Hướng dẫn thực hiện nội dung bài tập chuyên đề

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 42 - 53)

- Bãi chôn lp rác Bàng La: vị trí của bãi, kích thước bãi (dài, rộng, cao), hệ

thống thu gom và xử lý nước rác, thu khí, thành phần rác, hệ thống tường bao quanh.

- Đường ph: số lượng thùng rác, tần suất thu gom, các điểm đổ rác quy định và tự phát, thành phần rác, hệ thống cống rãnh.

- Bãi bin: tần suất dọn vệ sinh bãi biển trong ngày, lượng rác bị thải ra hoặc tồn

đọng trên bờ biển, thành phần rác, nguồn phát sinh rác.

- Khu dân cư: Tổ chức thu gom rác, đóng góp cho hoạt động thu gom rác, hệ

thống thu gom nước thải...

3.5.3.2 Tổng quan về hoạt động thu gom và xử lý rác ởĐồ Sơn

- Hin trng rác thi Đồ Sơn (thành phần, khối lượng): + Rác sinh hoạt ở khu dân cư

+ Rác khu du lịch + Rác bãi biển

- Hin trng thu gom rác

+ Hình thức thu gom (cách tổ chức thu gom, phương tiện, nhân lực...) + Tần suất thu gom

+ Hiệu quả thu gom - Hin trng x

+ Xử lý tại hộ gia đình

+ Chôn lấp ở bãi Bàng La (mô tả bãi: kích thước, kết cấu, cách chôn lấp, cách xử lý nước rỉ bẩn...)

Ph lc 1

Địa cht - địa mo Đồ Sơn - Hi Phòng

Trn Đức Thnh và Đinh Văn Huy

Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

1 Kiến trúc kiến tạo, tân kiến tạo, kiến tạo hiện đại

Vùng đất Hải Phòng phát triển trên hai đới kiến trúc kiến tạo có lịch sử phát triển khác nhau và ngăn cách nhau qua đứt gãy sâu Kinh Môn - Hải Phòng - Cát Bà. Đó là đới uốn nếp Caledonit nằm ở phần Đông Bắc và bồn trũng dạng địa hào Kainozoi ở phía Tây Nam. Dải nâng Kiến An - Đồ Sơn chính là phân định hình thái của hai kiến trúc này.

Đặc điểm tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại ở Hải Phòng nói chung và Đồ Sơn nói riêng thể hiện rõ nhất qua ba hệ thống đứt gãy định hướng Tây Bắc - Đông Nam, Đông Bắc - Tây Nam và á vĩ tuyến. Chúng cắt qua các tầng đất đá, gây dịch chuyển, biến vị phá huỷ các lớp

đá cứng, tạo ra các chuyển động khối tảng, hình thành nên các bồn trũng và khối nâng làm tiền đề cho các quá trình tích tụ hoặc xâm thực bào mòn của khu vực. Hệđứt gãy định hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm một loạt đứt gãy lớn đóng vai trò chính phá huỷ các thành tạo địa chất Hải Phòng. Đứt gãy sâu sông Lô cắt qua cửa Thái Bình và song song với nó là các đứt gãy Hải Ninh - Kiến An cắt qua cửa Văn Úc; Kim Thành - Đồ Sơn cắt qua cửa Họng; Kinh Môn - Hải Phòng cắt qua cửa Bạch Đằng và đứt gãy Núi Đèo - Đồ Sơn định hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam. Hệ đứt gãy định hướng Đông Bắc - Tây Nam bao gồm đứt gãy Văn Lý - Tiền Hải - Hòn Dáu; Thuỵ Anh - Đồ Sơn, Thái Bình - Hải Phòng và đứt gãy sông Luộc. Hệđứt gãy định hướng ở vĩ tuyến bao gồm đứt gãy Kinh Điền - Cát Hải - Phù Long cùng một loạt đứt gãy Bắc Thuỷ Nguyên và Kinh Môn.

