2.1. Đối với nguồn nhiễm bẩn nước tại địa phương có thể áp dụng biện pháp vật lý - cơ
học để lọc nguồn nước thải bằng các lưới lắng đọng chất bẩn trong các bể chứa trước khi thải vào biển. Biện pháp này thực hiện dễ dàng vì quy trình công nghệ đã có và
đầu tư không nhiều. Điều quan trọng là cần thiết nghiên cứu hình thức tổ chức quản lý chặt chẽ của địa phương đối với hệ thống cơ sở du lịch, dịch vụ du lịch, kể cả nhà nước và tư nhân.
2.2. Đối với nguồn nhiễm bẩn nước do dầu và các sản phẩm của dầu vận tải có thể áp dụng biện pháp hoá học và sinh học, ví dụ như: sử dụng hoá chất đặc hiệu để thu gom và phân huỷ các chất bẩn (chủ yếu là các chất hữu cơ và dầu). Biện pháp này hoàn toàn có thể thực hiện được ở Đồ Sơn, vì mức độ nhiễm bẩn dầu ởđây chủ yếu là từ nơi khác đưa đến, mùa du lịch lại không kéo dài, nên chỉ xử lý vào những thời điểm cần thiết. Vấn đề này đòi hỏi sự quan trắc định kỳ, nhất là cần theo dõi mức độ ô nhiễm dầu và các chất hữu cơ vào đầu các mùa du lịch.
2.3. Đối với nguồn nhiễm bẩn tự nhiên, hướng khắc phục và cải tạo chủ yếu là:
- Sử dụng đá, cát hạt thô trải trên đáy biển ở những bãi tắm có dự kiến xây dựng và phát triển.
- Nuôi trồng hải sản ở đáy biển để cải tạo môi trường nước biển, chủ yếu là những loài có khả năng lọc nước (xử lý bùn, cát làm sạch nước). Hướng này sẽđem lại hiệu quả bảo vệ môi trường nước biển lâu dài. Chưa kểđến những lợi ích kinh tế khác mà nó đem lại, ví dụ như việc cung cấp thực phẩm đặc sản quý giá cho dịch vụ du lịch tại chỗ... Vấn đề này đòi hỏi nghiên cứu sâu sắc hệ sinh thái vùng Đồ Sơn và thời gian nuôi trồng thử nghiệm.
- Có những đề xuất về cải tạo (nắn chỉnh hoặc đào kênh...) các cửa sông để ngăn chặn các nguồn sa bồi từ xa... Thiết nghĩ rằng đó là những vấn đềđịa lý hết sức phức tạp về tổ chức các lãnh thổ có quy mô lớn, không chỉ thuần tuý về phương diện khoa học - công nghệ mà còn phụ thuộc vào rất nhiều tiền đề khác. Vấn đề này vượt quá khả năng thực thi của một địa phương nhỏ nhưĐồ Sơn.
Phụ lục 3
Vấn đề ô nhiễm dầu vùng cảng Hải Phòng
Lưu Văn Diệu
Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng có một cảng biển với lịch sử phát triển trên 100 năm. Hiện nay cảng Hải Phòng là một đầu mối giao thông hàng hải quan trọng ở phía Bắc. Trong một trăm năm qua, quy mô cảng Hải Phòng ngày càng được phát triển và mở rộng. Từ chỗ chỉ có một cầu tàu bằng sắt dài 49.9m vào năm 1891, đến năm 1981 cảng Hải Phòng đã phát triển với 11 bến bãi dài tới 1.500m, bao gồm 67.730m2 kho tàng và 39.00m2 bến bãi chứa hàng. Cùng với việc xây dựng và mở rộng cảng, tăng cường sự giao lưu với các nước trên thế giới, đã nảy sinh một vấn đềđáng quan tâm là sự ô nhiễm môi trường khu vực.
1 Tổng lược về dầu mỡ và sự ô nhiễm dầu
1.1 Thành phần tính chất của dầu
Thành phần hoá học của dầu mỡ rất phức tạp. Nó là một hỗn hợp các hợp chất hữu cơ, chủ yếu là các hydrocacbon mạch thẳng và mạch vòng. Ngoài ra, trong dầu mỡ còn chứa một số hợp chất của oxy, nitơ, lưu huỳnh... Mức độ gây độc của dầu đối với sinh vật phụ thuộc vào thành phần hoá học, trong đó đáng lưu ý là các hydrocacbua thơm, phenol, hợp chất chứa lưu huỳnh... Dầu tràn trên mặt nước sẽ xảy ra các quá trình sau:
- Chảy loang do tác dụng của trọng lực, sức căng bề mặt... Khi độ dày của lớp dầu đạt
đến cực tiểu thì quá trình này chấm dứt. Đối với dầu mỏ thông thường, độ dày cực tiểu của lớp dầu trên mặt nước (dmin) ≈ 2.5.10-3 cm. Như vậy một tấn dầu tràn vào trong nước sẽ có thể
phủ một diện tích 5km2.
