Phòng đa dạng sinh học biển trưng bày các mẫu sau

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 69 - 70)

Thực vật biển bao gồm tảo, rong, cỏ biển, các loài thân mộc sống gần bờ.

Tảo biển sống trôi nổi trên lớp tầng mặt, chúng có mặt trên khắp đại dương là những cá thể đơn bào sống đơn độc hay thành những tập đoàn có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được. Vùng biển nước ta có 540 loài Tảo biển trong đó phải kểđến các loài như Tảo Kim, Tảo Lam, Tảo Giáp và Tảo Silic, riêng Silic chiếm 70% số loài. Các loài tảo là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của sinh vật biển như các loài tôm nhỏ, cá bột,

động vật thân mềm.

Rong biển: Là loài thực vật phong phú nhất của biển (600 loài), được nuôi trồng và sử

dụng rất nhiều làm nguồn thực phẩm, công nghiệp y dược, chế phân bón, thức ăn cho gia súc và chế biến làm hàng xuất khẩu. Chúng sống ở tầng đáy theo nhiều dạng địa hình và độ sâu khác nhau, nơi có nhiều chất bùn cát, cặn bã xác thực vật, đất pha cát, bùn nhuyễn bãi triều, rạn đá. Hiện nay cư dân vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng đã tiến hành nuôi trồng các loài Rong câu chỉ vàng, Rong mơđạt kết quả và chất lượng cao.

Cỏ biển: có thể phát triển mạnh thành những đồng cỏ mênh mông. Ở Việt Nam có 14 loài, phân bố ở các vùng triều ven biển ao, đầm, vùng cửa sông, có nhiều tại: Thừa Thiên Huế, Trường Sa - Hoàng Sa, Phú Quốc, Côn Đảo. Đa số chúng sống ởđộ sâu từ 0 ÷ 3m, tuy nhiên cũng có loài sống ởđộ sâu 10 ÷ 20m, nơi sống thích hợp là đáy bùn, bùn cát xen lẫn với san hô chết. Cỏ biển là nơi cư trú lý tưởng cho các loài sinh vật biển như tôm, cá, cua và cung cấp thức ăn cho chúng từ thuởấu trùng, đặc biệt cỏ biển là nguồn thức ăn duy nhất cho sự tồn tại của loài Dugong, một loài thú biển rất quý hiếm, hiện chỉ còn tồn tại ở vùng đảo Phú Quốc và Côn Đảo.

Các loài Thân mộc (thực vật bậc cao). Đó là các thảm rừng ngập mặn sinh sống phát triển mạnh ở ven bờ, các đảo, bán đảo. Chúng tạo thành "lá chắn" vững chắc ngăn chặn các cơn bão cát, gió, lũ lụt, xói lở tạo môi trường trong lành, điều hoà không khí, rừng ngập mặn cũng là nơi cung cấp thức ăn và cư trú lý tưởng cho các loài động vật thân mềm, giáp xác, cá nhỏ, các loài chim, động vật bò sát (rắn, trăn), côn trùng. Rừng ngặp mặn phân bố dọc bờ biển nước ta, chúng bao gồm các loài sau: mắm, bần, ôdô, sú vẹt, trang, chàm, đước, cây bàng, cây phong ba; có những loài có kích thước cao, đường kính rộng như phong ba, cây bàng, cây chàm.

Mẫu thân mềm gồm các loài sò, trai, điệp, ngao, bào ngư, tu hài, bàn mai quạt, vẹm, don, dắt, quéo.

Trai tai tượng: mảnh vỏ trai có trọng lượng >70kg được sưu tầm ởđảo Sinh Tồn (Trường Sa).

Bào ngư: ở Bạch Long Vĩ, Khánh Hoà. Đây là loài động vật hai mảnh vỏ có giá trị nhất,

được dùng trong bữa ăn hàng ngày, làm thuốc chữa bệnh, trên dọc vỏ bào ngư có 9 lỗ thẳng hàng, tăng lên theo sự phát triển của cơ thể, nên còn được gọi là cửu khổng.

Tu hài: có hình bầu dục dài là loài thực phẩm có giá trị cao, chúng sống nhiều ở vùng biển xa bờ, nước sạch, gần rạn đá, rạn san hô.

Ngao, sò được nuôi phổ biến ở những vùng bãi triều nơi có chất bùn sét nhuyễn pha cát. Mẫu cá biển: Hiện nay ở nước ta có 2135 loài cá biển trong đó có 100 loài cá kinh tế, 455 loài cá san hô có màu sắc đẹp.

Các loài cá kinh tế gồm: cá sư vàng, cá mú, cá song, cá chim, cá thu, cá ngừ, cá chỉ vàng, cá phèn, cá mối, cá khế, cá trai, cá bồng, cá lanh, cá nục, cá trình… trong đó có loài cá sư

vàng có giá trị về mặt y học đặc biệt cao, giá thành đến 2triệu đồng/kg nhưng hiếm khi bắt

được. Những loài cá có kích thước lớn thường đánh bắt được là cá ngừ, cá thu bè, cá mập, cá kiếm, cá đuối, nặng từ vài kg đến vài trăm kg.

Các loài cá sống ở rạn san hô: bao gồm cá ngựa, cá mù làn (mao tiêm), cá bướm, cá bò, cá thia, cá khoang cổđỏ, cá mó, cá én, cá chim cờ… Đây là các loài cá không được khai thác nhiều vì chúng sống ởđộ sâu, có kích thước nhỏ gần các rạn đá và rạn san hô, sống ở vùng xa bờ, vùng biển có nước sạch không bị ô nhiễm; ngư dân ở những vùng này có khai thác chỉ

phục vụ mục đích làm cá cảnh, giải trí. Duy chỉ có các loài cá ngựa là dùng được trong ngành công nghiệp y học chế ra các loại thuốc chữa bệnh.

Ngoài ra còn có các mẫu San hô, Động vật chân bụng (ốc), Động vật chân đầu (mực), Ốc anh vũ, các loài da gai, cầu gai, giun nhiều tơ, hải sâm, bạch tuộc, giữa chúng có thể có quan hệ hỗ trợ lẫn nhau như giun nhiều tơ là nguồn thức ăn cho cá, giáp xác; San hô có màu là nhờ

có các loài tảo trú ngụ nhờ bên trong và giúp chúng tổng hợp chất hữu cơ; Các loài ốc, cua là kẻ dọn vệ sinh và bảo vệ cho san hô; Các loài sao biển đen hay xâm hại san hô thì lại phải gặp loài ốc tù ăn thịt.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường đồ sơn nguyễn đình hòe (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)