Là nơi nuôi các loài sinh vật biển phục vụ mục đích thu hút du lịch, nghiên cứu, thực nghiệm chất lượng nước, môi trường, nguồn thức ăn của các loài sinh vật biển. Các loài sinh vật ởđây bao gồm: san hô; Cá sống ở rạn san hô như cá bướm, thia xanh, mao tiên, cá ngựa, chim xanh, cá bò, cá khoang cổđèn, cá mú, cá hói, cá song... Các loài sinh vật khác: gồm hải quì, san hô mềm, cua đá, ốc ký cư, rùa biển (đồi mồi). Cá cảnh thích ăn các loài tôm biển, trứng, giáp xác, rùa thì ăn các loài cá biển nhỏ như cá mai, cá nục, cá thu, tôm biển, hầu, hà sụn...
Nguồn nước nuôi lấy từ nước biển Đồ Sơn, lọc qua 3 bước, gồm cát, san hô chết, than hoạt tính, và được khử trùng bằng đèn cực tím, được tạo oxy bằng máy sục khí, nước trong bể được trao đổi và lọc liên tục nhằm tạo độ trong và tăng vi lượng trong nước, khử các loài nấm, mầm bệnh trong nước, tạo lớp sóng nhẹ trên mặt.
Phụ lục 8 Mâu thuẫn lợi ích sử dụng vùng bờ biển Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long Trần Đức Thạnh Phân viện Hải dương học Hải Phòng 1 Đặt vấn đề
Mâu thuẫn lợi ích sử dụng dải ven bờ được hiểu là những tranh chấp giữa các ngành, những thiệt hại do ngành này, lĩnh vực này gây ra cho ngành kia, lĩnh vực kia. Mâu thuẫn lợi ích sử dụng có thể ở qui mô, mức độ khác nhau, tạm thời hoặc lâu dài, suy giảm hoặc gia tăng. Mâu thuẫn tạm thời: Xảy ra không lâu dài, phản ứng thường xảy ra do tranh chấp tài nguyên, không gian ở giai đoạn quy hoạch, hoặc do tác động môi trường ở giai đoạn thi công công trình và sau đó được khắc phục. Mâu thuẫn dài lâu: Là dạng phổ biến, do tác động tiêu cực môi trường hoặc hậu quả tiêu cực tranh chấp tài nguyên để lại lâu dài, không khắc phục hoàn toàn được. Thường mâu thuẫn này tồn tại do sự phát triển đồng thời của hai hay nhiều ngành kinh tế. Mâu thuẫn đối kháng: Xảy ra trong trường hợp thiệt hại gây ra ở mức lớn, khó giảm thiểu để dung hoà. Ví dụ: khai mỏ gây ô nhiễm bụi than gây tổn hại cho du lịch, ô nhiễm dầu tràn từ cảng gây ra cho các bãi tắm du lịch. Đắp đập Đình Vũ mởđường giao thông bộ
gây sa bồi nghiêm trọng cho luồng vào cảng Hải Phòng. Xung đột lợi ích: Xảy ra khi mâu thuẫn đối kháng ở mức gay gắt. Ví dụ, cộng đồng dân cư phản kháng không chịu di chuyển chỗ ở nhường mặt bằng cho các công trình xây dựng, kinh tế do đền bù thiệt hại không thoả đáng.
Vùng bờ biển Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long (HP-CB-HL) là khu vực năng động kinh tế
miền duyên hải phía bắc. Vốn có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, vị trí thuận lợi và điều kiện tự nhiên ít khắc nghiệt, đây là nơi trọng điểm phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước (cảng, than, nghề cá, du lịch, nông nghiệp v.v...). Trong điều kiện còn thiếu quy hoạch hợp lý và chưa có quản lý tổng hợp, đã xuất hiện những mâu thuẫn lợi ích sử dụng vùng bờ biển trong sự phát triển các ngành kinh tế, nhiều khi ở mức gay gắt. Trong tương lai, cùng với sự phát triển kinh tế, mâu thuẫn lợi ích sử dụng dải ven bờ cũng tăng lên.
2 Phân loại mâu thuẫn lợi ích, hiện trạng và tiềm năng
2.1 Theo hình thức tranh chấp, có 4 loại mâu thuẫn lợi ích sử dụng sau
Tranh chấp không gian, như tranh chấp giữa nghề cá và du lịch ở bãi biển Đồ Sơn.
Tranh chấp tài nguyên, như tranh chấp đất ngập nước hoặc đất trên bờ cho công trình, canh tác.
