô đầm hàng năm vào những ngày tận thu cuối năm, hoặc nước bị cạn do đầm nuôi quá cao, tạo điều kiện ôxy hoá sunphua thành sunphat, giải phóng Al+3, Fe+3, Mn+4 gây rắn chắc nền đáy đầm, tạo huyền phù gây độc hại cho rong câu, tôm, cua, cá trong đầm; 3 - Hai quá trình trên dẫn tới gây chết thực vật ngập mặn, suy thoái tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học.

Ngoài ra, vùng phía Bắc Đồ Sơn hiện đang triển khai một số dự án nuôi tôm công nghiệp.

3.3.2.3 Đa dạng loài trong các hệ sinh thái điển hình Bảng 8

Đa dạng loài trong hệ sinh thái biển nông ven bờĐồ

Sơn - Cát Bà [Nguồn: KHCN 06 - 07]

STT Nhóm sinh vật Số lượng loài

1 2 3 4 5 Thực vật phù du Động vật phù du Động vật đáy Cá biển Bò sát, thú biển 166 112 120 230 11 Tổng 639

Các loại hải sản quan trọng trong vùng Đồ Sơn có: Vẹm xanh, rong câu cong, rong cạo dẹp, rong chạc lược, ngoài ra còn có rong thun thút, rong cạo tròn...

Bảng 9

Trữ lượng một số loài rong kinh tế [Nguồn: KHCN 06 - 07]

Tên loài Trữ lượng

(kg tươi) Phân bố, sử dụng

Rong cạo tròn (G. tenella)

1.856 Hòn Dáu, Đồ Sơn, chiết xuất agar, carrageenan, thuốc kháng sinh

Rong chạc lược 168 Hòn Dáu

Rong câu cong (G. acuata)

6.000 Hòn Dáu, chiết xuất agar, thực phẩm

Rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) 3.800.000 Đồ Sơn, Cát Hải, Thuỷ Nguyên, chiết xuất agar, thực phẩm

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải Dương học Hải Phòng tháng 4 - 10/1997, vùng biển Đồ Sơn có 17 loài tảo độc hại, mật độ tảo không cao, dao động trong khoảng từ 100 - 3.000 tế bào/l, tập trung cao nhất vào đầu kỳ triều cường đầu trong năm, khi nồng độ muối nitrat cực đại trong năm.

Bảng 10

Nguồn lợi động vật đáy Đồ Sơn [Nguồn: KHCN 06 - 07]

Stt Tên loài Giá trị sử dụng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13

Vẹm xanh (Mylitus smagaradinus) Quéo (Modiolus mecalfei) Hầu (Ostrea aglomerata) Ngao dầu (Meretrix meretrix) Don (Glaucomya chinensis) Dắt (Aloidis laevis)

Tôm he mùa (Penaeus merguiensis) Tôm nương (P. orientalis)

Tôm sú (P. latisulcatus) Tôm he Nhật (P. japonicus) Cua biển Ghẹ (Portunus sanguinolentus) Sá sùng (Sipuncunlus nudus) TP, XK TP TP TP, XK TP TP TP, XK TP, XK TP, XK TP, XK TP, XK TP, XK TP Kí hiệu: TP - Thực phẩm, XK - Xuất khẩu

3.3.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề3.3.3.1 Địa điểm hành trình khảo sát 3.3.3.1 Địa điểm hành trình khảo sát

Để thấy hết được tính đa dạng sinh học khu vực Đồ Sơn, sinh viên phải đi khảo sát những tuyến thực địa sau:

1. Tham quan, nghiên cứu Bo tàng Sinh vt bin thuc trm Nghiên cu bin Đồ Sơn. Tại đây lưu giữ rất nhiều tiêu bản về các loài sinh vật biển. Những tiêu bản này đa số là của vùng biển Đồ Sơn - Hải Phòng.

2. Cng cá Vn Hương (Bến đầu đá). Đây là cảng cá tạm thời, nằm ở bãi 3, trên

đường đi lên Casino. Vào buổi sáng, khi các tàu thuyền đánh cá cập bến, ởđây có thể quan sát được các loài hải sản đánh bắt được như tôm đất, tôm bột, tôm he, tôm sắt, tôm tiên, tôm gai, cua, ghẹ, mực, sứa, ốc, các loài: cá hồng, cá bơn, cá mối, cá dưa, cá chai, cá đuối, cá nhệch, cá ớt, cá song, sam biển, ngao, bạch tuộc… Những loài hải sản đánh bắt được này phần nào đã thể hiện tính đa dạng sinh học của vùng biển Đồ Sơn. Sinh viên có thểđếm số lượng các loài, quan sát và mô tả chúng. Ngoài ra ở đây còn sử dụng phương pháp phỏng vấn không chính thức. Những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập các thông tin chính sau:

- Lượng cá đánh bắt được trung bình một chuyến là bao nhiêu? so sánh với thời gian trước đây thì tăng hay giảm? nguyên nhân?

