Phân loại mâu thuẫn lợi ích, hiện trạng và tiềm năng

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 71 - 74)

2.1 Theo hình thức tranh chấp, có 4 loại mâu thuẫn lợi ích sử dụng sau

™ Tranh chấp không gian, như tranh chấp giữa nghề cá và du lịch ở bãi biển Đồ Sơn.

™ Tranh chấp tài nguyên, như tranh chấp đất ngập nước hoặc đất trên bờ cho công trình, canh tác.

™ Tranh chấp đầu tư có khả năng xảy ra khi sức thu hút đầu vào lĩnh vực này làm giảm nhẹ lĩnh vực kia.

™ Tác động tiêu cực đến môi trường: là điểm then chốt của mâu thuẫn lợi ích sử dụng dải ven bờ. Thông qua tác động tiêu cực đến môi trường mà ngành, lĩnh vực này làm thiệt hại đến ngành, lĩnh vực kia. Tương quan mâu thuẫn lợi ích sử dụng ven bờ biển HP - CB - HL có thể là tác động một chiều, hai chiều hoặc đa chiều. Giải quyết, dung hoà các mâu thuẫn do tác động càng đa chiều, càng phức tạp.

2.2 Theo mối quan hệ ngành có 6 loại mâu thuẫn sau

™ Mâu thuẫn trong nội tại ngành: Đó là những mâu thuẫn cụ thể, gay gắt nhưng có cơ hội giải quyết do có cùng chung một chủ thể quản lý. Ví dụ: 1 - Mâu thuẫn giữa phát triển giao thông thuỷ và bộ, như đắp đập Đình Vũ gây sa bồi nghiêm trọng luồng cảng Hải Phòng, xây dựng Cầu Bính cản trở tàu thuyền ngược sông Cấm lên cảng Vật Cách. 2 - Mâu thuẫn giữa xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ đối với bảo vệ

cảnh quan tự nhiên trong ngành du lịch. 3 - Mâu thuẫn giữa phục hồi, phát triển với khai thác lâm nghiệp rừng ngập mặn, lấy than củi, phân xanh, tanin, phá rừng lấy đất cho nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

™ Mâu thuẫn giữa các ngành: Là mâu thuẫn cơ bản hiện nay và có khả năng gia tăng mạnh mẽ theo nhịp độ phát triển. Có 6 lĩnh vực hoạt động kinh tế cơ bản tạo ra các mâu thuẫn là giao thông/cảng, nghề cá, du lịch, nông nghiệp/thuỷ lợi, công nghiệp/mỏ và lâm nghiệp. Trong chúng có 6 mâu thuẫn phát sinh do tác động một chiều. Có 6 mâu thuẫn phát sinh do tác động 2 chiều qua lại (hình 3)

Hình 3

Sơđồđa giác biểu diễn các mối quan hệ mâu thuẫn lợi ích sử dụng vùng bờ biển Hải Phòng - Cát Bà - Hạ Long

trong đó: 1: Giao thông cảng; 2: Nghề cá; 3: Du lịch; 4: Nông nghiệp - Thuỷ lợi; 5: Công nghệ mỏ; 6: Lâm nghiệp

™ Mâu thuẫn giữa cá nhân và cộng đồng: Mỗi cá nhân, nhóm người... đều có quyền lợi gắn với quản lý, khai thác vùng ven biển và có lợi ích gắn với cộng đồng. Để

thực hiện mục đích mưu sinh và mưu lợi, lợi ích cá nhân có thể mâu thuẫn với lợi ích cộng đồng. Vì lợi ích cộng đồng, một số lợi ích cá nhân có thể bị thiệt thòi, tạm thời hoặc lâu dài. Mặt khác các hoạt động vì lợi ích cá nhân có thể gây thiệt hại cho các mục tiêu bảo vệ, phục hồi tài nguyên và phát triển lâu bền môi trường. Các hoạt

động vì lợi ích cá nhân thường dẫn đến khai thác quá mức, huỷ hoại môi sinh (khai thác than thổ phỉ, đánh bắt thuỷ sản bằng mìn, điện, hoá chất, chặt phá rừng ngập mặn, lấy san hô... săn bắt trái phép).

™ Mâu thuẫn giữa các chủ thể quản lý: Là một thực tế đang nổi cộm ở Việt Nam. Trong khi nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực không ai chịu trách nhiệm quản lý thì ở

nhiều nơi, nhiều ngành lại có tranh chấp quản lý, nhiều khi dẫn đến nguy cơ xung

đột và giải quyết bằng vũ lực. Tranh chấp có nhiều dạng, đang tồn tại hoặc có tiềm năng. Ví dụ: Vấn đề quản lý của khu vực Đầu Bê, Hòn Xoài liên quan đến tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng; Vấn đề quản lý vùng biển Vườn Quốc gia Cát Bà giữa huyện Cát Hải và Vườn Quốc gia; Vấn đề tranh giành các bãi cá giữa một số xã ven biển. Đây là một dạng mâu thuẫn khá nặng nề, để lại nhiều tiêu cực.

™ Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh - quốc phòng:

An ninh quốc phòng là nhiệm vụ chiến lược trọng yếu quốc gia, đảm bảo cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những trắc trở, khó khăn mà phía này gây ra cho phía kia. Nhu cầu phòng thủ cần bảo vệ nghiêm ngặt, bí mật còn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần mở rộng, thông thoáng môi trường đầu tư. Tranh chấp không gian là điểm chốt của mâu thuẫn này và du lịch biển, một thế

mạnh của vùng, thường là vấn đề hay có những trắc trở trong mối quan hệ với an ninh - quốc phòng.

™ Mâu thuẫn giữa bảo vệ và phát triển: Nhu cầu phát triển kinh tế và sức ép tăng dân số có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, habitat và suy kiệt tài nguyên. Vì thế, để phát triển bền vững, cần phải chọn lựa các đối tượng được bảo vệ, ví dụ như: Chất lượng môi trường sống; Cảnh quan và di sản tự nhiên, văn hoá; Di tích lịch sử, khảo cổ; Các habitat; Đa dạng sinh học; Tài nguyên tái tạo và không tái tạo khác v.v... Nếu bảo vệ thái quá, cực đoan sẽảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

74

Ph lc 9

Tiếp cn qun lý tng hp vùng b bin và vic áp dng vào hoàn cnh Vit Nam

Nguyn Chu Hi

Vin Kinh tế và Quy hoch thu sn

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)