Hoạt động của các hệđứt gãy có kèm theo biểu hiện địa chấn cường độ khác nhau. Trung tâm Hải Phòng, được phân định bởi đứt gãy sông Lô và Kinh Môn - Hải Phòng, có biểu hiện

động đất đạt cường độ 4,6 - 5,0 độ Richter. Dọc đứt gãy Kim Thành - Đồ Sơn có 3 chấn tâm

động đất, cường độ 2,5 - 5,0 độ Richter.

Thị xã Đồ Sơn nằm trên đới nâng Kiến An - Đồ Sơn, có biên độ nâng đạt 60 - 120m, tạo nên kiến trúc hình thái dương phân chia lãnh thổ Hải Phòng thành hai phần Đông Bắc và Tây Nam có đặc điểm phát triển địa chất khác nhau trong giai đoạn hiện đại. Kiến trúc hình thái dương trùng với đới nâng Kiến An - Đồ Sơn rộng khoảng 15km, phần lớn diện tích bị phủ bởi trầm tích Đệ tứ, đá gốc chỉ lộ ra ởĐồ Sơn, Núi Đối và Kiến An. Bề mặt đồng bằng bao quanh

đồi núi chỉ cao 1,0 - 1,5m đến 2 - 3m. Giáp kế phía Tây Nam là một đới sụt hạ có biên độ sụt hạ Tân kiến tạo tới nghìn mét, tốc độ 0,03 - 0,04mm/năm. Giáp kế phía Đông Bắc là đới sụt hạ Hải Phòng, trên đó trong giai đoạn hiện đại lại xuất hiện đới sụt hạ trung tâm ở vùng cửa sông Bạch Đằng.

2 Địa tầng và trầm tích 2.1 Trước Đệ tứ

Các đá gốc trầm tích ở khu vực thị xã thuộc về hệ tầng Đồ Sơn có tuổi Đêvôn, dày khoảng 350m, gồm cát kết dạng quắczit, cát kết màu xám tím, xám đỏ, xám vàng, xám trắng có xen các lớp cuội kết, bột kết.

Di tích hoá thạch cá giáp, thực vật dạng vẩy, tay cuộn và thân mềm hai mảnh cho biết hệ

tầng được tạo thành trong môi trường ven bờ, cửa sông có khí hậu khô nóng. Hoá thạch cá giáp tuổi Đêvôn được phát hiện trong các tầng đá tại Đồ Sơn là một tư liệu khoa học rất quý

đóng góp cho sự hiểu biết về tiến hoá của sự sống trên trái đất vào hàng trăm triệu năm trước. Các hoá thạch tay cuộn tìm được ở các tầng đá Đồ Sơn đại diện cho một ngành sinh vật (Brachiopoda) sống ở vùng biển nông ven bờ trong nguyên đại Cổ sinh nay gần như đã bị

tuyệt diệt, chỉ còn lại rất ít loài đang sống trong đó có con giá biển. Giá biển được gọi là "Hoá thạch sống" vì đã tồn tại hàng trăm triệu năm trên trái đất. Hình thái của các hoá thạch giá biển, khá phổ biến trong các tầng đá ởĐồ Sơn, rất giống các con giá biển ở Cát Hải được làm thành món ăn đặc sản bán trên các tầu khách rời đảo.

2.2 HệĐệ tứ

Trầm tích bở rời Đệ tứ khu vực Đồ Sơn cơ bản thuộc về bốn hệ tầng có tên đặt theo tên

địa phương có các lỗ khoan chuẩn lần đầu xác lập hệ tầng. Ngoài ra còn có các tích tụ sản phẩm phong hoá đá gốc nằm trên mặt và sườn đồi núi đá gốc.