- Bốc hơi: Tốc độ bốc hơi phụ thuộc vào cấu trúc phân tử của các hydrocacbon chứa trong dầu. Loại có số nguyên tử các bon thấp có nhiệt độ bay hơi thấp và tốc độ bốc hơi cao. Trong quá trình bốc hơi, phần nhẹ sẽ bay hơi trước, do đó độ nhớt và tỷ trọng của lớp dầu tăng lên.
- Phân tán: Sóng mặt và chuyển động rồi tác động vào vệt dầu tạo thành các hạt dầu có các kích cỡ khác nhau, các hạt đủ nhỏ có thể trộn vào trong nước (còn các hạt lớn sẽ nổi lên trên) gây nên hiện tượng gọi là quá trình phân tán.
- Nhũ tương hoá: Dầu hút nước vào xung quanh giọt dầu tạo thành nhũ tương đang ngậm nước, làm tăng thể tích của giọt dầu lên gấp 3 - 4 lần.
- Hoà tan: Khả năng hoà tan của dầu trong nước phụ thuộc vào thành phần của dầu, nhiệt
độ, độ mặn của nước và độ phân tán của dầu. Hàm lượng tối đa của hydrocacbon dầu trong nước không vượt quá 1 ppm (1mg/l).
- Ôxy hoá: Váng dầu trôi nổi trên mặt nước sẽ tự oxy hoá, quang hoá và bị biến chất. - Lắng đọng: Dầu bị nhũ tương hoá, sau đó bị trộn lẫn với vật lơ lửng (như bùn cát, sinh vật trôi nổi) làm tăng tỷ trọng của hạt nhũ tương và dần chìm xuống đáy.
- Phân huỷ sinh học: Là quá trình dầu bị vi sinh vật phân huỷ, đồng hoá làm biến chất.
1.2 Ảnh hưởng của dầu đến môi trường
Dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ gây mùi khó chịu cho môi trường xung quanh. Váng dầu trên mặt nước ngăn cản quá trình trao đổi khí giữa nước và không khí, dẫn đến làm giảm oxy hòa tan trong nước, tăng hàm lượng CO2, giảm trị số pH của nước. Do váng dầu có màu sẫm, nên khả năng hấp thụ nhiệt mặt trời cao dẫn đến làm tăng nhiệt độ nước.
Váng dầu ngăn cản quá trình xâm nhập oxy từ khí quyển, làm thiếu hụt oxy trong nước, làm chết động vật đáy.
Dầu mỏ hoà tan một phần trong nước, chủ yếu là các ete dầu mỏ, gây độc mạnh đối với sinh vật sống trong nước.
Dầu làm lông chim dễ dàng bị thấm ướt, giảm khả năng cách nhiệt, khả năng nổi (dạng phao), ảnh hưởng đến đời sống của chim, nếu bị ô nhiễm nặng có thể chết hàng loạt.
Làm chết các ấu trùng, con non. Gây chết quần thể nếu ô nhiễm nặng, làm giảm chất lượng thực phẩm khi ô nhiễm nhẹ.
Làm suy giảm nguồn lợi hải sản trong vùng; gây ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi trồng và đánh bắt hải sản.
Dầu tràn lên bãi biển, thấm xuống cát, phủ trên mặt nước, trên bãi tắm dẫn đến thất thu cho ngành du lịch...
2 Tình hình ô nhiễm dầu vùng cảng Hải Phòng
2.1 Hiện trạng ô nhiễm
Kết quả khảo sát đầu tiên tiến hành năm 1989 - 1990 cho thấy: Dọc 10 km bờ của cảng Hải Phòng tồn tại những vệt dầu đen như hắc ín bám trên thân và lá cây. Vệt dầu đen này biến
đổi theo chiều gió: Vào thời kỳ gió mùa đông bắc thịnh hành, vệt dầu hiện rõ trên phía bờ Hải Phòng. Vào thời kỳ gió đông nam thịnh hành, vệt dầu chuyển sang bờ Thuỷ Nguyên đối diện. Hàm lượng dầu trong nước khá cao, trung bình 2,4mg/l (khu vực từ chân cột điện cao thếđến cảng Chùa Vẽ).
Trên bãi sông, quan sát thấy nhiều vệt dầu loang. Khi đào đất lên, dầu trào ra cùng với nước. Một số nơi như khu vực Sở Dầu, phát hiện thấy nhiều mảng dầu bị biến chất, quánh lại bám trên nền đất cứng. Hàm lượng dầu trong đất tương đối lớn, khu vực từ chân cột điện cao thếđến Đình Vũ lên tới 3,2mg/l.
