Vài nét về tiểu thuyết tâm lí

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 35 - 36)

Tiểu thuyết tâm lí là một dạng của thể loại tiểu thuyết trong loại hình tự sự. Sở dĩ chúng tôi tìm hiểu về tiểu thuyết tâm lí vì đây là cơ sở cho việc xuất hiện độc thoại nội tâm trong văn học.

Tiểu thuyết tâm lí là một thuật ngữ văn học đợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến.

Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên) định nghĩa: “Tiểu thuyết tâm lí là tiểu thuyết miêu tả các trạng thái tâm lí, xây dựng thế giối nội tâm của con ngời, đặc biệt nhấn mạnh tới động cơ, hoàn cảnh và cốt truyện nội tại. Cốt truyện nội tại thờng dựa trên cơ sở cốt truyện ngoại tại nhng lại thúc đẩy cốt truyện ngoại tại phát triển. Tiêủ thuyết tâm lí bất mãn với việc miêu tả sự việc bên ngoài, muốn đi sâu khám phá nguyên nhân bên trong” [13; 339].

Đối với loại tiểu thuyết này, việc xây dựng tính cách nhân vật đóng vai trò cực kì quan trọng. Cội nguồn của tiểu thuyết này là cách các nhà viết kịch lấy tính cách nhân vật mà giải thích hành động của họ. G.sô - xơ, ngời Anh, là ngời viết tiểu thuyết tâm lí đầu tiên bằng văn vần. Trong Hămlet, Shakepeare đã tài tình phân tích xung đột, mâu thuẫn ngay trong tâm hồn Hămlet: hoài nghi, bi quan, chán chờng trong sự cô độc.

Tiểu thuyết tâm lí nhằm giải thích những hiện tợng tinh thần mà mắt th- ờng không nhìn thấy đợc. Các nhà tiểu thuyết tâm lí Anh xuất hiện từ giữa thế kỉ XIX có thể kể đến: S.Đích- kenx, U.Thác - cơ - rây. Các nhà tiểu thuyết tâm lí Pháp cũng xuất hiện từ rất sớm. Từ các Truyện hoa hồng kể về những cảm xúc tình yêu từ khi nảy sinh, phát triển, đau khổ, vui sớng. Tiểu thuyết Công chúa Cơ- le- vơ của bà Lay- phay- ét (1634 - 1693), trong đó

tâm lí con ngời đợc bộc lộ sắc nét hơn qua sự quan sát bên ngoài hay tự thổ lộ của đơng sự. Rút - xô trong tác phẩm Lời sám hối, Nàng Êlôdơ mới và Sođơlốt đơlacơlốt (1741-1803) trong tác phẩm Mối quan hệ nguy hiểm tỏ ra là nhà tâm lí học tài tình. Các nhà văn Anh nh Ha- dai, Côn- rát hứng thú với động cơ nội tâm và tác động của hoạt động nội tâm nhân vật. H.giêmxơ chú ý xây dựng thế giới nội tâm của nhân vật, chú trọng miêu tả phản ứng tâm lí của nhân vật đối với ngoại giới, là ngời sáng tạo ra tiểu thuyết tâm lí hiện đại. Đặc biệt là nhà tiểu thuyết Pháp M.pruxtơ đã đa ra một phơng pháp phân tích tâm lí mới: nắm bắt các kết cục của đời sống, tâm lí, khắc hoạ các khoảnh khắc quan trọng nh kí ức, hồi ức, các trạng thái tiềm thức, vô thức, các giấc mơ. Các nhà văn Gi.giôixơ và U.phốc - nơ lại sáng tạo dạng tiểu thuyết tâm lí dựa trên cơ sở độc thoại nội tâm. Tiểu thuyết tâm lí là một dòng tâm lí có ảnh hởng rộng lớn của thế kỉ XX.

ở phơng đông, có thể nói, tiểu thuyết Genji Monogatari (truyện Genji) của Nhật Bản là tiểu thuyết tâm lí đầu tiên và kế đến có Hồng lâu mộng của Tào Tuyết cần.

Nhìn chung, khi đi sâu vào các trạng thái tâm lí, xây dựng thế giới nội tâm của con ngời, tiểu thuyết tâm lí cho phếp sử dụng nhiều độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 35 - 36)