Trầm tích Cánh tân có hai hệ tầng là: 1 - Hệ tầng Hà Nội ở độ sâu 15 - 30m, dày trung bình 10 - 20m. Phần dưới dày 10 - 15m, gồm các lớp cuội, sạn, sỏi, cát hạt trung và lớn màu xám, xám trắng, xám xanh, kích thước nhỏ dần từ dưới lên trên. Phần trên 2 - 5mm, gồm các lớp cát bột, cát sét màu vàng, xám, nâu đỏ. Trong bột sét có các ổ cát thành phần khoáng vật, thạch anh và muscovit, các ổ kaolin màu trắng và các kết vón oxyt sắt màu đỏ, chứng tỏđã bị

phong hoá. 2- Hệ tầng Hà Nội chứa nước nhạt chất lượng tốt, độ khoáng hoá 0,6 - 9,12mg/l. Hệ tầng Vĩnh Phúc có nguồn gốc biển, đầm lầy biển, sông biển và aluvi sông, dày 5 - 20m, độ

sâu xuất hiện thường trên dưới 10m ởđồng bằng bao quanh thị xã. Phần dưới là các hạt nhỏ

màu xám vàng, xám nhạt, đôi chỗ lẫn sỏi và bùn bã hữu cơ có nguồn gốc biển, chứa nước ngầm có độ khoáng hoá cao, đến 9g/l. Phần giữa là bùn sét bột, cát bột với các ổ cát chảy ướt, màu xám, màu tro, chứa nhiều tàn tích thực vật mục nát, có nguồn gốc đầm lầy biển và vùng triều. Phần trên gồm trầm tích sét, bột sét, cát bột dẻo quánh màu xám vàng, nâu gụ, hồng nhạt, xám trắng, nguồn gốc aluvi sông, chứa oxyt sắt biểu thị cho quá trình phong hoá khá mạnh. Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc có sức chịu tải khá tốt, 1,9 - 2,2kg/cm2 và nằm sâu nên có ý nghĩa đối với nền móng xây dựng công trình.

Trầm tích Toàn tân: gồm hai hệ tầng Hải Hưng và Thái Bình, dày phổ biến 7 - 12m, có xu thế hạt mịn hơn, màu xám và sẫm hơn, chứa nhiều di tích vỏ thân mềm biển, mùn bã thực vật, mềm, nhão hơn và nói chung là nền đất yếu đối với xây dựng công trình. Hệ tầng Hải Hưng dày 4 - 8m, nằm dưới bề mặt đồng bằng. Phần dưới là các trầm tích nguồn gốc đầm lầy biển và biển nông, thành phần bùn bột, bột sét, sét màu xám, xám nâu, hay gặp vỏ thân mềm biển, phổ biến khá rộng khắp dưới vùng đồng bằng vùng bãi triều. Phần trên là các trầm tích nguồn gốc đầm lầy ven biển, phân bố không liên tục, thành phần bùn cát bột và bùn bột màu xám, xám đen chứa nhiều mùn bã hữu cơ và rất ướt nhão. Ngoài ra, còn có các trầm tích biển gồm cát hạt nhỏ, hạt trung màu xám vàng lộ ra và tạo nên các tích tụ thềm biển ven chân núi, khu sân bay cũ. Hệ tầng Thái Bình, dày khoảng 1m đến 3 - 4m, tạo nên đồng bằng ven biển. Phần dưới là trầm tích nguồn gốc biển (triều thấp và dưới triều), thành phần cát nhỏ và cát bột màu xám, xám nâu chứa vỏ thân mềm biển. Phần trên là trầm tích nhiều nguồn gốc như bãi bồi châu thổ ngập triều, đầm lầy sú vẹt biển, bãi cát biển và trầm tích hồđầm nước ngọt.

Trầm tích Đệ tứ không phân chia là các thành tạo tàn tích, sản phẩm của chính quá trình phong hoá, nằm tại chỗ trên sườn đồi hoặc tích tụ dưới chân đồi. Sườn phía tây ưu thế là sản phẩm phong hoá vật lý tạo vỏ saprolit (vỡ vụn). Trên mặt đường phân huỷ của đồi núi có sản phẩm vỏ phong hoá sialit (Sialfe) dày 2,5m. Phần lớn diện tích còn lại là sản phẩm phong hoá vỏ ferosialit (FeSiAl) dày 1,8 - 3,5m, thích hợp trồng rừng.

