Kỹ thuật đồng hiện một phơng diện của thủ pháp dòng ý thức ” Kĩ thuật đồng hiện là tơng ứng với một đơn vị thời gian có nhiều đơn vị

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 87 - 96)

Kĩ thuật đồng hiện là tơng ứng với một đơn vị thời gian có nhiều đơn vị không gian xuất hiện. Kĩ thuật này đợc sử dụng phổ biến trong văn học châu Âu đầu thế kỉ XX.

3.2.2.1 Đồng hiện không gian

Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tợng của hình t- ợng nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trờng nhìn nhất định Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không… gian nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể, có không gian tâm t- ởng”. Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân mở rộng khái niệm không gian nghệ thuật khi cho rằng: “việc tổ chức không gian của tác phẩm văn học thế kỷ XX có xu hớng dùng kí ức nhân vật nh không gian nội tâm để triển khai cốt truyện”[19; 323] .ở đây trong tiểu thuyết Y.Kawabata chúng tôi chủ yếu tiếp cận và khai thác ở phơng diện này trong không gian đồng hiện.

Không gian đồng hiện hay có ngời gọi là không gian tâm tởng không xuất hiện trong thực tại khách quan mà xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của ngời kể chuyện hoặc xuất hiện vào những lúc ngời kể chuyện hớng ra thế giới bên ngoài do sự thúc đẩy từ cuộc sống bên trong. Không gian tâm tởng xuất hiện trong các tác phẩm của Y.Kawabata với tần số rất cao. Bởi vì nó phụ thuộc vào dòng ý thức của nhân vật, ý thức, tâm trạng của

nhân vật di chuyển tới đâu thì không gian nghệ thuật trong tác phẩm lập tức bị đẩy đến đó theo dòng suy nghĩ của nhân vật.

Trong các tiểu thuyết của Y.Kawabata, không gian tâm tởng huy động một cách triệt để trong việc tái hiện: thính giác, thị giác và xúc giác. Đó đều là khi nhân vật hớng ra thế giới bên ngoài do sự thúc đẩy từ cuộc sống bên trong.

Trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi, khi Singo cùng con gái và cháu ngoại đi xem đám rớc lễ, ông nhìn thấy một cây sơn trà lùn ở trớc cửa một ki ốt bán thuốc lá, ông lại nhớ về vờn cảnh nhà cha vợ và ngời chị gái vợ mà ngay cả lúc còn sống hay khi đã chết thì ông vẫn nặng lòng tơ tởng, nhớ th- ơng. Qua quá trình liên tởng và hồi tởng ấy, ngời kể chuyện và nhân vật đã đa ngời đọc đến một không gian đẹp nh trong mộng: “Hồi ấy ông cụ đã trồng những cây cảnh đó. Ông ngoại con ấy. Mà mẹ con thì cũng hơi vụng về một chút nên ông cụ toàn phải bảo bác con giúp. Bác con thì thật là đẹp! Con sẽ không tin mẹ và bác con là hai chị em nữa cơ. Ngay giờ đây ta vẫn còn thấy rõ bác ấy mặc Kimônô đen và mái tóc xoã xuống trán, nh đang ở trớc mắt vậy Sáng sáng bác ấy dậy từ lúc trời còn ch… a tỏ để dọn tuyết trên các dãy chậu hoa ở Sinano trời rất lạnh và miệng bác ấy thở ra hơi trắng…

Thứ hơi trắng ấy từng phảng phất mùi hơng tơi mát của trinh nữ [19; 498]. Ông Singo vốn nặng lòng với ngời chị gái bà Yaxuco và khi cô con dâu Kikuco về ngôi nhà này phảng phất những dáng nét của ngời xa khiến cuộc sống của ông là một chuỗi những suy t, mơ mộng, liên tởng và hồi ức và với một con ngời có hoàn cảnh sông nh vậy thì không gian bao vây lấy nhân vật chính là không gian của dòng chảy tâm lý do ông tạo ra. Ngay cả khi ngắm nhìn những bông hoa hớng dơng của nhà hàng xóm ông cũng nghĩ: “Những bông hoa hớng dơng lớn hơn đầu ngời. Có thể là sự hoàn hảo tuyệt vời của chúng đã gợi ra ở Singo một mối liên tởng đến bộ óc. Trong các sức mạnh hoang phí ấy của thiên nhiên, ông phát hiện ra biểu tợng của lòng dũng cảm ông không biết những bông hoa hớng dơng ấy là đực hay là cái, nhng ông có cảm giác rằng chính ở trong chúng tiềm tàng sinh lực của dơng tính” [19;

