Khái niệm chung về đới bờ biển

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 74 - 75)

Đới bờ biển thực chất là một hệ thống tự nhiên có quy mô hành tinh, phức tạp và ngang cấp với vùng biển và lục địa lân cận. Nó được đặc trưng bởi sự phát sinh, phát triển, tiến hoá và suy tàn, cũng như có giá trị tài nguyên đặc thù khác hẳn với lục địa và biển lân cận. Chính vì thế nó đòi hỏi phải có phương thức sử dụng phù hợp và các phương pháp tiếp cận riêng. Các thuộc tính cơ bản của đới bờ biển với tư cách là một hệ tự nhiên, gồm:

Là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập nhưng không cô lập.

Tồn tại nhờ các mối tương tác qua lại giữa các hợp phần bên trong hệ (hay các quá trình nội tại hệ).

Phát triển nhờ các mối tương tác qua lại giữa nó với các hệ lân cận (hay các quá trình bên ngoài hệ).

Trong đới bờ biển chứa đựng các hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn như các cửa sông, đầm, phá, các hệ

sinh thái…

Đới bờ biển nằm chuyển tiếp giữa biển và lục địa, một đới hỗn tạp cả về mặt môi trường tự

nhiên, sinh thái và giá trị tài nguyên. Nó được đặc trưng bởi các quá trình tương tác giữa lục

địa và biển, giữa nước mặn và nước ngọt, giữa các hệ sinh thái khác nhau trong phạm vi đới bờ. Quy mô thời gian của các biến đổi trong đới bờ biển rất khác nhau: theo chu kỳ dài, theo mùa, theo tháng, theo ngày (con nước thủy triều). Nói khác đi đới bờ biển là một đới động lực, thường xuyên biến đổi. Việc nghiên cứu đới bờ biển bắt buộc phải dựa trên sự tôn trọng các đặc thù trên, trong trường hợp đó các dữ liệu thu được mới phản ánh đầy đủ bản chất tự

nhiên và đặc thù tài nguyên của vùng này. Nhờđó chúng ta có đủ cứ liệu phù hợp để tiến hành hoạch định các giải pháp (chiến lược cũng như sách lược) sử dụng hợp lý tài nguyên ở

vùng bờ. Đới bờ biển là một khu vực nhậy cảm với các tác động của tự nhiên như thiên tai, cũng như các tác động của con người tại chỗ và trên các lưu vực ven biển. Mọi hoạt động ngoài biển cũng như trên các lưu vực trong chừng mực nhất định đều tác động trực tiếp hay gián tiếp tới đới bờ biển. Đây cũng là nơi tiếp nhận nguồn thải từ lục địa và từ biển đem lại (khoảng 75 - 90% tổng nguồn thải vào biển và đại dương).

Trong đới bờ biển hiện diện sự đa dạng của các hệ sinh thái như: rừng ngập mặn, cỏ biển (seagrass), rạn san hô, cửa sông, bãi triều, đầm phá… Chúng là các hệ thống tự nhiên cấp nhỏ

hơn đới bờ biển, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, một trong các khâu bị tác động sẽảnh hưởng

75

lịch sinh thái cho các quốc gia có biển. Đới này chỉ chiếm khoảng 8% diện tích bề mặt trái đất nhưng cung cấp 26% tổng sản phẩm sinh học trên trái đất, 3/4 tổng năng suất sinh học sơ cấp có được từ các hệ sinh thái đới bờ biển, số ít ỏi còn lại thuộc về thềm lục địa và đại dương rộng lớn.

Ở vùng lục địa ven biển (vùng ven biển), trong phạm vi 60km cách đường bờ biển có 60% của 5,5 tỷ người (1990) sinh sống và dự tính sẽ có khoảng 75% trên 11 tỷ người sống ở vùng này vào năm 2100. Đối với Việt Nam nếu tính cho các huyện ven biển thì dân số chiếm khoảng 20% tổng dân số cả nước, cùng với trên 50% các đô thị lớn tập trung rất cao mật độ

dân số, khiến cho nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và biển nói riêng ngày càng tăng. Đồng thời nơi đây cũng tập trung các hoạt động kinh tếđa dạng: cảng, hàng hải, du lịch - giải trí, nghề cá, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp ven biển, công nghiệp ven biển, khai mỏ, đô thị hoá,…

Lợi ích đem lại từ các hoạt động kinh tế biển là hết sức to lớn, là nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia biển, thậm chí có những nước phát triển hoàn toàn lệ

thuộc vào biển, đi lên từ biển. Vì lẽđó, biển, đại dương và vùng bờ của nó sẽ là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về các nguồn thực phẩm, nguyên liệu, năng lượng… vào thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)