Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp bê tông hoá đường, cống, làm các nắp đậy bê tông cho hệ
thống tiêu, thoát nước. Đã xây dựng được mô hình thu gom rác thải tự quản tại phường do nhân dân trong phường chọn ra đội thu gom rác và trả tiền cho dịch vụđó. Nạo vét, khơi thông hệ thống tiêu, thoát nước.
Phụ lục 5
Hoạt động nghề cá và tình trạng quản lý nguồn lợi hiện nay ở vùng biển Hải Phòng
Phạm Thược
Viện nghiên cứu Thuỷ sản
Hải Phòng có bờ biển kéo dài khoảng 125 km và có 5 cửa sông lớn Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray, Bạch Đằng, Lạch Huyện, trên 2 vạn ha bãi bồi ven sông và các vùng bãi triều ven biển. Nguồn lợi tự nhiên phong phú cả về lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, mang đặc
điểm của vùng bãi triều ven sông, cửa sông, ven biển cũng như ven đảo. Tổng sản lượng khai thác hải sản đạt 16.500 tấn (năm 1996). Số lượng tầu có công suất 20CV đã giảm đi. Các loại tầu đóng mới có công suất trên 33 CV phát triển, khai thác theo mùa vụ và có xu hướng vươn ra khơi đểđạt năng suất cao.
1 Nguồn lợi
1.1 Nguồn lợi cá và giáp xác
Ở vùng biển gần bờ Hải Phòng đã xác định được 115 loài cá, trong đó các loài có giá trị
kinh tế là: cá Đé, Mòi, Cờ, Lẹp, Mối, Nhệch, Dưa, Gúng, Sao, Lương, Chim, Thu v.v… Căn cứ vào đặc điểm dinh dưỡng của các loài cá chủ yếu, có thể chia cá thành các nhóm sinh thái sau:
- Nhóm ăn động vật phù du: cá Trích, Lẹp, Mòi, Lành Canh.
- Nhóm ăn động vật không xương sống tầng giữa: cá Liệt, Móm, Ngãng… - Nhóm ăn đáy, vùng bãi triều: cá Bống, Bớp, Nhệch, Thòi Loi, Bơn. - Nhóm ăn cá: Cá Nhụ, Vược, Măng biển, Hồng, Song…
Ngoài nhóm cá dữ như Vược, Nhụ, Hồng, Song có kích thước lớn, đa số các loài cá còn lại đều có kích thước nhỏ và vừa.
Cá tầng trên (cá nổi) và cá tầng đáy ở vùng biển Hải Phòng phân bố chủ yếu ở hai khu vực khác nhau rõ rệt. Khu vực phân bố cá tầng trên ở gần bờ hơn, chạy dài suốt từ cửa sông Thái Bình đến giáp Quảng Ninh. Còn bãi cá tầng đáy nằm xa bờ hơn.
Nơi đây cũng có các bãi tôm và mòi khá quan trọng, góp phần quyết định thành quả của ngành thuỷ sản địa phương trong những năm qua.
Đối tượng giáp xác khai thác chủ yếu ở vùng biển Hải Phòng là các loài tôm He. Mùa vụ
khai thác từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau.
Bãi tôm Cát Bà - Bắc Ba Lạt, ngư trường khai thác khá ổn định, nơi tập trung giao vĩ và
đẻ trứng của số lớn các loài tôm kinh tế. Độ sâu đánh lưới của bãi tôm này trong khoảng 30m nước, nhưng chủ yếu 5-10m và chất đáy chủ yếu là bùn cát. Đây là ngư trường có thể khai thác quanh năm, song sản lượng cao chủ yếu tập trung vào hai vụ: Vụ khai thác chính vào tháng 3 - 7, sản lượng bình quân từ 5 - 10km/g, ngoài ra từ tháng 11 - 3 năm sau ở gần cửa sông Thái Bình có thêm một vụ nữa.