Tranh chấp đầu tư có khả năng xảy ra khi sức thu hút đầu vào lĩnh vực này làm giảm nhẹ lĩnh vực kia.
Tác động tiêu cực đến môi trường: là điểm then chốt của mâu thuẫn lợi ích sử dụng dải ven bờ. Thông qua tác động tiêu cực đến môi trường mà ngành, lĩnh vực này làm thiệt hại đến ngành, lĩnh vực kia. Tương quan mâu thuẫn lợi ích sử dụng ven bờ biển HP - CB - HL có thể là tác động một chiều, hai chiều hoặc đa chiều. Giải quyết, dung hoà các mâu thuẫn do tác động càng đa chiều, càng phức tạp.
2.2 Theo mối quan hệ ngành có 6 loại mâu thuẫn sau
Mâu thuẫn trong nội tại ngành: Đó là những mâu thuẫn cụ thể, gay gắt nhưng có cơ hội giải quyết do có cùng chung một chủ thể quản lý. Ví dụ: 1 - Mâu thuẫn giữa phát triển giao thông thuỷ và bộ, như đắp đập Đình Vũ gây sa bồi nghiêm trọng luồng cảng Hải Phòng, xây dựng Cầu Bính cản trở tàu thuyền ngược sông Cấm lên cảng Vật Cách. 2 - Mâu thuẫn giữa xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ đối với bảo vệ
cảnh quan tự nhiên trong ngành du lịch. 3 - Mâu thuẫn giữa phục hồi, phát triển với khai thác lâm nghiệp rừng ngập mặn, lấy than củi, phân xanh, tanin, phá rừng lấy đất cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.
Mâu thuẫn giữa các ngành: Là mâu thuẫn cơ bản hiện nay và có khả năng gia tăng mạnh mẽ theo nhịp độ phát triển. Có 6 lĩnh vực hoạt động kinh tế cơ bản tạo ra các mâu thuẫn là giao thông/cảng, nghề cá, du lịch, nông nghiệp/thuỷ lợi, công nghiệp/mỏ và lâm nghiệp. Trong chúng có 6 mâu thuẫn phát sinh do tác động một chiều. Có 6 mâu thuẫn phát sinh do tác động 2 chiều qua lại (hình 3)
Hình 3
Sơđồđa giác biểu diễn các mối quan hệ mâu thuẫn lợi ích sử dụng vùng bờ biển Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long
trong đó: 1: Giao thông cảng; 2: Nghề cá; 3: Du lịch; 4: Nông nghiệp - Thuỷ lợi; 5: Công nghệ mỏ; 6: Lâm nghiệp
Mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng: Mỗi cá nhân, nhóm người... đều có quyền lợi gắn với quản lý, khai thác vùng ven biển và có lợi ích gắn với cộng đồng. Để
thực hiện mục đích mưu sinh và mưu lợi, lợi ích cá nhân có thể mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng. Vì lợi ích cộng đồng, một số lợi ích cá nhân có thể bị thiệt thòi, tạm thời hoặc lâu dài. Mặt khác các hoạt động vì lợi ích cá nhân có thể gây thiệt hại cho các mục tiêu bảo vệ, phục hồi tài nguyên và phát triển lâu bền môi trường. Các hoạt
động vì lợi ích cá nhân thường dẫn đến khai thác quá mức, huỷ hoại môi sinh (khai thác than thổ phỉ, đánh bắt thuỷ sản bằng mìn, điện, hoá chất, chặt phá rừng ngập mặn, lấy san hô... săn bắt trái phép).
Mâu thuẫn giữa các chủ thể quản lý: Là một thực tế đang nổi cộm ở Việt Nam. Trong khi nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực không ai chịu trách nhiệm quản lý thì ở
nhiều nơi, nhiều ngành lại có tranh chấp quản lý, nhiều khi dẫn đến nguy cơ xung
đột và giải quyết bằng vũ lực. Tranh chấp có nhiều dạng, đang tồn tại hoặc có tiềm năng. Ví dụ: Vấn đề quản lý của khu vực Đầu Bê, Hòn Xoài liên quan đến tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng; Vấn đề quản lý vùng biển Vườn Quốc gia Cát Bà giữa huyện Cát Hải và Vườn Quốc gia; Vấn đề tranh giành các bãi cá giữa một số xã ven biển. Đây là một dạng mâu thuẫn khá nặng nề, để lại nhiều tiêu cực.
Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng:
An ninh quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược trọng yếu quốc gia, đảm bảo cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những trắc trở, khó khăn mà phía này gây ra cho phía kia. Nhu cầu phòng thủ cần bảo vệ nghiêm ngặt, bí mật còn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần mở rộng, thông thoáng môi trường đầu tư. Tranh chấp không gian là điểm chốt của mâu thuẫn này và du lịch biển, một thế
mạnh của vùng, thường là vấn đề hay có những trắc trở trong mối quan hệ với an ninh - quốc phòng.
Mâu thuẫn giữa bảo vệ và phát triển: Nhu cầu phát triển kinh tế và sức ép tăng dân số có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, habitat và suy kiệt tài nguyên. Vì thế, để phát triển bền vững, cần phải chọn lựa các đối tượng được bảo vệ, ví dụ như: Chất lượng môi trường sống; Cảnh quan và di sản tự nhiên, văn hoá; Di tích lịch sử, khảo cổ; Các habitat; Đa dạng sinh học; Tài nguyên tái tạo và không tái tạo khác v.v... Nếu bảo vệ thái quá, cực đoan sẽảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
74
Phụ lục 9
Tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển và việc áp dụng vào hoàn cảnh Việt Nam
Nguyễn Chu Hồi
Viện Kinh tế và Quy hoạch thuỷ sản
1 Khái niệm chung về đới bờ biển
Đới bờ biển thực chất là một hệ thống tự nhiên có quy mô hành tinh, phức tạp và ngang cấp với vùng biển và lục địa lân cận. Nó được đặc trưng bởi sự phát sinh, phát triển, tiến hoá và suy tàn, cũng như có giá trị tài nguyên đặc thù khác hẳn với lục địa và biển lân cận. Chính vì thế nó đòi hỏi phải có phương thức sử dụng phù hợp và các phương pháp tiếp cận riêng. Các thuộc tính cơ bản của đới bờ biển với tư cách là một hệ tự nhiên, gồm:
Là một thực thể tự nhiên hoàn chỉnh, độc lập nhưng không cô lập.
Tồn tại nhờ các mối tương tác qua lại giữa các hợp phần bên trong hệ (hay các quá trình nội tại hệ).
Phát triển nhờ các mối tương tác qua lại giữa nó với các hệ lân cận (hay các quá trình bên ngoài hệ).
Trong đới bờ biển chứa đựng các hệ tự nhiên cấp nhỏ hơn như các cửa sông, đầm, phá, các hệ
sinh thái…
Đới bờ biển nằm chuyển tiếp giữa biển và lục địa, một đới hỗn tạp cả về mặt môi trường tự
nhiên, sinh thái và giá trị tài nguyên. Nó được đặc trưng bởi các quá trình tương tác giữa lục
địa và biển, giữa nước mặn và nước ngọt, giữa các hệ sinh thái khác nhau trong phạm vi đới bờ. Quy mô thời gian của các biến đổi trong đới bờ biển rất khác nhau: theo chu kỳ dài, theo mùa, theo tháng, theo ngày (con nước thủy triều). Nói khác đi đới bờ biển là một đới động lực, thường xuyên biến đổi. Việc nghiên cứu đới bờ biển bắt buộc phải dựa trên sự tôn trọng các đặc thù trên, trong trường hợp đó các dữ liệu thu được mới phản ánh đầy đủ bản chất tự
nhiên và đặc thù tài nguyên của vùng này. Nhờđó chúng ta có đủ cứ liệu phù hợp để tiến hành hoạch định các giải pháp (chiến lược cũng như sách lược) sử dụng hợp lý tài nguyên ở
vùng bờ. Đới bờ biển là một khu vực nhậy cảm với các tác động của tự nhiên như thiên tai, cũng như các tác động của con người tại chỗ và trên các lưu vực ven biển. Mọi hoạt động ngoài biển cũng như trên các lưu vực trong chừng mực nhất định đều tác động trực tiếp hay gián tiếp tới đới bờ biển. Đây cũng là nơi tiếp nhận nguồn thải từ lục địa và từ biển đem lại (khoảng 75 - 90% tổng nguồn thải vào biển và đại dương).
Trong đới bờ biển hiện diện sự đa dạng của các hệ sinh thái như: rừng ngập mặn, cỏ biển (seagrass), rạn san hô, cửa sông, bãi triều, đầm phá… Chúng là các hệ thống tự nhiên cấp nhỏ
hơn đới bờ biển, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau, một trong các khâu bị tác động sẽảnh hưởng
75
lịch sinh thái cho các quốc gia có biển. Đới này chỉ chiếm khoảng 8% diện tích bề mặt trái đất nhưng cung cấp 26% tổng sản phẩm sinh học trên trái đất, 3/4 tổng năng suất sinh học sơ cấp có được từ các hệ sinh thái đới bờ biển, số ít ỏi còn lại thuộc về thềm lục địa và đại dương rộng lớn.
