Phòng trưng bày động vật có xương sống ở biển có các loại mẫu vật sau

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 68 - 69)

Bộ xương cá voi Lưng gù khổng lồ, dài 12m. Ước chừng lúc còn sống con cá này nặng 30 tấn. Loài cá voi này phân bốở vùng Bắc Cực, Nhật Bản, Úc, Bắc Mỹ, Caribê, thỉnh thoảng chúng có di cư sang vùng biển miền Trung nước ta chủ yếu là từ Thanh Hoá vào đến Khánh Hoà. Ngư dân vùng biển miền Trung gọi chúng là "Cá Ông", suy tôn làm vị thần thiêng luôn cứu giúp những người làm nghề biển và phù hộ họ gặp mọi điều may mắn. Hiện nay ở dọc bờ

biển Miền Nam Trung Bộ có rất nhiều Đền thờ cá Voi.

Mẫu cá heo Đenphin, cá Ông Sư (chỉ sống trong thảm cỏ biển, còn gọi là cá Cúi, Dugong): Con to nhất cá He đào có kích thước 2 tạ, con nhỏ nhất cá Ông Sư nặng 70kg, loài cá này rất thông minh. Chúng sống ở những vùng ngoài khơi xa, ăn các loài sinh vật nhỏ thân mềm, cá nhỏ, rong biển, sinh vật chết và không tấn công con người khi bắt gặp ở biển; Vùng biển nước ta có rất nhiều loài cá này, trước kia có ở Tiên Yên, Quảng Ninh nhưng chết nhanh do mất cỏ biển. Cá Ông Sư hiện có ở Côn Đảo.

Mẫu cá Nóc nhím: Được sưu tầm ởđảo Cồn Cỏ - Quảng Trị từ năm 1997. Có kích thước 5kg, cá có hình bầu dục tròn trên mình toàn là những gai nhọn tua tủa, loài cá này sinh sản và phát triển rất nhanh, thịt cá rất nạc và mềm, miệng cá tròn, ngoài các bộ phận độc trong cơ thể

như gan, mật, thịt, trứng, những mũi gai nhọn cũng là thứ vũ khí tự vệ rất lợi hại. Loài cá này rất độc là nguyên nhân gây ra rất nhiều ca tử vong và ngộ độc cho một số người khi ăn phải thịt của chúng, cả thịt tươi và thịt cá phơi khô. Cá nóc thích ăn các loài cá con và giáp xác, chúng thuộc lớp cá sụn.

Mẫu Rùa biển gồm Rùa da, vích, đồi mồi, là các loài bò sát chúng sống ở những vùng xa bờ, có sóng to, nước và môi trường sạch, không có tác động của con người. Rùa biển đẻ trứng trên các bãi cát ở chân các đảo và trứng rùa tự nở thành con sau 45 đến 60 ngày. Rùa đẻ trứng trong các tuần lễ từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch, thời gian đẻ từ 23h đến 2h hôm sau, mỗi lần đẻ từ 80 đến 200 quả trứng. Nhìn hình dạng trứng rùa như những quả bóng bàn. Chúng bò lên bãi cát tìm một chỗ vừa ý mình sau một thời gian dài độ 1,5h; sau đó dùng 2 vây trước bới hố cát, hố này có đường kính 40cm, sâu 50cm. Sau khi đẻ xong Rùa biển dùng 2 vây trước và vây sau lấp hố cát lại. Ở vùng biển nước ta, rùa phân bốở các vùng biển ngoài đảo xa bờ như

CôTô, Cát Bà, ở miền Trung như Núi Chúa (Ninh Thuận), Hòn Mun (Khánh Hoà), Phú Quốc, Hà Tiên (Kiên Giang) và Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Thịt và trứng rùa là loại thực phẩm có giá trị, hiện nay chúng đang bị săn bắt khai thác tương đối nhiều, các tổ chức bảo vệđộng vật hoang dã quốc tế và bảo tồn thiên nhiên đang tích cực giúp đỡ và vận động chính quyền và nhân dân ven biển nước ta bảo vệ các loài Rùa biển.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 68 - 69)