1.3 Nguồn lợi mực
Mực là đối tượng có giá trị kinh tế cao về sử dụng trong nước cũng như xuất khẩu, gồm có: Sepiotenthis lessoniana Lesson, 1903; Loligo chinensis Gray, 1849; Loligo duvanceli d' Orbigny, 1839; Loligo singhalensis Ortmann, 1891; Sepia latimanus Quoy et Gainard, 1832; Sepia aculeata d' Orbigny, 1848 và Sepia lysidas Gray, 1849.
Vùng biển ven bờ Hải Phòng có hai khu vực phân bố mực chủ yếu là: từ cửa Thái Bình
đến Đông Nam Hòn Dáu và từ quần đảo Long Châu đến phía Đông Cát Bà.
1.4 Nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản nước lợ ven bờ Hải Phòng được phát triển ồạt và rộng khắp. Sốđầm nuôi thả con giống ngày càng nhiều, sản lượng, năng suất và giá trị sản phẩm từ giống thả lớn hơn tuyệt đối giống tự nhiên lấy qua cửa cống.
Các phương thức nuôi thuỷ sản đang được sử dụng là: Nuôi quảng canh truyền thống đơn thuần hoặc quảng canh truyền thống có thả bổ sung một phần giống, có sử dụng thức ăn hoặc không cho ăn. Nuôi đơn hoặc nuôi ghép nhiều đối tượng, có cho ăn và nuôi theo mùa vụ.
Ngoài ra, vùng ven biển Hải Phòng mới phát triển hình thức nuôi lồng bè trên vịnh và nuôi nhuyễn thể trên bãi triều tự nhiên. Thức ăn chủ yếu là các loại thịt động vật tươi, bước
đầu sử dụng thức ăn tổng hợp dạng khô và thức ăn tự sản xuất tại chỗ.
2 Một số nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút nguồn lợi ở vùng biển Hải Phòng
2.1 Số lượng tầu thuyền tập trung đánh bắt ở vùng gần bờ quá lớn. Riêng vùng biển Hải Phòng, hàng năm có tới hàng vạn tầu thuyền của 16 - 17 tỉnh tập trung khai thác. Tổng số tầu thuyền thống kê tại Hải Phòng năm 1996 là 3.026 chiếc, trong đó nghề lộng: 3.006 chiếc (99,3%), nghề khơi: 20 chiếc (0,7%).
2.2 Tầu tôm mua trả chậm của Trung Quốc trang bị tới 20 - 30 miệng lưới/tầu, đánh bắt sát bờ, đôi khi vào tới độ sâu dưới 5m, quét cả tôm, cá con.
Nhiều loại nghề sử dụng lưới kích thước mắt quá nhỏ nhưđăng, đọn ở cửa sông, vó, te mành đánh bắt cá con, nghề chụp mực v.v… Tất cả những nghề này đều đánh bắt các loại cá con là chủ yếu, dẫn tới tình trạng nguồn lợi chưa kịp phục hồi, đã bị khai thác kiệt quệ.
Nghềđăng, đọn ở cửa sông Văn Úc, ven bờ Cát Hải, Cát Bà bắt tôm con 2 - 3 tháng tuổi. Nghề vó, mành ở Cát Bà đến Cửa Vạn đánh bắt cá lầm con 1 - 2 tháng tuổi. Lưới chụp mực,
đánh bắt hàng tạ mực con cỡ 2 - 3cm. Nghềđánh bắt cá song con đang là mối đe doạ cho loại nguồn lợi này ở Cát Bà, Long Châu. Cá chim, cá sủ, tép săm ở vùng biển Hải Phòng hầu như
2.3 Tình trạng đánh cá huỷ diệt bằng chất nổ, hoá chất, gây mê và xung điện còn khá phổ
biến. Đặc biệt ở khu vực Cát Bà, Long Châu và Bắc đảo Bạch Long Vĩ ngư dân thường
đánh bắt bằng mìn, chất gây mê Cyanide tại các rạn đá và rạn san hô. Đây là phương thức đánh bắt cá huỷ diệt, nguy hiểm và huỷ hoại nghiêm trọng môi trường sống của mọi sinh vật biển…
2.4 Quyết định 682 quy định không dùng đèn trên 500W và bóng cao áp với tổng công suất trên đơn vị thuyền nghề không quá 3000W. Nhưng hiện nay ngư dân đã sử dụng loại bóng 1000W với tổng công suất 20.000 - 30.000W trên đơn vị thuyền nghề. So với quy
định, nguồn sáng đã tăng gấp 10 lần.
