Quản lý đơn ngành

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 76)

Trên thực tiễn ở tất cả các cấp như trung ương, tỉnh, huyện đều đã tiến hành quy hoạch phát triển vùng ven biển và các biện pháp quản lý tương ứng. Tuy nhiên thiếu sựđiều phối theo cả

cấu trúc dọc (trung ương xuống cơ sở) và cả cấu trúc ngang (giữa các ngành trong cùng địa bàn với nhau). Chính vì thế hiệu quả thực hiện các dự án phát triển còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng vốn có ở vùng này. Đặc biệt đáng chú ý là sự thiếu hẳn kế hoạch quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ngay trong các kế hoạch phát triển. Kiểu khai thác như vậy mang tính tự phát, ưu tiên khai thác ít chú ý đến bảo vệ môi trường và tài nguyên vùng bờ. Nó cũng bộc lộ chỉ chú ý đến lợi ích ngành mình, ít chú ý đến lợi ích ngành khác, người khác. Nguyên nhân chủ yếu còn chưa hiểu rõ bản chất tài nguyên của đới bờ biển, của từng hệ tự

nhiên trong nó và thiếu cách tiếp cận hệ thống, đa ngành trong sử dụng tài nguyên vùng này. Do vậy, nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng bờ bị chia cắt, chức năng thống nhất và hoàn chỉnh của hệ thống tài nguyên bờ bị phá vỡ, tài nguyên suy giảm, dễ xảy ra sự cố. Hậu quả là tài nguyên thiên nhiên ởđây suy giảm nhanh chóng, ít có khả năng phục hồi, đôi nơi không thể phục hồi được. Sự phát triển vùng bờ như vậy không bền vững, ảnh hưởng đến các mục tiêu chiến lược của địa phương, của một quốc gia hay một khu vực. Bởi vậy, con đường đúng

đắn nhất là sự phát triển vùng này tới mục tiêu bền vững, các tài nguyên được sử dụng lâu bền nhằm thoả mãn nhu cầu trước mắt trong phạm vi chịu đựng của hệ thống sinh thái - nhân văn

ở vùng bờ, cũng như duy trì được nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

Quản lý vùng bờ có hiệu quả phải dựa trên cơ sở khoa học vững chắc, có tính đến những hạn chế của các hệ thống tài nguyên ven bờ trong bối cảnh cân bằng và thống nhất với nhu cầu phát triển các ngành khác nhau. Quản lý vùng bờ bền vững có thể hiểu theo các khía cạnh khác nhau:

- Duy trì chất lượng môi trường và bảo toàn chức năng của hệ thống tài nguyên vùng bờ.

- Thực hiện nền kinh tế có hiệu quả, bảo đảm lợi ích lâu bền. - Đảm bảo quyền của các thế hệ hưởng dụng tài nguyên vùng bờ. - Bảo đảm tính thích ứng với môi trường tự nhiên xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 76)