450]. Phải chăng trong bản thân Singo luôn khao khát có đợc một tình yêu nên trong nội cảm thầm kín ông mới có những trờng liên tởng tự do nh vậy. Chính ông cũng đã “tự hỏi phải chăng những ý nghĩ kỳ lạ sinh ra trong đầu ông lag do sự có mặt của cô (Kikuco)”. Không hề có sự chi phối của lý tính, của những tác nhân hiện tồn Singo để mặc cho tâm trạng của mình trôi chảy và không gian tâm tởng theo đó xuôi theo dòng suy nghĩ của nhân vật. Chính vì thế mà khi Singo biết Kikuco đi nạo thai là lúc ông đang nhìn ngắm những cây thông bên đờng và từ đó chúng ám ảnh ông, thờng trực trong tâm trí ông: “Khoảnh khắc này, hai cây thông cao không còn là những cái cây bình thờng nữa. Trong tiềm thức của Singo chúng đã gắn liền với chuyện phá thai và hẳn là mãi mãi về sau chúng sẽ còn gợi nhớ đến chuyện đó”.

Không những thế, bằng thủ pháp đồng hiện, không gian tâm tởng còn đa độc giả phiêu lu trong những giấc mơ của Singo: có khi đó là vịnh Masusima, có khi đến tận nớc Mĩ xa xôi. Không gian tâm tởng đợc mở rộng với một biên độ tối đa. Không gian đó còn xuất hiện nhờ những dòng hồi ức triền miên của nhân vật nên rất rộng lớn, hầu nh không gợi lên nét chung và ít khi mang tính cố định.

Cũng giống nh ông Singo, Eguchi trong tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ, kể từ khi đến “ngôi nhà bí mật” thì không gian hiện tại- không gian vật lý là duy nhất ngôi nhà bí mật đó. Còn không gian sống, không gian trải nghiệm đã đợc ông ta cấu trúc lại theo “xu hớng dùng kí ức nhân vật nh không gian nội tâm để triển khai cốt truyện”. Ngời đẹp say ngủ là tiểu thuyết có cốt truyện đợc hình thành chủ yếu dựa trên những hồi ức, kỉ niệm và những giấc mơ. Tơng ứng với một đơn vị thời gian vật lý mang tính chất cố định là “ngôi nhà bí mật” kia, biết bao không gian đồng hiện mới lạ đã đợc mở ra theo dòng hồi ức của nhân vật, các tình tiết sự kiện vì thế đợc liên tởng một cách tự do và nhảy cóc. Từ sự gợi mở khéo léo tạo nên liên tởng của ngời kể chuyện, những miền kí ức của ông già Egụchi hiện lên thật đẹp và lãng mạn. Dù đó là không gian của kỉ niệm nhng vẫn hết sức sống động và tơi mới. Đó là tu viện Yamato, hồ Shinobasu, khách sạn tại thành phố Kobe, “cây trà hoa

quắt” ở Subakidera và thật tinh tế nguyên sơ đó là rừng trúc Kyoto: “Vào sáng sớm hôm sau khi đến Kyoto, Eguchi và cô gái đi dạo trong một rừng trúc. Lá trúc sáng loáng nh bạc trong nắng ban mai. Trong hồi tởng của Eguchi, lá trúc tơi tốt và mềm mại, trắng sáng nh bạc ròng, và cành trúc cũng hình nh đợc làm bằng bạc. Dọc theo con đờng mòn men theo bìa rừng, các bụi cỏ đầu bạc và cúc gai đang nở hoa. Eguchi không chắc lắm về mùa hoa nở, nhng trong tâm tởng ông, con đờng nhỏ đó bang bềnh trong một cảnh sắc nh thế. Đi qua cánh rừng thì hai ngời trio ngợc theo một dòng suối trong xanh lên tận chỗ thác nớc đang đổ xuống rào rào, màn nớc long lanh ánh mặt trời. Và trong màn bụi nớc, cô gái đứng khoả thân” [19; 753].

Đây là không gian trong tâm tởng của nhân vật Eguchi. Cùng lúc đồng hiện với không gian thực tại với những sự vật dễ gây liên tởng: khi đến ngủ trong ngôi nhà của những ngời đẹp say ngủ, ông già Eguchi phát hiện ra ngời đẹp đang ngủ với mình có núm vú màu trái đào lập tức ông nhớ đến ngời tình đầu tiên của mình với núm vú rớm máu. Ông đã cùng nàng trốn đến Kyoto nhng cuối cùng gia đình nàng bắt đợc, nàng phải quay về lấy chồng. Rồi khi nhắm mắt ông thấy hiện lên hình ảnh con bớm trắng bay chập chờn và ông nhớ đến lần gaqpj ngời yêu cũ ở hồ Shinobazu khi nàng đã có con và đứa bé đội chiếc mũ len màu trắng. Rồi khi tởng tợng lại tấm thân tuyệt diệu, sự trong sạch vô song của ngời tình ông mới nhớ đến lần hai ngời cùng nhau đi chơi trong vờn trúc.

