Độc thoại nội tâm gián tiếp

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 59 - 62)

Dạng thức độc thoại này còn có thể gọi là dạng lời nửa trực tiếp. Dấu hiệu để nhận biết độc thoại nội tâm dạng lời nửa trực tiếp là ở sự thay đổi của giọng điệu lời văn, của từ ngữ. ở đó có sự chuyển hoá từ giọng điệu, quan điểm khách quan của ngời trần thuật sang giọng điệu, quan điểm của nhân vật.

Trong sáng tác của Y.kawabata, dạng này đợc sử dụng phổ biến. Trong

Tiếng rền của núi có 26 lần nhân vật Singo độc thoại nội tâm gián tiếp và trong Ngời đẹp say ngủ cũng với số lợng nh vậy. Đây là dạng độc thoại nội tâm thông qua ngôn ngữ kể của tác giả. Ngôn ngữ ấy rõ ràng đợc xuất phát từ nhà văn nhng điểm nhìn lại là của nhân vật. Độc thoại nội tâm của nhân vật đã bị nhập với cảm xúc của nhà văn, trải nghiệm của nhân vật hoà hợp với sự chứng kiến của nhà văn. Đây là một trong số rất nhiều đoạn văn miêu tả độc thoại nội tâm của nhân vật Eguchi ở dạng đó: “Nhng thử hỏi có gì tồi tệ hơn một lão già suốt đêm nằm dài bên cạnh cô gái trẻ bị thiếp ngủ mê, không tỉnh giấc? Có phải Eguchi đã đến ngôi nhà này để tìm cho ra, tìm đến mức điểm tận cùng vì tình trạng già cả, thảm hại của chính mình”. Hay “ở tuổi ông mà còn làm đợc thế, Eguchi nghĩ, thì huống chi những lão già khú đế khi đến ngôi nhà này, họ phải thấy vui sớng, khoái trá biết bao nên họ sá gì giá cả, sá gì hiểm nguy. Trong đám họ chắc chắn có những kẻ cuồng nhiệt, tham lam và hình ảnh những kẻ này làm gì với nàng lại lẩn quất trong đầu Eguichi” [19; 750]. Nhũng lời này của Eguchi giống nh lời tự vấn, lại vừa nh là những lời tâm sự, sẻ chia của ông với chính mình. Nó cũng góp phần thể hiện một

trạng thái bi kịch: cô đơn, đau đớn và bế tắc tuyệt đối. Qua đó ta cũng cảm nhận đợc tấm lòng của Y.kawabata đang trăn trở, thổn thức khôn nguôi cùng nhân vật.

Một điều dễ thấy là độc thoại nội tâm thờng xảy đến với kiểu ngời thiên về sống nội tâm. Cũng nh ông già Eguchi, nhân vật Singo trong tiểu thuyết

Tiếng rền của núi cũng đợc Y.kawabata tập trung thể hiện chủ yếu bằng độc thoại nội tâm. Tác phẩm chồng chất những suy nghĩ của nhân vật chính Singo ogata tạo nên một mạch ngầm tâm trạng với những biến thái tinh vi và phức tạp: “Những kỉ niệm cũ lại choán ngộp tâm tởng Singo. Trong một góc khuất nào đó của tâm trí, bỗng loé lên ý nghĩ rằng, phải chăng đến tận bây giờ, ba mơi năm sau khi lấy Yaxuco, nỗi khát vọng từ thời trai trẻ đối với ngời chị gái của bà vẫn còn cắn xé trái tim ông nh một vết thơng cũ” [19; 457]; “Chẳng lẽ Suychi không hiểu đợc rằng Kikuco là một con ngời thuần khiết đến mức nào? Trớc mắt Singo hiện lên hình ảnh khuôn mặt trắng xanh tinh tế của cô ” [19; 479].…

Y.kawabata đã để tâm đến việc phân tích những suy nghĩ tồn tại trong lòng nhân vật. Thế giới nội tâm, dòng vận động ý thức của nhân vật này đã đ- ợc hiện thực hoá tỉ mỉ và chiếm phần lớn số trang trong tác phẩm. Những lời độc thoại nội tâm đợc sử dụng rộng rãi trong tác phẩm đã tạo cho không khí truyện một âm điệu trầm lắng, sâu sắc. Đồng thời qua đó thể hiện đợc đời sống nội tâm vô cùng phong phú của nhân vật.