Trầm tích mặt đáy biển ven bờ Đồ Sơn đang được tích tụ bao gồm các loại cát hạt nhỏ, bùn bột lớn nhỏ và bùn đất sét bột. Trầm tích cát hạt nhỏ có đường kính hạt trung bình (Md) 0,10 - 0,15mm, màu xám và xám nâu, có ở các bãi biển và vùng triều phía ngoài đê biển nông trường Trung Dũng và hạn chế hơn bãi ven đê biển Bàng La, phân bố từ bờ tới độ sâu 0,5 - 1,0m. Thành phần cát chủ yếu là các khoáng vật thạch anh, fenspat, các mảnh vỏ vôi, sò ốc biển và các khoáng vật nặng như limonit, hoblen, actinolit, tremonit, silimanit, tuamalin, epidot, ilmenit.

Bùn bột lớn có Md = 0,005 - 0,10mm, màu nâu xám, phân bốở vùng triều sát phía Tây Nam bán đảo và ngoài đê Bàng La, ven rìa các bãi lầy sú vẹt Ngọc Hải, làm thành dải ở sát bờ

cho đến độ sâu khoảng 1 - 2m. Bùn bột nhỏ có Md = 0,005 - 0,01mm, màu nâu xám, nâu hồng phân bố hạn chế trên các bãi lầy sú vẹt và thành dải từ khoảng độ sâu 1 - 2m đến 5 - 6m ởđáy biển ven bờ, diện phủ rộng nhất ở phía ngoài đê Trung Dũng. Bùn bột sét Md = 0,009 - 0,010mm, màu nâu hồng, phân bố rộng ởđáy biển có độ sâu 5 - 6m trở ra.

Trầm tích mặt đáy biển ven bờ có đặc điểm phân bố mịn dần từ bờ ra sâu, phụ thuộc địa hình và điều kiện động lực tích tụ. Thành phần của chúng biến động theo mùa, mịn hơn về

mùa mưa trong điều kiện lắng đọng ưu thế và thô hơn đôi chút vào mùa khô trong điều kiện bào mòn mặt đáy ưu thế.

3 Lịch sử phát triển địa chất 3.1 Trước Đệ tứ

Vào nguyên đại Cổ sinh sớm, lịch sửđịa chất Hải Phòng gắn liền với sự phát triển của

địa máng - biển sâu kéo dài dọc ven biển Trung Quốc sang địa phận ven bờĐông Bắc Việt Nam. Cuối kỷ Silua, khu vực biển này trải qua một pha chuyển động nghịch đảo tạo sơn, biến biển sâu thành vùng núi uốn nếp và Đồ Sơn trở thành lục địa chịu quá trình xâm thực, bóc mòn.

Vào Đêvôn giữa, Đồ Sơn bị biển lấn, môi trường biển ven bờđược thiết lập tích tụ nên hệ

tầng trầm tích Đồ Sơn. Cuối Đêvôn, khu vực bị nâng cao thành lục địa.

Bước sang Cổ sinh muộn, chế độ biển nông nóng ấm được thiết lập trở lại và có thể đã tích tụ các thành tạo đá vôi nguồn gốc hoá sinh, nhưng sau này bị xâm thực hết. Trong suốt các kỷ Trias, Jura và Kreta, ởĐồ Sơn tồn tại chế độ lục địa kéo dài. Trong Đệ tam, Đồ Sơn vẫn tồn tại ở chếđộ lục địa bán bình nguyên, xen kẽ các giai đoạn là núi và là đồng bằng.

