Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơ n

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 30 - 34)

Tài nguyên nước bán đảo Đồ Sơn rất đa dạng về loại hình, có cả nước ngọt, nước lợ, nước mặn, nước mặt, nước dưới đất, nước mạch lộ... Tuy nhiên nguồn nước ngọt bán đảo Đồ

Sơn rất hạn chế, không có sông, hồ, chỉ có một số vùng đất ngập nước trồng lúa.

9 Nước ngm:

Bán đảo Đồ Sơn hẹp, ba mặt giáp biển, cấu trúc địa chất không thuận lợi cho việc chứa và giữ nước nên tài nguyên nước ngầm ngọt rất hạn chế cả về trữ lượng và vùng phân bố. Nước ngầm trong các trầm tích bở rời Đệ tứ nằm khá nông, từ 0,5 - 2m đến 30 - 40m. Thành phần nước khá phức tạp, nhiều nơi có độ mặn cao và là nguồn dự trữđộ mặn tiềm tàng trong

đất, gây nguy cơ nhiễm mặn các lớp đất mặt. Một số nơi, nước ngầm được tích đọng trong các lớp đất cát dày, chất lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nhưng trữ lượng không lớn. Vùng Ngọc Hải, Vạn Sơn, ven bãi biển có nước ngầm trong tầng cát biển cổ. Chỉ cần đào giếng nông là có nước, lưu lượng dồi dào nhưng có nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm cao do tầng chứa nước có tính thấm cao lại lộ trên mặt. Một số giếng đào đã bị nhiễm mặn, nhiễm dẫu, ô nhiễm hữu cơ, không còn sử dụng được. Một số giếng nước ngọt khu vực bãi tắm 2 bị đình chỉ sử dụng vì lý do thẩm mỹ. Dọc đường Suối Rồng, nhờ có địa hình đặc biệt, thung lũng mở ra hướng

đón gió ẩm từ biển, nên thuận lợi cho phát triển thảm thực vật ưa ẩm cao, đồng thời thảm thực vật lại giúp duy trì nguồn nước dưới đất lâu dài, hình thành loại nước ngầm khe nứt trong mát, với nhiều mạch lộ đã cải tạo thành giếng nông, có nước quanh năm nhưng lưu lượng không

nhiều. Suối Rồng là mạch lộ duy nhất trong vùng có nước đều đặn quanh năm và có giá trị do gắn liền với những vấn đề tâm linh của địa phương. Hòn Dáu, nhờ thảm thực vật phong phú, nên có nguồn nước ngầm trong tầng sản phẩm phong hoá đá móng, có thể cấp quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều.

Hộp 8

TIỀM NĂNG NƯỚC NGẦM ĐỒ SƠN

Cấu trúc sâu của các lớp đất đá Đồ Sơn có dạng phân lớp ngang, nâng ở hai đầu bắc và nam của vùng nghiên cứu, còn ở giữa thì trũng xuống. Tính từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 - 70m là 3 lớp đầu mà điện trở suất của chúng đều nhỏ hơn 20Ωm. Trong khoảng từ 10m đến 35m là một lớp đất đá ngậm nước nhiễm mặn cao, điện trở suất dưới 2Ωm. Tiếp theo là một lớp ởđộ sâu từ 70m có điện trở suất hàng trăm Ωm, có bề

dày lớn nhất, từ 300 đến 400m, là lớp đá có khả năng ngậm nước và có nhiều khả năng nhất trong việc cấp nước ngọt.

Nguyễn Văn Giảng, Đặng Thanh Hải, Lý Minh Đăng. Tạp chí các Khoa học về Trái Đất số 16(4), 12/1994

Trước đây, nước sinh hoạt của cư dân bán đảo Đồ Sơn chủ yếu khai thác từ nước ngầm. Hiện tại khu vực Đình Ngọc còn một bể xây rất to (đã hỏng), dùng chứa nước Suối Rồng, nguồn lộ nước ngầm chân núi, sau đó cấp cho các nhà nghỉ trong thời Pháp thuộc. Nhà máy nước Đồ Sơn trước đây cũng khai thác nước ngầm đưa vào xử lý để cấp cho khu vực đô thị

của thị xã. Xung quanh nhà máy vẫn còn một số giếng nhà máy bỏ không sử dụng, hiện phục vụ cho một số hộ dân xung quanh.