Để có đợc khung cảnh cuối cùng của miền hồi ức, nhân vật đã trải qua ba lần liên tởng và ngời đọc cũng nhận ra trong sự chồng chéo, đan cài của không gian hiện tại và quá khứ thì không gian trong miền hồi ức của nhân vật cũng không hề sắp xếp theo trình tự. Lần gặp nhau cuối cùng của Eguchi và ngời tình đầu tiên là cảnh ở hồ Shinobazu nhng cảnh kết trong hồi ức lại là cảnh nơi rừng trúc. Bằng thủ pháp đồng hiện, những lát cắt của không gian trong một tiểu thuyết lại giống hệt nh trong tác phẩm điện ảnh. Nhân vật xuất hiện trong không gian này bỗng nhiên đột ngột chuyển sang không gian khác do sự liên két tởng tợng của chính nhân vật. Các sự kiện tình tiết diễn ra

không theo một logic thông thờng, không theo trật tự tuyến tính nhng nó lại rất phù hợp với tiến trình suy t, hồi tởng của Eguchi. Ngay nh kỉ niệm về “cây trà hoa quắt” trong khuôn viên của ngôi đền ở Subakidera kéo dài trong bảy trang cũng đan xen với không gian của căn phòng của những ngời đẹp đang say ngủ và không gian căn nhà vợ chồng con cái ông cùng chung sống. Khuôn viên ngôi đền trà hoa ở Kyoto trở đi trở lại bốn lần trong dòng hồi ức của Eguchi và hình ảnh kết thúc của chuỗi hồi tởng này là cô con gái út của ông đẹp nõn nà sau khi lấy chồng, sinh con và trở về thăm nhà.

Có thể nói Ngời đẹp say ngủ là một chuỗi các khoảng không gian tâm t- ởng thông qua hồi ức về nhân vật. Các lát cắt không gian ấy xuật hiện một cách ngẫu nhiên bất ngờ không theo một trật tự thông thờng, không thể lý giải. Không gian sự kiện, không gian hiện tồn duy nhất là ngôi nhà ( cũng có thể là một không gian ảo ảnh mang tính trừu tợng) còn toàn bộ cuộc đời nhân vật gắn liền với những điểm đến phụ thuộc hoàn toàn vào hồi ức của Eguchi. Chỉ với 82 trang sách mà có đến tám lần hồi tởng với các không gian khác nhau, Ngời đẹp say ngủ trở thành tiểu thuyết “dòng ý thức”- nơi kĩ thuật đồng hiện phát huy đợc sức mạnh tối đa.

Lựa chọn kĩ thuật đồng hiện không gian “đợc tái tạo bởi suy nghĩ” Y.Kawabata đã hạn chế nghiêm ngặt quyền hạn chủ thể, tính chất toàn năng của ngời kể chuyện bởi nhân vật mới là ngời chủ động trở về với các khoảng không gian xa cũ do có sợi dây kết nối với thực tại. Do đó, trong tác phẩm của Y.Kawabata luôn chứa những câu văn thêm đầy tâm trạng và đầy chất thơ.

3.2.2.2. Đồng hiện thời gian

Thời gian nghệ thuật phản ánh sự tự cảm thụ thời gian của con ngời trong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phơng thức tồn tại của con ngời trong thế giới. Trong “từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) định nghĩa: “Thời gian nghệ thuật có thể đảo ngợc, quay về quá khứ, bay vợt tới tơng lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian

dài lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận Có thời gian nghệ thuật xây… dung trên dòng tâm trạng và ý thức nh tiểu thuyết”[19; 322].

Tiểu thuyết Y.Kawabata sử dụng thủ pháp “dòng ý thức” cho phép đảo lộn thời gian xáo tung nó lên trong sự hồi tởng vốn dĩ đã thiếu hụt sự rành mạch. Những dòng ý thức và suy t và kéo nhân vật về với không gian quá khứ, cảnh vật, con ngời, sự kiện Nối liền rộng lớn và trải dài trên những… phiến đoạn vụn của trí nhớ. Qúa khứ - hiện tại đan xen đứt gãy, những liên t- ởng của mỗi nhân vật lại gợi ra những khúc đoạn khác nhau của cuộc đời. Trong sáng tác của Y.Kawabata thời gian quá khứ có vai trò vô cùng to lớn. Các nhân vật luôn sống với quá khứ, hoài niệm về một quá khứ đối với họ là thời kì vàng son, thời gian mà họ đã yêu, đã sống đầy nhiệt huyết. Các nhân vật luôn mơ ớc về sự bất tử, chịu sự ám ảnh của hiện tại, tuổi già.

