Tổng quan về tài nguyên du lịch Đồ Sơ n

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 39 - 41)

3.4.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên

Đồ Sơn hội tụ các điều kiện phát triển du lịch như: nhiều cảnh quan đẹp, đa dạng hệ sinh thái. Nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao, phía sau là những ngọn núi và đồi thông. Khí hậu nơi đây rất phù hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng. Các hệ sinh thái chứa đựng nhiều loài động, thực vật trong đó có nhiều loài chim, rong tảo, sinh vật nổi, sinh vật lội và sinh vật đáy. Đa dạng loài và hệ sinh thái là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Bên cạnh việc cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, nó còn có vai trò thu hút các khách du lịch sinh thái.

Đồ Sơn có dãy núi chín ngọn, uốn lượn suốt dọc bán đảo, gọi là Cửu Long Sơn. Bắt đầu là Long Sơn (núi Tháp). Tiếp đến là Đồn Cao, có đồn luỹ bằng đất do Phạm Đình Trọng, tướng nhà Trịnh xây đểđàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. Chân núi Tháp và Đồn Cao là Vụng Ngọc (Ngọc Xuyên). Đỉnh cao nhất trong dãy là Mẫu Sơn (Chòi Mòng, đồi 500) có di tích một trạm quan sát từ thời Lê và cũng là nơi đơn vị Hải quân C.500 đặt trạm ra-đa trong những năm kháng chiến chống Mỹ, góp phần cùng quân dân ven biển phát hiện bắn cháy nhiều tàu địch. Từ Mẫu Sơn núi chẽ thành hai nhánh, phía Tây là Linh Sơn, nơi chúa Trịnh từng lập bản doanh thế kỷ 18, phía Đông là Tiên Sơn, trên núi có một vùng đất phẳng hình bàn cờ, dưới chân có Hang Dơi khá lớn, là nơi sinh sống làm tổ của dơi. Thung lũng dưới chân Mẫu Sơn là Vụng Chẽ, một vụng biển cổ từ thiên niên kỷ I, nay đã trở thành thềm biển cổ. Tiếp theo là các đỉnh Linh Sơn, Ba Dì (Vạn Ngang), Ông Rao, Nò Hàu, Vạn Hoa.

Ngoài chín ngọn trong dãy núi Rồng, còn có một ngọn núi cách biệt ở phía Đông, gọi là núi Độc và một núi đảo là Hòn Dáu, được ví như viên ngọc trước miệng Rồng.

Đảo Hòn Dáu nằm cách đất liền hơn 800m, cao khoảng 40m, có nhiều cảnh quan đẹp, không khí trong sạch, có rừng già tự nhiên và tháp Hải Đăng.

Đồ Sơn từng được ca ngợi với Bát cảnh là: Khánh Minh Cổ Tự (chùa cổ Khánh Minh), Phật Tích Tầm U (Tìm hương Phật tích), Thạch phố Quan Ngư (xem cá phố đá), Long Tỉnh Quán Trạc (Tắm ở giếng Rồng), Cốc Tự Dạ Minh (Chùa Hang Dơi liệng), Đông Sơn Cao Ngoạ (Nằm khểnh núi Đông), Đế Bà Miếu Vịnh (Vịnh đền Bà Đế) và Tháp sơn Hoài cổ (nhớ

núi Tháp xưa). Liên kết các thắng cảnh nói trên là Tùng lâm mc xut (rừng thông nối dài), có từ xưa nhưng đã nhiều lần được trồng lại. Thông Đồ Sơn tuổi cao nhưng còi cọc không lớn vì kém dinh dưỡng và khí hậu nóng. Rừng thông Đồ Sơn có 2 loài thực vật địa phương rất giá trị là cây lá men sứa dùng để muối sứa và hoa trinh trắng, mọc ở núi Vạn Ngang (chỉ có 2 cánh màu trắng). Người Đồ Sơn gọi hoa trinh trắng là hoa tình yêu vì cho rằng nó liên quan

đến sự tích đền Vạn Ngang.

Đồ Sơn hiện có một số khu bãi tắm hoàn chỉnh sau:

Khu I: Là nơi có cảnh quan vùng bờ khá đẹp, bãi tắm được khai thác từ rất sớm, nhưng hiện đã bị thu hẹp và không hấp dẫn khách tắm biển.

Khu II: Là bãi tắm tốt nhất ở bán đảo Đồ Sơn cả về chất lượng cát cũng nhưđộ trong của nước biển, vì vậy nơi đây thường thu hút số lượng lớn khách du lịch đến tắm biển.

Khu III: Nằm ở sườn Tây của bán đảo, không chịu tác động của sóng hướng Đông mùa hè, nên bãi tắm có tính trung gian giữa bãi triều và bãi cát, ít thuận lợi cho tắm biển. Tuy nhiên, từ năm 2004 người ta đã bắt đầu cải tạo mở rộng bãi bằng cát đem từ nơi khác tới.

Khu quân đội: Bãi tắm rộng và đẹp nhưng lẫn dấu bùn, có bãi đá gốc cắt ngang và nước biển không phải lúc nào cũng trong nên sức thu hút tắm biển kém hơn.

Dọc theo các bãi tắm là hàng loạt các nhà hàng, khách sạn, trạm điều dưỡng tư nhân hoặc của nhà nước. Trên Vạn Hoa có khách sạn La Poong (tiếng Pháp có nghĩa là chấm hết, đây hiểu là mỏm cuối) sau đổi thành Vạn Hoa và nay là Casino Đồ Sơn.