Hiện tượng dùng điện từắc quy đang phát triển mạnh ở các huyện Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, An Hải v.v... Do từ trường dòng điện mà tôm cá bị tê liệt…
2.5 Rừng ngập mặn bị phá huỷ bừa bãi để làm đầm nuôi thuỷ sản, chất thải công nghiệp, hoá chất, xăng dầu, chất thải sinh hoạt đã đổ ra vùng cửa sông, ven biển.
Trên các bãi triều, cửa sông diễn ra nhiều hoạt động kinh tế như làm muối, khai hoang nông nghiệp, khai thác nguồn lợi tự nhiên, góp phần làm suy thoái môi trường. Nhiều khu khai hoang nông nghiệp bị hoang hoá bởi quá trình sunphat hoá, nhiễm mặn, năng suất nhiều
đầm nuôi tôm cá bị giảm sút một cách đáng kể do sự nhiễm khí H2S và làm mất cân bằng các hệ sinh thái vùng triều, cửa sông.
Phụ lục 6
Sự suy thoái môi trường bãi triều lầy Hải Phòng - Quảng Yên do các hoạt động khai thác lãnh thổ không hợp lý
Nguyễn Đức Cự
Phân viện Hải dương học Hải Phòng
Dải ven biển nước ta, bãi triều lầy phân bố rất phổ biến, chúng là những khu vực phù sa hiện đại bị ngập triều và có phát triển thực vật ngập mặn, rất đặc trưng cho dải ven bờ các nước nhiệt đới. Ở ven bờ phía bắc Việt Nam từ Móng Cái đến Lạch Trường có khoảng 64.520 ha, trong đó vùng Hải Phòng - Quảng Yên chiếm gần 30.000 ha.
Trong chiến lược khai thác kinh tế biển, khai hoang lấn biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản mặn lợ là những mục tiêu quan trọng. Các hoạt động kinh tế biển mang tính truyền thống và đều được tiến hành trên cơ sở khai thác tổng hợp tài nguyên bãi triều lầy. Hiệu quả kinh tế đem lại từ những hình thức kinh tế này là rất to lớn nhưng cũng làm suy thoái môi trường hết sức nghiêm trọng. Tài nguyên, nguồn lợi bãi triều lầy bị cạn kiệt, hiệu quả sử dụng giảm dần theo thời gian.
1. Đặc điểm chung về bãi triều lầy
1.1 Đặc điểm địa hình, trầm tích và lớp phủ thực vật
Bãi triều lầy là bộ phận của bãi triều ven biển, ở Hải Phòng - Quảng Yên bãi triều lầy phân bố từđộ cao 1,86m (so với 0m Hải đồ) trùng với mực biển trung bình (0m lục địa) đến mực biển cao nhất của thủy triều 4,0m. Bãi triều lầy ở vùng Hải Phòng - Quảng Yên trùng với bãi triều cao và phần thấp dưới 1,86m là bãi triều thấp.
Do phân bốở phần cao của địa hình bãi triều, các yếu tố thuỷ động lực tác động đến bãi triều lầy như: sóng, dòng triều đều bị giảm dần năng lượng khi đi qua phần bãi triều thấp. Lớp nước phủ bãi triều lầy chỉđược ngập vào lúc triều cao 2,0 - 4,0m và có thời gian triều dừng 1 - 3 giờ. Lớp nước phủ bãi chứa đựng các hạt lắng đọng trên bề mặt bãi triều lầy. Vì vậy, trầm tích bãi triều lầy chủ yếu là bùn sét có độ lầy (độướt) rất cao.