9 Nước sông và nước mưa:

Mạng lưới thuỷ văn Hải Phòng thuộc hạ lưu hệ thống sông Thái Bình. Phía Đông Bắc, sông Kinh Thầy phân thành hai nhánh chính là Đá Bạch và Kinh Thầy, gần sát biển hai nhánh này lại hợp lưu rồi phân lưu thành các sông Chanh, Bạch Đằng, Lạch Tray. Phía Tây Nam, sông Thái Bình phân lưu thành các nhánh Văn Úc và Thái Bình. Mặc dù không trực tiếp đổ

vào khu vực thị xã Đồ Sơn, nhưng sông Văn Úc - Thái Bình và sông Lạch Tray, sông Cấm - Nam Triệu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp bồi tích cho vùng ven biển Đồ Sơn, tạo nên các vùng đất bồi ngoài đê ngày một mở rộng ra biển. Ước tính hàng năm các sông đổ

ra biển 30km3 nước và 18 triệu tấn bùn cát. Dòng chảy mùa lũ chiếm 75 - 85%, tập trung vào các tháng 7,8,9. Sông ở Hải Phòng chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều vì mực nước sông chỉ

cao 2,1- 2,5m, trong khi biên độ triều lớn nhất là 4 - 4,5m. Hải Phòng có rất nhiều nhánh sông cụt, sông đào, hồ sông như Giá, Mía, Mới, Hoá, Tam Bạc, Đa Độ, He,... Chúng vốn là những con sông nhỏ, ít nước, dễ bị nhiễm mặn vào mùa khô, nên cư dân nông nghiệp đã chặn dòng

để bảo vệ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn thải sinh hoạt, nông nghiệp và các hoạt động phát triển khác trong khu vực đa dạng, phức tạp, các thuỷ vực nước ngọt quý giá này cũng đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo các tài liệu cũ, vùng đất Đồ Sơn trước đây có một số sông như: Sông Họng (Đại Bàng) từng nối thông với hệ thống sông Văn Úc, Đa Độ và thông ra biển qua cửa Họng. Hiện nay sông đã bịđắp chặn ở cả phần thượng nguồn và phần cửa sông thông ra biển, biến thành một lạch trũng, được sử dụng làm kênh dẫn nước vào đồng muối Bàng La hoặc dẫn nước thải từ các cánh đồng xung quanh ra biển. Sông Sàng đổ ra biển ở hai cửa, một nay đã bịđắp chặn lại thành cống Đồng Nẻo, một chảy xuống phía Nam qua sông Lạch con và hoà vào biển ở

cửa Họng. Từ khi bịđắp chặn, sông Sàng tàn dần và nay chỉ còn là kênh dẫn nước thoát. Sông Lạch chảy qua cống Thuý Nẻo, men theo đường 14 đến bến cá Ngọc Hải rồi đổ ra biển bằng

cửa mởở phía Bắc núi Độc. Ngoài ra còn rất nhiều lạch triều lớn nhỏ. Hiện nay các cửa này

đều bị tàn do hoạt động quai đê, lấn biển.

Nhà máy nước Đồ Sơn hiện dùng nguồn nước cấp từ trạm bơm Sông He, cách Đồ Sơn khoảng 10km trên đường 14. Đây là một khúc sông cụt chảy qua vùng nông nghiệp và cư dân

đông đúc. Sông vừa là nguồn cấp nước cho toàn bộ các hoạt động dân sinh và nông nghiệp hai bên bờ, vừa là nơi tiếp nhận các loại chất thải lỏng và rắn. Mặt nước sông nhiều bèo tây và rác rưởi, lòng sông rất nông, đáy sông là một lớp trầm tích dày màu đen thối. Nước lấy từ

sông He được đưa vào một bể lắng sơ bộ rồi bơm cấp cho nhà máy nước Đồ Sơn. Nước đầu vào được chứa trong bể, đánh phèn, để lắng, sau đó bơm lên bể xử lý bằng sục clo. Công suất hiện nay của nhà máy là 5.000m3/ngày. Nguồn nước này hiện chỉ cấp tới khu du lịch và đảm bảo được cho khoảng 60% dân cư thị xã.

Đồ Sơn là vùng du lịch lâu đời, lượng khách du lịch vào mùa hè rất lớn, kéo theo một lượng lớn những người phục vụ du lịch. Chất thải lỏng và rắn trong khu vực ngày càng gia tăng và chưa được quản lý triệt để, thải bừa bãi ra đất và bờ biển, gây ô nhiễm cả nước mặt và nước ngầm. Khai thác nước ngầm quá mức cũng tạo ra dòng cuốn theo lớn, gây ô nhiễm nước ngầm.

9 Nước bin:

Nước biển Đồ Sơn có dấu hiệu ô nhiễm phù sa, dầu, chất dinh dưỡng, nguồn gốc từ hoạt

động giao thông, cảng, sinh hoạt, du lịch và lan truyền từ các vùng lân cận.

Ô nhiễm dầu có thời kỳ lên đến 5,2 mg/l trong nước và 4,3mg/g trong đất, vượt quá tiêu chuẩn cho phép trên 15 lần. Bán đảo Đồ Sơn nằm phía Nam cảng Hải Phòng, nơi phát sinh nguồn dầu thải và chịu tác động của dòng dọc bờĐông Bắc mang lượng đáng kể dầu thải tới các bãi tắm. Sự cố tràn dầu tháng 5/1994 kéo dài 21 tháng, gây ô nhiễm bãi tắm khá nghiêm trọng: Váng dầu bám đầy kè đá, dầu cặn vón tảng đen như hắc ín nằm rải rác trên bãi đá, lưu giữ rất lâu gây mất thẩm mỹ ven bờ. Dầu loang trên biển ngấm vào tầng bùn cát, theo khe nứt làm ô nhiễm nước ngầm, một số giếng có dấu hiệu ô nhiễm dầu rất rõ.