Đối chiếu với tiêu chuẩn ngành của Bộ Thuỷ sản số 209TS/QĐKHKT ngày 11/5/1985, giới hạn cho phép đối với dầu mỏ và sản phẩm dầu mỡ thường trong nước dùng nuôi cá và
các loại thuỷ sản là 0,05mg/l và đối với dầu nặng là 0,01mg/l. Đối với nước sinh hoạt là 0,3mg/l, thì mức độ ô nhiễm dầu ở cảng Hải Phòng đã vượt xa giới hạn cho phép.
2.2 Ảnh hưởng của dầu ô nhiễm đối với sinh vật trong vùng
Theo một số chủ đầm khu vực đảo Đình Vũ: Nếu xuất hiện các vệt dầu đen bám trên thành cống lấy nước vào đầm nuôi thì năm đó sản lượng tôm cá trong đầm suy giảm. Một số
dân địa phương khu vực Sở Dầu cho biết có người mua cá nạc, bắt ở khu vực quanh bãi Sàng cảng Hải Phòng, về kho nấu đã phải đổ bỏ vì có mùi dầu rất khó chịu. Theo các ngư dân thì có hiện tượng suy giảm nguồn lợi thuỷ sản trong vùng một số năm gần đây.
- Một số thực nghiệm tiến hành trong năm 1990 cho thấy: động vật phù du bị chết trong vòng 2 - 4 giờ khi có dầu trong môi trường với hàm lượng trên 0,05mg/l. Động vật bám chịu
Phụ lục 4
Làng chài Ngọc Hải (2001)
Nguyễn Thị Mơ
Giáo viên trường THPT Ngọc Xuyên
1 Giới thiệu chung
Ngọc Hải có diện tích: 34,8 ha, dân số: 7.383 người (năm 2000). Nghề nghiệp chủ yếu của dân trong phường: khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản; dịch vụ du lịch, dịch vụ nghề cá. Các
đơn vị sản xuất trên địa bàn phường gồm: 2 doanh nghiệp nhà nước: dịch vụ thuỷ sản và xây dựng quản lý bến cá, 2 HTX đánh cá, 2 HTX tiểu thủ công nghiệp, 5 công ty TNHH: 3 công ty đánh bắt hải sản; 1 công ty đóng, sửa chữa tàu đánh cá; 1 công ty chế biến sản xuất đồ gỗ.
Đánh bắt hải sản hoạt động tuỳ theo con nước và thời tiết; mỗi chuyến đi biển từ 1 đến 7 ngày. Mỗi tháng nghỉ 5 - 7 ngày. Đánh bắt chỉ sử dụng nam thanh niên và trung niên. Nghề cá tổ chức hoạt
động theo “phường” gồm 5 - 6 lao động nam, ăn chia bình đẳng theo nguyên tắc: trừ ăn uống, dầu mỡ… còn lại chia nhân công một phần, lưới một phần, tàu 2 phần. Thu nhập thực tế phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, thời tiết… do đó có độ bất ổn cao. Một vụ sứa đỏ hi hữu năm 2000, trong vòng 1 - 2 tháng, thu 8 tỉđồng, bằng 6 tháng đi biển. Lao động nghề biển rất nặng nhọc, nên khi lên bờđàn ông nghề chài thường phải nghỉ ngơi, còn mọi việc gia đình do phụ nữđảm nhiệm. Chế biến hải sản, vá lưới và kinh doanh nhỏ chủ yếu sử dụng lao động nữ. Nữ chủ nhân các hộ có tàu ngày ngày phải ra bến đón hải sản đánh bắt được, phân loại sơ bộ ngay trên bến, sau đó bán ngay, hoặc đem về chợ bán lẻ, hoặc đem về nhà chế biến. Do giờ tàu về không xác định, nên những người phụ nữ thường phải chờ
trên bến rất lâu, sinh tệ nạn cờ bạc.
Nuôi trồng hải sản chủ yếu tiến hành trên đất thuê của nông trường Thắng Lợi, nằm trong vùng
đất ướt ngập triều mới được khoanh bao trong đê 14. Người nuôi trồng thường mang cả hộ gia đình ra sống tạm bợ ngay cạnh đầm nuôi để tiện sản xuất và bảo vệ vật nuôi, nhưng lại rất bất tiện cho cuộc sống và vệ sinh môi trường không đảm bảo.
Cư dân làng chài tham gia dịch vụ du lịch theo nhiều cách khác nhau như mở nhà nghỉ, thuê kiôt bán lẻ, bán rong...