Bãi triều lầy phân bốởđộ cao từ 1,86m trở lên, hàng ngày được phơi cạn từ 2 - 6 giờ vào ban ngày theo cả hai mùa trong năm. Do vậy thảm thực vật ngập mặn trên các bãi triều lầy đã phát triển khá phong phú. Tổng số loài thực vật ngập mặn thân gỗ có 26 loài, nhưng chủ yếu là sú (Aegiceras corniculatum), bần (Sonneratia caseolaris), cối (Cyperus malaccensis), trang (Kandelia candel), vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza), đước voi (Rhizophora stylosa), măm quăn (Avicenia lanata)... Thực vật ngập mặn đã đóng vai trò rất to lớn trong việc tạo ra năng suất sinh học cao trên các bãi triều lầy, đồng thời cung cấp vật chất hữu cơ làm biến đổi đặc điểm
1.2 Đặc điểm địa hoá và cấu trúc trầm tích bãi triều
Được cung cấp một lượng lớn mùn bã hữu cơ (Ch/c), trong quá trình phân huỷ các chất hữu cơ này đã tham gia vào các phản ứng hoá học diễn ra bên trong trầm tích. Kết quả quá trình sinh địa hoá xảy ra trong quá trình lầy hoá yếm khí đã tạo thành các loại trầm tích khác nhau, cấu trúc nên trầm tích bãi triều lầy khá đặc biệt. Theo mặt cắt thẳng đứng trầm tích bãi triều được thành tạo ở hai môi trường khác nhau. Phần thấp dưới 1,86m phổ biến là trầm tích bãi triều thấp cát bột, bùn bột không có dấu vết mùn bã hữu cơ của thực vật ngập mặn. Phần trên 1,86m là trầm tích bùn sét, bùn bột của bãi triều lầy giầu mùn bã hữu cơ của thực vật ngập mặn. Do trầm tích mùn giầu các hợp chất dễ biến đổi theo môi trường oxy hoá - khử
như các oxyt, hydroxyt Fe3+ và Mn4+, đã làm thay đổi trầm tích bãi triều lầy cơ bản thành hai lớp: lớp thoáng khí bề mặt mầu nâu xám, xám và lớp khử yếm khí dưới lớp bề mặt mầu xám xanh, xanh xám. Vùng Hải Phòng - Quảng Yên lớp nâu xám bề mặt dầy phổ biến từ 10 đến 50 cm và lớp xám xanh dầy từ 50 - 150 cm và tích tụ lưu huỳnh suphua rất cao, trung bình tổng hàm lượng lưu huỳnh từ 1,5 đến 3,5%. Các dạng tồn tại của lưu huỳnh chủ yếu là các dạng yếm khí: H2S, FeS, Sc, FeSx, Sh/c (lưu huỳnh hữu cơ). Quá trình thành tạo trầm tích bãi triều lầy là quá trình sinh địa hoá, xảy ra sự tích tụ lưu huỳnh sunphua do quá trình khử SO4
nước biển bởi Ch/c của thực vật ngập mặn, hình thành các lớp trầm tích khác nhau về mầu sắc và đặc điểm địa hoá.