Các hình thức vui chơi giải trí văn hoá văn nghệ chưa được chú trọng đầu tư. Từ đầu thiên niên kỷ mới, Đồ Sơn đang cải tạo và xây dựng mới hàng loạt tuyến đường ven biển, hứa hẹn những đổi thay trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung của khu vực.

3.4.2.2 Tài nguyên du lịch lịch sử - văn hoá

Bán đảo Đồ Sơn là mảnh đất của huyền thoại cả trong quá khứ và hiện tại. Quá khứ có huyền thoại 6 vị Tiên khai lập ra Đồ Sơn, huyền thoại bà Chúa Đế, có chiến thắng huyền thoại

ở vùng biển Đại Bàng năm 1788.

Đồ Sơn có một số di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn như: Đền Nghè thờ thần Điểm Tước và Lục Vị tiên công, là những người đứng đầu các dòng họ có công khai phá Đồ Sơn; Đình Ngọc dưới chân Suối Rồng thờ thần Điểm Tước và gần đó là đền Long Sơn linh từ thờ Cô Chín;

Đền Bà Đế, xây dựng vào khoảng năm 1736 dưới chân núi Độc; Miếu Vạn Ngang ngay trên

đường lên Vạn Hoa; Chùa Hang, điểm đầu của hành trình Phật Giáo vào đất Việt; đền Mẫu (miếu Vừng), xây dựng từ năm 1929; Đình Chài xây dựng năm 1864 tại Vạn Bún, sau chuyển về Vạn Thốc, thờ Vua bà tức mẹ Tống Đế Bính;chùa Bàng Động ở Bàng La; Đền thờ "Nam Hải Thần Vương" trên đảo Dáu; Dấu tích móng Tháp Tường Long trên đỉnh Long Sơn; Chùa Tháp mới được xây dựng trên nền di tích Tường Long cuối thế kỷ 20.

Những năm Pháp thuộc, Bến Nghiêng từng là một quân cảng đón nhận, rồi tống tiễn những tên lính viễn chinh xâm lược. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, Thung lũng Xanh là nơi bắt đầu của con đường huyền thoại - Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, mà dấu tích "Bến tàu không số" vẫn còn đến hiện nay. Những di tích này có giá trị lịch sử cao, hứa hẹn thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

L hi truyn thng:

Lễ hội chọi trâu ởĐồ Sơn đã có từ hơn 900 năm nay. Nó phản ánh tín ngưỡng cầu mong mùa màng tốt tươi và tôn thờ những võ công oanh liệt một thời xa xưa. Ngày nay lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được xếp vào hạng lễ hội quốc gia, tổ chức tháng 8 âm lịch hàng năm, thu hút hàng vạn khách tham dự.

Hội thi bơi thuyền rồng: Trước đây thường tổ chức sau Tết Nguyên đán nhằm mục đích cầu cho con người khoẻ mạnh và trời yên biển lặng đểđánh được nhiều cá tôm. Từ năm 1980 hội đã được khôi phục lại. Hiện nay Đồ Sơn tổ chức bơi thuyền rồng hai lần trong năm, một vào mồng 4 Tết âm lịch, một vào ngày 1 tháng 5. Thuyền đua đều được lắp đầu rồng ở mũi.

Hội xuân ở Bàng La từ ngày 7 - 11 tháng giêng, với nhiều hình thức văn hoá dân gian như thi vật, rước nước, tế lễ...

Hội Dáu tổ chức hàng năm vào ngày 8 - 10 tháng 2 âm lịch, thu hút rất đông cư dân nghề

cá ởĐồ Sơn và các vùng lân cận.

3.4.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề3.4.3.1 Các điểm khảo sát 3.4.3.1 Các điểm khảo sát

9 Các bãi tm I, II, III: Mô tả bãi tắm: vị trí, kích thước, độ trong của nước, cảnh quan và kiến trúc xung quanh, sự hấp dẫn du lịch; hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý.

9 Khu vc đồi núi:

- Xác định các dạng địa hình và cảnh quan tiêu biểu, các loại đất, đá, các loại thảm thực vật: rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn rừng, vườn nhà và các loại cây ăn quả đặc sản.

- Đánh giá sự hấp dẫn du lịch. Hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý.

9 Di tích lch s văn hoá: đình, chùa, đền, di tích lịch sử, phong tục tập quán và lễ hội;

đánh giá sự hấp dẫn du lịch, hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý.

9 Đồi Vn Hoa và khu vc Casino:

- Xác định những cảnh quan đẹp, những nơi quan sát toàn cảnh biển và địa hình của Đồ Sơn.

- Đánh giá sự hấp dẫn du lịch. Hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý.

9 Các đim kho sát b sung:

- Đảo Hòn Dáu: Quan sát các dạng địa hình, cảnh quan tiêu biểu, các loại đất, đá, thảm thực vật: rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn rừng và các loài thực vật, động vật chủ yếu, chim di cư... Các vấn đề môi trường: cháy rừng, sâu bệnh hại cây, xói mòn đất... Đánh giá sự hấp dẫn du lịch, hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý.

- Bit th Bo Đại: Lịch sử hình thành, kiến trúc của biệt thự và không gian xung quanh, phong cảnh, cây cảnh, hiện vật trưng bày bên trong, tình trạng chất lượng công trình... Đánh giá sự hấp dẫn du lịch, hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý.

3.4.3.2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề

Tài nguyên du lịch Đồ Sơn (thiên nhiên và lịch sử - văn hoá): hiện trạng, tiềm năng, vị trí và tính hấp dẫn. Hiện trạng sử dụng, vấn đề suy thoái tài nguyên du lịch, nguyên nhân và giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên du lịch.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)