2 Những vấn đề môi trường làng nghề
Địa hình trũng thấp, độ cao giảm dần từ phường Ngọc Xuyên, Vạn Sơn vềđến phường Ngọc Hải nên nước thải từ các nơi đều chảy dồn về phường Ngọc Hải. Bình thường nơi đây đã có nhiều nước thải dồn ứ, lưu cữu gây ô nhiễm môi trường.
Mùa mưa bão, nước từ những vùng cao tràn về mang theo nhiều chất thải, trong khi đó hệ thống tiêu, thoát nước cũ, nhỏ không thoát nước kịp gây ngập úng kéo dài hàng tuần. Khi bão lớn, triều cường, nước mặn theo sóng tràn qua kè, làm nhiễm mặn các vùng trũng thấp và các giếng nước ngọt ven biển.
Do diện tích chật chội, ngõ xóm hẹp, trước đây đều là đường đất, không có cống rãnh, không có dịch vụ thu gom rác nên rất mất vệ sinh.
Chế biến hải sản gồm các việc mổ, rửa, muối, làm mắm, chượp, phơi, phân loại thứ tươi ngon cho người, thứươn, kém chất lượng để nghiền làm thức ăn gia súc. Chế biến hải sản thủ công hộ gia đình thường gây ra mùi khó chịu từ chính hải sản và từ nước thải ứđọng trong các cống rãnh.
Người chế biến hải sản thường phải dầm nước, thậm chí nước muối, nhiều giờ trong ngày, không sử dụng phương tiện bảo hộ lao động, nên gây tổn thương da tay và chân, một vài loại hải sản có thể
gây ngứa, nên cá biệt có những người không thể làm được việc này.
Chế biến hải sản tuỳ tiện, không tuân theo quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường. Hiểu biết về vệ sinh an toàn thực phẩm của những người chế biến hải sản thường không
đầy đủ, không đúng, do đó các hộ còn dùng những loại hoá chất không được phép sử dụng, như chất chống thối, hàn the, đạm, chất tẩy rửa để xử lý hải sản, ướp cho tôm cá cứng và tươi lâu, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người tiêu dùng. Ngoài ra việc tận dụng cá chất lượng kém để phơi hoặc muối, dùng nước giếng, nước không đảm bảo chất lượng để chế biến cá là những vấn đề môi trường đáng báo
động của làng nghề.
Nước thải không được xử lý theo cống chảy ra biển, gây ô nhiễm nước, làm ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thuỷ sản. Điều này đã tác động lớn đến đời sống dân sinh của đa phần nhân dân làm nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.
Bến cá Ngọc Hải trong thời gian gần đây bị bồi lấp nghiêm trọng, thuyền bè ra vào khó khăn. Dự
án nạo vét, khơi thông cảng cá triển khai 3 năm nay chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thuyền cá, mỗi khi đi khơi về, lại phải vào các bến tạm, nhưở Vạn Thốc, Vạn Hương... Dân thuyền chài và những người gom hàng thường vứt lại phần không có giá trị, ươn thối trên bến, xả ngay cả trên bến tạm là bãi tắm, gây mùi, thu hút ruồi bọ, rất mất vệ sinh. Một vài chỗ, tranh chấp, mâu thuẫn giữa người đi khơi cần bến với hoạt động du lịch cần bãi tắm sạch diễn ra dai dẳng. Việc giải toả bến cá tự
phát bằng các biện pháp mạnh gặp nhiều khó khăn cả về tài chính, nhân lực và rõ ràng không phải là một giải pháp tối ưu.
Trẻ em hơn 14 tuổi đã có thểđi nghề, được ăn chia sản phẩm, các em nhà nghèo phải nghỉ học đi làm. Thu nhập từ nghề biển không ổn định, ăn chia ngay sau khi lên bờ, nên thường gia đình không quản được nguồn thu này của các em mới đi nghề. Có nhu cầu nghỉ ngơi giải trí, có tiền, có sẵn nhiều mối cám dỗ, nhiều trẻ mới lớn, một số thanh niên trong phường đã bị cuốn hút vào con đường nghiện ngập tiêm chích, tỷ lệ nhiễm HIV, AIDS, chết do nguyên nhân này đều rất cao.
90% hộ ngư dân sử dụng những loại lưới không đúng quy định của ngành hải sản, như lưới vét, lưới đáy, đánh bắt vào mùa cá sinh sản, gây kiệt quệ tài nguyên biển. Nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản còn dễ gặp rủi ro như gió bão…, có thể mất lưới, mất tàu, thậm chí mất cả người. Đây là vấn đề rất bức xúc trong phát triển nghề cá, ổn định đời sống cộng đồng, vì nhiều hộ ngoài tàu và lưới ra thì trong nhà không có tài sản gì đáng giá, nên khi gặp rủi ro, họ mất luôn cả cơ hội thế chấp tài sản để
vay vốn sản xuất.