1.3 Nguồn lợi hải sản, môi trường sinh thái và cảnh quan du lịch của bãi triều lầy
Bãi triều lầy là môi trường thuận lợi cho nuôi giữ và ươm giống trứng cá, cá con, cung cấp cho vùng ven bờ. Vì vậy các bãi tôm, cá và các ngư trường đánh bắt hải sản đều phân bố
kề gần các cửa sông ven biển có bãi triều. Tại các bãi triều lầy miền Bắc Việt Nam đã phát hiện gần 350 loài gồm các nhóm: Giun nhiều tơ (Polychaeta) 95 loài, Thân mềm (Mollusca) 146 loài, Giáp xác (Crustacea) 107 loài, trong đó có nhiều loại làm thức ăn có giá trị cao và là những đặc sản độc đáo của vùng biển nước ta như: sò huyết, sò lông, ngán, sâu đất, trùng trục, ghẹ cát, cua biển, giá biển, gọ tham tham, hầu hà, điềm điệp... Bãi triều lầy còn là nơi lột xác của các loài giáp xác (tôm, cua), nhờ có bãi triều lầy tôm, cua khi lột xác đã vùi mình xuống bùn tránh được địch hại để tồn tại, phát triển cung cấp giống cho vùng biển ven bờ. Ngoài ra, bãi triều lầy còn có 26 loài thực vật ngập mặn thân gỗ cao trung bình 1,5 - 5,5m cung cấp một lượng gỗ, củi, than nhất định cho dân cư ven biển. Đặc biệt, hoa của các loài thực vật ngập mặn có trữ lượng mật rất lớn, hàng năm có thể khai thác được hàng nghìn tấn mật từ nghề
nuôi ong ven biển. Bãi triều có cảnh quan đẹp là những thảm rừng ngập mặn dầy đặc, khi ngập nước tạo ra một môi trường lý tưởng cho du khách vui chơi, câu cá. Rừng ngập mặn trên các bãi triều lầy còn là nơi cư trú phát triển của nhiều loại chim nước quý hiếm, có thể làm nơi tham quan khoa học và học tập cho sinh viên, cho các chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước về hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiệt đới.
2. Sự suy thoái môi trường bãi triều lầy do các hoạt động khai thác của con người
Sự suy thoái môi trường bãi triều lầy được hiểu một cách cụ thể là: Các tài nguyên sinh học bị suy giảm, mất dần tính đa dạng sinh học, năng suất, hiệu quả của các phương thức khai thác sử dụng không cao so với khai thác và bảo vệ tự nhiên.
- Chặt phá rừng ngập mặn để lấy củi, đốt than, lấy lá làm phân xanh, xây dựng các
đầm nuôi tạo môi trường ngập nước thường xuyên làm chết dần rừng ngập mặn. Diện tích rừng ngập mặn tự nhiên hiện chỉ còn 20 - 30% so với trước năm 1954. Trên các bãi triều lầy bị chặt phá rừng ngập mặn mất tán che, trầm tích bị oxy hoá giải phóng các oxyt sắt Fe2O3 tạo thành lớp bề mặt rắn chắc, mất hết độ lầy làm suy thoái trên 70% hệ động vật đáy. Nhiều loài đặc sản bị biến mất và giảm dần trữ lượng.
- Đánh bắt cạn kiệt các đặc hải sản có giá trị như: khai thác quá mức ngán, sò lông, sâu đất, cua, cá nhệch, cá bống, cá bớp, bạch tuộc vào các thời kỳ sinh sản làm cạn dần các nguồn lợi này. Nhiều hải sản đang bị giảm mạnh về số lượng và có nguy cơ diệt chủng như sò huyết, bạch tuộc, sò lông.
- Ngoài việc đánh bắt quá mức các nguồn lợi hải sản và trùng vào thời kỳ sinh sản, cư dân ven biển còn sử dụng phương thức đánh bắt có tính huỷ diệt nguồn giống và nguồn lợi hải sản trên bãi triều lầy. Dựa vào tập tính tìm kiếm, bắt mồi của một số sinh vật đáy như: cua, cá bống, cá lác, cá nhệch, ghẹ cát... trên bề mặt bãi triều khi không có hoạt động của con người, nhân dân đã rải thuốc sâu, chất độc từ một số loại lá cây lên mặt bãi, khi các sinh vật chui lên khỏi hang đều bị nhiễm độc, các loại tôm, cá, cua còn sống dùng làm thức ăn, chết làm mồi câu và thức ăn cho