1.1. Các dòng sông lớn đem tới chất hữu cơ tự nhiên
chất thải sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp..., gây nên tác hại chủ yếu sau:
- Tích luỹ trong các cơ chế thuỷ sinh vật những độc tố như: thuỷ ngân, chì, bạc, kẽm,
đồng, cadini, DDT và những nguyên tố phóng xạ khác. Nếu trong cá và tôm có thuỷ
ngân, khi người ăn vào với hàm lượng 0,05 - 0,5 ppm/ngày thì mắc bệnh ngay... - Phá huỷ môi trường sống và hệ sinh thái biển, chủ yếu do ô nhiễm chất hữu cơ, chất
phóng xạ. Vì sự thải vật chất hữu cơ vào biển đã làm tăng nồng độ CO2, giảm nồng
độ O2đến dưới mức giới hạn sự sống và do đó cá, tôm bị tiêu diệt.
- Gây hại cho khai thác du lịch Đồ Sơn do nước biển quá đục vì ảnh hưởng của phù sa, bùn, cát từ các cửa sông lớn được sóng, gió, thuỷ triều đem tới.
1.2. Các chất thải từ hoạt động giao thông đường thủy
cảng Hải Phòng, bến bãi và cửa sông. Đặc biệt nguy hiểm là ô nhiễm dầu mỏ và các sản phẩm dầu. Khi biển bị ô nhiễm dầu, môi trường nước biển bị phá huỷ dưới ba hình thức sau:
- Màng dầu trên mặt nước cản trở quá trình trao đổi khí giữa biển và khí quyển, dẫn
đến sự suy yếu (và có thể làm ngừng hoàn toàn) quá trình hô hấp và quang hợp. - Tiêu diệt các sinh vật biển và nguồn thức ăn của chúng, nếu sự ô nhiễm quá nặng. - Với nồng độ không làm chết, dầu mỏ hoà tan đã làm giảm khả năng hoạt động sống
của sinh vật. Ví dụ, nồng độ dầu từ 1-5 mg/l thì sau 6 tuần tác động, sinh vật không sinh sản được. Riêng đối với dầu gazol (dầu vận tải) nếu nồng độ từ 0,01 - 0,05 mg/l thì năng suất sinh học bị giảm ngay từ ngày đầu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ dầu trung bình ởĐồ Sơn là 1,779mg/l, cao hơn rất nhiều tiêu chuẩn đối với thuỷ (hải) sản và đối với các khu nghỉ mát, du lịch.
(bãi đánh cá, các khu chợ, các khu dịch vụ du lịch tư nhân...), chủ yếu là nguồn nước sinh hoạt thải trực tiếp vào biển mà không thông qua xử lý theo những quy trình bảo vệ môi trường…