3.2 KỷĐệ tứ

Kỷ Đệ tứ có bốn kỳ băng hà xen kẽ với các kỳ tan băng, gây nên những đợt biển tiến và biển thoái quy mô hành tinh. Vào các kỳ băng hà, mực nước đại dương hạ thấp trên trăm mét, phơi cạn các vùng thềm lục địa, khí hậu khô lạnh ở các vùng đóng băng, nhưng lại thường mưa lũ lớn ở các vùng nhiệt đới bây giờ. Trong thế Cánh tân, chếđộ lục địa cơ bản vẫn tồn tại

ở Đồ Sơn, hoạt động xâm thực, bào mòn ưu thế hơn bồi tụ và địa hình bị phân cắt sâu sắc thành các dải đồi núi xen các thung lũng, tương phản hơn hiện nay.

Cuối Neogen và Đệ tứ, Đồ Sơn tham gia vào những chuyển động nâng cao, tạo ra một bề

mặt cao 80 - 127m gồm các đỉnh Vạn Hương, Ngọc Xuyên, Chòi Mòng, Đồ Sơn liên kết lại.

Đợt vận động nâng cao vào Cánh tân giữa đã tạo nên bề mặt địa hình cao 40 - 70m gồm các

đỉnh Ba Vì, Bến Tàu, Ba Phúc Đông, Hòn Dáu, Núi Đối, Trà Phương liên kết lại. Đợt vận

động nâng cao vào đầu Cánh tân muộn đã tạo nên bề mặt địa hình thấp hơn, cao 20 - 30m mà

đỉnh núi Độc là di tích còn sót lại. Cuối Cánh tân mực nước biển ở vịnh Bắc Bộ hạ thấp hơn hiện nay 100 - 120m, sau đó lại nâng cao dần. Đầu Toàn tân sớm mực nước vịnh Bắc Bộ đã dâng tới đường đẳng sâu 60m. Người ta dựđoán ở ven bờ Việt Nam trong đó có Đồ Sơn có những lần mực nước biển dâng cao từ 20 - 30m, 40, 60m trong Cánh tân. Nhưng chắc chắn hơn cả là chỉ có một lần mực nước biển dâng cao vào cuối Cánh tân, để lại dấu vết là các di tích vỏ hầu hà và các thềm tích tụ biển cao 10 - 15m ở Hạ Long, Cát Bà và Đồ Sơn, lúc đó là một quần đảo ven bờ.

7.000 - 4.000 năm trước, mực nước biển thấp hơn hiện nay 5 - 6m, biển tiến tràn ngập toàn bộ lãnh thổĐồ Sơn. Về cơ bản, Đồ Sơn lúc này là một quần đảo, nước biển sạch và độ

mặn cao đã cho phép phát triển rạn san hô viền bờở bờđảo. Chỉ sau này, khi mực nước biển hạ thấp, nước biển bịđục và ngọt, san hô Đồ Sơn mới bị chết hàng loạt. Mực nước biển khá

ổn định đã tạo nên các bãi cát biển, ngày nay nâng cao thành thềm tích tụ biển bậc II.

6.000 - 5.000 năm trước, mực nước biển dâng cao xấp xỉ hiện nay. Giữa Toàn tân giữa, khoảng 4500 năm trước, mực nước biển dâng cao cực đại, cao hơn hiện nay 5 - 6m. Khi ấy biển vùng Đồ Sơn khá sâu, các đảo đá gốc bị sóng mài mòn tạo nên các vách đứng. Các thềm mài mòn, tích tụ - mài mòn cao 5 - 6m được hình thành. Bán đảo Đồ Sơn bị tách rời thành một quần đảo.

Khoảng cuối Toàn tân giữa, 4.000 - 3.000 năm trước, biển hạ thấp tương đối hơn hiện nay 4 - 6m, nhưng ởĐồ Sơn vẫn tồn tại cảnh quan biển đảo, diện tích các đảo mở rộng, đồng bằng rìa đồi núi mở rộng hơn với sự có mặt của các hồ, đầm lầy. Cửa sông Bạch Đằng khi ấy cũng là một vùng đầm lầy rộng lớn.

Đầu Toàn tân muộn, 3.000 - 2.000 năm trước, mực biển dâng cao hơn hiện nay 3 - 3,5m,

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)