Ở vùng lục địa ven biển (vùng ven biển), trong phạm vi 60km cách đường bờ biển có 60% của 5,5 tỷ người (1990) sinh sống và dự tính sẽ có khoảng 75% trên 11 tỷ người sống ở vùng này vào năm 2100. Đối với Việt Nam nếu tính cho các huyện ven biển thì dân số chiếm khoảng 20% tổng dân số cả nước, cùng với trên 50% các đô thị lớn tập trung rất cao mật độ
dân số, khiến cho nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên nói chung và biển nói riêng ngày càng tăng. Đồng thời nơi đây cũng tập trung các hoạt động kinh tếđa dạng: cảng, hàng hải, du lịch - giải trí, nghề cá, nuôi trồng thuỷ sản, nông nghiệp ven biển, công nghiệp ven biển, khai mỏ, đô thị hoá,…
Lợi ích đem lại từ các hoạt động kinh tế biển là hết sức to lớn, là nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân của các quốc gia biển, thậm chí có những nước phát triển hoàn toàn lệ
thuộc vào biển, đi lên từ biển. Vì lẽđó, biển, đại dương và vùng bờ của nó sẽ là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về các nguồn thực phẩm, nguyên liệu, năng lượng… vào thế kỷ 21.
2 Những vấn đề tài nguyên môi trường vùng bờ
Các vấn đề tài nguyên môi trường vùng bờđược phân thành hai loại sau:
1- Các vấn đề nội tại do kết quả của việc sử dụng trực tiếp môi trường và tài nguyên tại chỗ, bao gồm: cạn kiệt tài nguyên vùng bờ, suy thoái và mất đi môi trường cho các hoạt động phát triển và cuộc sống cộng đồng. Thường những vấn đề này sẽ dẫn
đến cạnh tranh không gian (cả lục địa lẫn biển), xung đột và gây cản trở lẫn nhau trong việc đạt được mục đích sử dụng khác nhau.
2- Các vấn đề nảy sinh ở bên ngoài có ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên vùng bờ, bao gồm những biến đổi về: dự trữ nước ngọt trong các nguồn nước ven biển; dự trữ trầm tích cho các hệ sinh thái ven biển; dòng dinh dưỡng trong vùng nước ven bờ; dòng chất gây ô nhiễm nguồn gốc từđất liền.
Vì thế, vùng bờ biển cần được bảo toàn chức năng tự nhiên, năng suất sinh học và các giá trị
kinh tế vốn có nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Một trong những cách tiếp cận phát triển có hiệu quảở vùng bờ là việc quy hoạch vùng ven biển một cách hợp lý gắn với các kế hoạch quản lý vùng bờ biển. Nói khác đi chúng ta từng bước tiến tới quản lý tổng hợp đới bờ biển (integrated coastal management) - một vấn đề mới mẻ nhưng rất hiệu quả mà các quốc gia ven biển đang áp dụng.
Bảng 4
Các hoạt động chủ yếu ở vùng bờ và hệ quả
Giao thông hàng hải: Hoạt động tàu thuyền; Phát triển cảng
Tranh chấp vùng bờ. Ô nhiễm dầu Khai thác tài nguyên sinh vật biển: Đánh bắt, nuôi
trồng, chế biến hải sản; khai thác cá cảnh, thú biển, rong biển, nguyên liệu làm hàng thủ công mỹ nghệ. Xem, ngắm cảnh.
Suy thoái hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, đánh bắt quá mức, bất hợp lý; huỷ diệt, gây cạn kiệt tài nguyên; diệt vong loài
Khai thác khoáng sản, năng lượng biển, làm muối Tranh chấp không gian. Ô nhiễm môi trường
76
vụ, tắm biển, câu cá, đi thuyền, chơi thể thao, giải trí, tiêu thụ các dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhanh, xa hoa lãng phí...
chấp không gian và quyền khai thác tài nguyên; thay đổi các giá trị văn hoá bản
địa Công trình chống sóng, bão, xói lở bờ, tái tạo bãi
biển; ngăn ngừa và giảm thiểu tai biến đường bờ do bão, dâng cao mực nước biển...
Mâu thuẫn giữa mong muốn và thực tế
Đô thị hoá: mở rộng diện tích, tăng cường xây dựng, thiếu quy hoạch phát triển, tăng chất thải đô