- Số lượng các loại hải sản đánh bắt so với trước đây tăng hay giảm, có gì thay đổi

đặc biệt? Nguyên nhân tại sao?

- Kích thước các loại hải sản đánh bắt được so với trước đây. - Các cách thức đánh bắt: gần bờ, xa bờ, cỡ lưới,...

- Quan sát các hoạt động khác trên bến cá. Xem xét tác động của các hoạt động này tới môi trường làng.

3. Cng cá Ngc Hi: Đây là bến cá truyền thống của Ngọc Hải, từng bị bồi lấp, suy tàn, nhưng nay đã được cải tạo khơi dòng, kè bờ, xây dựng các công trình phụ trợ trên bờ để sử dụng lâu dài. Cũng sử dụng phương pháp như trên để thu thập những thông tin cần thiết.

4. Sinh viên có thể đi ra các chợ quan sát các sản phẩm đánh bắt được bày bán ch Ngc Hi hoặc đi vào làng chài Ngọc Hải phỏng vấn các ngư dân để thu thập thêm thông tin.

5. Rừng ngập mặn mới trồng ởcng C4 và ven đê biển Bàng La chủ yếu có sú, vẹt, bần và sát chân đê có cà độc dược, na xiêm...

6. Rừng ngập mặn ngoài đê biển Trung Dũng: Đây là hệ thống rừng tự nhiên có từ

lâu năm, nhưng hiện đã có dấu hiệu suy thoái do cát lấn và tác động nhân sinh nhưđắp đầm nuôi tôm, đắp đê và đắp đập Đình Vũ...

7. Các đầm nuôi trng thu sn Ngc Hi như tôm, cua kết hợp với rau câu. Ở đây sinh viên có thể sử dụng phương pháp quan sát, điều tra phỏng vấn các chủ đầm nuôi về một số nội dung chủ yếu sau đây: Nuôi trồng loại gì? Vì sao? Từ

bao giờ. Quy trình nuôi trồng hiệu quả kinh tế trước đây, hiện nay có gì sai khác? Nguyên nhân.

8. Ngoài ra còn có thể tìm hiểu về các rung sinh thái kết hp trng lúa và nuôi tôm khu vc cnh bãi rác Bàng La. Ở đây là các ruộng trũng ở giữa không thể trồng lúa được, vì vậy nông dân đã kết hợp trồng lúa ở xung quanh gần bờ, nông. Ở khu vực giữa sâu hơn thì bỏ trống làm chỗ thoáng khí cho tôm. Lúa tạo bóng râm cho tôm và chất thải của tôm sẽ làm thức ăn cho lúa. Vì việc kết hợp nuôi tôm và trồng lúa nên các phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị hạn chế

sử dụng. Năng suất lúa và tôm đều không cao nhưng hiệu quả kinh tế vẫn hơn trồng lúa vì đất ởđây nhiễm mặn, năng suất lúa không cao.

3.3.3.2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề

9 Tìm hiểu tính đa dạng của các hệ sinh thái ở khu vực Đồ Sơn. Các hệ sinh thái điển hình bao gồm:

1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. 2. Hệ sinh thái bãi biển đá. 3. Hệ sinh thái bãi biển cát - bùn. 4. Hệ sinh thái đảo.

5. Hệ sinh thái biển mở (qua phỏng vấn dân đánh cá).

9 Mỗi hệ sinh thái, cần làm rõ: 1. Phân bốở vị trí nào ?

2. Ước đoán diện tích (không yêu cầu với hệ sinh thái biển mở). 3. Đa dạng loài (thống kê).

4. Đa dạng các yếu tố vô sinh (abiotic): địa hình, thành phần vật chất, tính chất lý - hoá của môi trường (không yêu cầu đối với hệ sinh thái biển mở).

5. Đa dạng sử dụng (chú ý các loài kinh tế). 6. Các vấn đề suy thoái (hiện trạng, lí do). 7. Kiến nghị giải pháp bảo vệđa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)