Thời gian quá khứ tồn tại ngay trong thời hiện tại - đây là dạng thời gian đồng hiện. Nhiều khi quá khứ ấy không đợc gợi nhắc, là sự vô hình nhng nó lại có sức tàn phá con ngời ghê gớm – tàn phá tâm tính. Trong tiểu thuyết

Tiếng rền của núi không hề có tiếng súng, không hề có chiến trờng đầy khói lửa nhng không vì thế mà Suychi và gia đình Singo đợc sống trong yên ổn, trong hoà bình. Suychi là ngời bớc ra từ cuộc chiến tranh đã để lại d chấn quá nặng nề khiến Suychi khó lòng hoà nhập đợc với cuộc sống hiện tại thời hậu chiến. Cuộc sống của anh là cuộc sống với những giá trị tinh thần bị bóp méo, bị đảo lộn và khi đợc ông bố giảng giải “thời chiến khác mà thời bình khác” thì anh ta nổi khùng lên: “chắc gì một cuộc chiến tranh mới hiện không đang đe doạ chúng ta? Mà có thể cái bang ma của cuộc chiến tranh cũ vẫn còn đeo duổi những kẻ nh con” [19; 571].

Quá khứ chiến tranh với “đạn réo sèo sèo bên tai” đã chi phối cuộc sống hiện tại của anh ta khiến những ngời lính thấy “cũng chả có gì lạ nếu con đã để lại một đứa con nào đó ở Trung Hoa hay ở Đông Nam á!” [19; 571]. Một quá khứ đen tối trong chiến tranh vẫn luôn tồn tại và ám ảnh tâm hồn Suy chi. Chiến tranh đã làm méo mó tâm tính của Suychi, khiến Suychi gần nh dám ngoại tình công khai và khi ngời tình có thai anh ta cũng dứt bỏ một

cách không thơng tiếc, Kikuco – vợ anh đã phải phá thai để trả thù anh nh- ng anh cho là cô đã chấp nhặt. Mọi chuyện với anh kể cả đạo đức, lơng tri trong thời hiện đại Suychi đều không cho là vấn đề lớn đối với một ngời đã từng kinh qua chiến tranh.

Còn Kikuco – vợ Suychi lại chính là hiện thân sống động của một quá khứ đầy tiếc nuối về ngời chị gái của vợ ông Singo. Singo đã tìm thấy quá khứ của mình ở ngay trong hiện tại. Những kỉ niệm, nỗi đau trong quá khứ về một tình yêu đơn phơng, vô vọng với ngời chị vợ luôn thấp thoáng trong hình bóng của Kikuco.

Thời gian trong tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ là thời gian hiện tại luôn gợi nhắc quá khứ. Hiện tại của Eguchi là một ông lão 67 tuổi và ngôi nhà bí mật có những ngời đẹp say ngủ, còn quá khứ của ông là cuộc đời trai trẻ với những cuộc phiêu lu tình ái. Tiểu thuyết chủ yếu đợc xây dựng bằng suy nghĩ, những dòng hồi nhớ tức là những gì đang xáo động, đang diễn ra trong đầu nhân vật. Trong toàn bộ tác phẩm, các đoạn văn xuôi với những chuỗi hồi ức kỷ niệm triền miên chiếm tới hơn 2/3 câu chuyện. Hơn 10 lần Eguchi chìm đắn trong suy t hồi tởng thì có đến chín lần, những dòng hồi tởng dài dằng dặc ấy là kết quả của việc gợi nhắc từ hiện tại.

Ngay lần đầu tiên đến ngủ tại ngôi nhà bí mật, cơ thể của ngời đẹp say ngủ ở đây toát ra mùi sữa khiến ông nhớ đến đứa cháu ngoại miệng còn hôi sữa, ngay cả mùi sữa ở những đứa con gái của ông khi còn ẵm ngửa. Và rồi “một kỉ niệm rối loạn dính líu đến sữa lại trở về trong đầu ông” [19; 747]. Đó là lần ông bị cô nhân tình vứt cái áo xuống đất: “Bế con nít xong lại mò đến

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 87 - 96)