Với dạng độc thoại nội tâm gián tiếp này, điểm nhìn của ngời kể chuyện đã thay đổi. Từ điểm nhìn bên ngoài khách quan đã chuyển thành “điểm nhìn nội tâm”, cách kể chuyện đặc biệt thiên về cảm giác, đầy ẩn ý, phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng, thái độ của nhân vật, nhìn nhận đánh giá sự việc theo quan điểm của nhân vật. Điều này thể hiện rất rõ khi ngời kể chuyện xem xét vấn đề bằng con mắt bình giá của nhân vật. Đó là cái nhìn bên trong mang tính chất nửa trực tiếp, lỡng phân. Những lời kể vẫn là của ngời dẫn truyện mà lại ngỡ nh những tâm sự thốt lên từ đáy lòng nhân vật: “Chuyện ban ngày, dáng đi đứng của cô ấy dù có thô kệch bao nhiêu đi nữa thì có gì quan trọng?

Chân cô ấy có đẹp hay không cũng chẳng còn quan trọng nữa là! Với một ông già sáu mơi bảy tuổi, chỉ nằm một đêm bên cạnh thì cần gì biết cô gái ấy thông minh hay đần độn, đợc hởng một nền giáo dục chu đáo hay bị bỏ mặc và nhiễm những thói h tật xấu? Lúc này còn thứ gì quan trọng khác ngoài việc đặt tay lên thân thể cô ta?”

Trong Tiếng rền của núi, Kawabata viết: “Singo bủn rủn chân tay, ông nằm gục xuống giờng và thấy ngộp thở. Sau khi lấy lại hơi, ông định mở cửa nhng rồi ông chợt nghĩ rằng tốt nhất là đứng dậy. Suychi gọi vợ mình bằng một giọng đầy tình cảm và sầu muộn, giọng của một kẻ đã mất hết mọi thứ trên đời này. Đó là tiếng gào của một đứa trẻ trong cơn đau đớn và tiếng vọng, tiếng gào của sự khiếp sợ đầy vẻ chết chóc. Âm thanh phát ra từ trong sâu thẳm của nỗi sợ. Phơi bày cả linh hồn của mình ra đó, Suychi đã gọi Kikuco và cầu xin một sự khoan dung. Hẳn là anh ta sợ cô không nghe thấy nên kêu bằng cái giọng ngọt ngào đã lạc đi vì rợu nh thể đang chìa tay xin bố thí, nh thể đang quỳ trớc mặt cô” [19; 489]. Về hình thức, đây là lời của ngời kể chuyện. Tuy nhiên, sự nhạy cảm của Singo trong việc cảm nhận đợc nỗi tuyệt vọng, đau khổ của Suychi cầu mong một sự khoan dung, tha thứ từ phía vợ mình sau khi đã gây bao lỗi lầm thì không còn là điểm nhìn của ngời kể chuyện nữa mà nó đã mang giọng điệu, suy nghĩ của chính nhân vật Singo. Qua lời kể, ngời đọc cảm nhận đợc trạng thái tâm lí của nhân vật, đó là sự hồi hộp căng thẳng. Trớc sự thay đổi của Suychi, Singo vừa lo lắng vừa vui mừng, vừa hi vọng vừa tuyệt vọng.

Y.kawabata đã đứng trên điểm nhìn nhân vật, lấy giọng điệu nhân vật để diễn tả những rung động của nhân vật trớc thiên nhiên, trớc tình yêu và tuổi trẻ. Chính sự hoá thân, nhập thân vào nhân vật đã khiến cho nhà văn có thể khám phá đợc chiều sâu bí ẩn trong tâm hồn để từ đó phác hoạ lên đợc hình ảnh các nhân vật một cách chân thực và sinh động nhất với những trạng thái cảm xúc, tình cảm tinh tế nhất của con ngời.

Tiểu thuyết Y.kawabata chủ yếu tập trung thể hiện đới sống nội tâm của nhân vật, do đó mà ngòi bút nhà văn khi miêu tả đều khơi gợi đến cái phần

cảm, phần nghĩ của nhân vật, bắt nhân vật tự bộc lộ bản thân mình bằng cách tác giả nhập thân vào nhân vật để nói hộ những diễn biến tâm lí. Cũng vì thế thông qua lối độc thoại nội tâm gián tiếp hiện thực cuộc sống đợc phản ánh trong tác phẩm không chỉ có sức gợi cảm mà còn có sức truyền cảm, ám ảnh tâm lí ngời đọc.

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 59 - 62)