Dòng dọc bờ do gió mùa Đông Nam tạo ra, đưa bồi tích từ cửa sông Văn Úc vòng qua mũi Hòn Dáu, xâm lấn vào các bãi tắm. Phù sa trực tiếp của các dòng sông và phù sa lắng

đọng vùng bờ, bị sóng ven bờ khuấy đục lên là nguyên nhân gây độ đục nước biển lớn, hàm lượng phù sa trung bình 122mg/l. Vùng Đông Bắc Đồ Sơn có độđục 10 - 100g/m3, vùng Tây Nam Đồ Sơn có độđục 20 - 120g/m3.

Trong mùa lũ, nước sông Văn Úc nhiều phù sa đang có xu thế bịđẩy ra xa bờ >20km, từ đó theo dòng biển đi vào khu du lịch Đồ Sơn, lắng đọng tại vùng độ sâu 6m. Khi bị khuấy

động, phù sa này lại trở về khối nước, bịđưa vào gần bờ làm cho nước biển khu du lịch Đồ

Sơn đang ngày càng đục hơn. Mùa hè, khi triều xuống, độđục trung bình 40 - 95mg/l, cực đại 300mg/l, khi triều lên 20 - 25 mg/l; Mùa đông, khi triều xuống, độ đục trung bình 45 - 95 mg/l, khi triều lên 60 - 150mg/l; vượt tiêu chuẩn cho phép (<25mg/l theo TCVN 5943 - 1995). Bồi lắng đang làm nông dần khu biển giữa Đồ Sơn và Hòn Dáu.

3.2.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề3.2.3.1 Các tuyến khảo sát bắt buộc 3.2.3.1 Các tuyến khảo sát bắt buộc

9 Tuyến Suối Rồng, giếng chợ Cầu Vồng: Đo lưu lượng, đánh giá nhanh chất lượng nước, lấy mẫu nước, xem xét các hoạt động nhân sinh và điều kiện tự nhiên khu vực, nhận xét mối quan hệ nhân quả giữa chúng.

9 Tuyến trong phường Vạn Sơn và Ngọc Hải: Xem xét các giếng khơi đang hoặc không còn sử dụng, thống kê số lượng giếng, đánh giá nhanh chất lượng nước, lấy mẫu nước, quan sát ghi nhận những yếu tố tự nhiên và nhân sinh có liên quan đến chất lượng nước các giếng.

9 Trạm bơm sông He: Quan sát hiện trạng nguồn nước và vùng phụ cận, đánh giá nhanh chất lượng nước, điều tra quy trình hoạt động của trạm.

9 Nhà máy nước Đồ Sơn: Tìm hiểu quy trình xử lý nước, đánh giá tính phù hợp của quy trình so với nguồn vào, dự báo những nguy cơ của chất lượng nước ởđầu ra.

Đánh giá nhanh chất lượng nước máy, lấy mẫu nước.

9 Khảo sát tài nguyên nước lợ và mặn tại đầm nuôi nông trường Trung Dũng, lạch triều Ngọc Hải, bãi tắm và các vùng bờ khác, ruộng muối Bàng La.

Ngoài ra, tại những điểm khảo sát chung toàn đoàn, nhóm có nhiệm vụ xem xét đánh giá nhanh chất lượng nguồn nước, hiện trạng sử dụng tài nguyên và hệ quả của nó.

3.2.3.2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề

9 Giới thiệu các loại hình tài nguyên nước Đồ Sơn và đánh giá tính hợp lý của việc sử

dụng, khai thác hiện nay.

- Nước ngầm: phân bố, hiện trạng các điểm lộ, hiện trạng sử dụng, khối lượng, chất lượng.

- Nước mưa: hiện trạng sử dụng hiện nay.

- Nước mặt (nguồn nước sông He): hiện trạng sử dụng.

- Nước máy: mô tả khối lượng, chất lượng, mạng lưới phân phối, giá thành, hiện trạng sử dụng.

9 Ô nhiễm nước

- Các loại hình ô nhiễm. - Nguyên nhân ô nhiễm.

- Phương hướng kiểm soát ô nhiễm nước.

9 Giải pháp cải thiện tình trạng tài nguyên nước Đồ Sơn.

3.2.3.3 Hướng dẫn viết báo cáo chuyên đề

Trong báo cáo chuyên đề, sinh viên phải sử dụng các thông tin thu thập được ngoài thực

địa, trong Thị trường thông tin để thực hiện các yêu cầu sau:

1. Mô tả hiện trạng tài nguyên nước vào thời điểm nghiên cứu, giải thích các mối quan hệ nhân quả giữa đặc điểm lưu vực với chất và lượng nước;

2. Mô tả, phân tích ưu nhược điểm, tính hợp lý của việc sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn.

3. Dựđoán các nguy cơ, kiến nghị các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Khuyến khích dùng bảng ma trận và sơđồ khối để trình bày kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)