Độc thoại nội tâm dạng thuần tuý

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 50 - 52)

Đây là tiếng nói bên trong không diễn tả thành lời của các nhân vật. Tìm hiểu nghệ thuật “độc thoại nội tâm” không thể bỏ qua việc thống kê số lần xuất hiện độc thoại nội tâm ở mỗi tác phẩm, mỗi nhân vật Bởi vì những… con số cũng mang nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, do quan niệm về độc thoại nội tâm có nhiều điểm khác nhau nên kết quả thống kê của ngời này, ngời khác có sự chênh lệch nhau ít nhiều. Xuất phát từ quan niệm về độc thoại nội tâm và sự phân loại đã đợc trình bày ở trên, chúng tôi cố gắng để đạt đợc sự chính xác cao nhất và mong muốn sai số càng nhỏ càng tốt trong việc khảo sát, thống kê.

Để xác định “độc thoại nội tâm” ở dạng thuần tuý phần lớn là căn cứ vào các dấu hiệu hình thức nh lời gới thiệu của ngời trần thuật dới dạng: “ông thầm nghĩ, ông thầm nhủ, ông tự hỏi,ông nghĩ bụng ”. Dòng độc thoại nội… tâm dạng này thờng đợc ghi trong ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng.

Trong tiểu thuyết Tiếng rền của núi chủ yếu là lời độc thoại của nhân vật Singo. Y.kawabata đã để cho Singo 29 lần tự nói với chính mình. Chẳng hạn nh: “Singo bỗng tự hỏi phải chăng là con chó của Teru đã hoá thành con chó trong tranh Xotatsu và chiếc mặt nạ Djido thì biến thành một cô gái nhỏ,

hay là trớc mát ông đang diễn ra một phép màu làm cô bé hoá thành mặt nạ, còn con chó hiện hình trên bức tranh của Xotatsu?” [19; 473].

Hoặc: “ Trong đầu Singo bỗng loé lên một ý nghĩ! Phải chăng cô gái trong mơ chính là hiện thân của Kikuco? Phải chăng những ức chế về mặt đạo đức đã tác động lên ông ngay cả trong giấc ngủ?” [19; 553].

Đến với tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ, ông già Eguchi trong những lần đến ngôi nhà của những ngời đẹp ngủ say, để miêu tả tâm trạng của ông, tác giả đã 21 lần sử dụng độc thoại nội tâm ở dạng thuần tuý. Nh: “Cái quan hệ giữa một lão già không còn là đàn ông nữa với một cô gái trẻ bị thiếp cho ngủ mê không phải là một quan hệ con ngời: nói ra dài dòng điều này khi đã đặt chân vào đây có phải kì quặc lắm không? Eguchi nghĩ ngợi” [19; 759].

Trong dòng suy tởng về những cô gái đang mê ngủ: “Những thử thách nào cô gái bé nhỏ sẽ phải trải qua trong cuộc đời? Eguchi tự hỏi. Đời nàng có đợc yên ổn và thanh thản không, dù không làm đợc điều gì nổi bật hay tiếng tăm” [19; 784].

Sử dụng dạng thức “độc thoại nội tâm” này chứng tỏ ngời kể chuyện hiểu rất rõ về nhân vật của mình, thờng xuyên có thể nắm bắt đợc trạng thái tâm lí của họ, luôn chìm đắm trong những suy t, những chiêm nghiệm, những cảm xúc về thiên nhiên, cuộc đời và con ngời. Singo là nhân vật đợc khắc hoạ chủ yếu bằng cảm xúc, cảm giác. Trong suốt tác phẩm ta luôn bắt gặp ông tự hỏi, tự nghĩ và đắm chìm trong mọi sắc thái tình cảm của riêng mình trớc mọi sự, sự việc xung quanh. Singo sống trong tác phẩm và ghi dấu ấn vào cảm nhận của ngời đọc bằng những độc thoại nội tâm. Những câu nh: “Ta đã già rồi mà vẫn cha trèo lên đỉnh núi Phú Sĩ” [19; 467]; “khi tuổi tác đã đến cái giới hạn của nó rồi thì thật đáng sợ”. Đó là những mớ cảm xúc đan xen hỗn độn trong tiềm thức Singo về sự ám ảnh ghê gớm của tuổi già và cái chết. Nhân vật tự nói với chính mình không hề có sự chia sẻ, tiếng nói nh lạc vào đáy sâu tâm tởng, nh xuyên thấm vào trong cảm nhận của nhân vật.

Từ sự suy t chiêm nghiệm của ông già Singo đến cảm giác xót xa, tiếc nuối, sự ân hận với mặc cảm tội lỗi , Y.kawabata d… ờng nh đã hoàn chỉnh

một quá trình trở về với chính mình của nhân vật cũng là của ngời Nhật trong đó có Y.kawabata. Qua những dòng độc thoại nội tâm, thế giới tâm trạng của ông già Eguchi trong Ngời đep say ngủ diễn ra một cách tự nhiên, chân thực. Trong hành trình đến với những ngời đẹp đang ngủ say, Eguchi đã làm sống lại những kỉ niệm, làm hồi sinh lại tuổi trẻ của chính mình trong miền kí ức xa xôi. Đây là cuộc hành trình khám phá lội ngợc dòng thời gian. Và cũng ở đó, Eguchi đã ý thức đợc sâu sắc hơn tình thế hiện sinh mang tính bi kịch của mình. Trong ông, miền khát khao bản năng vẫn còn mạnh mẽ, sự nuối tiếc tuổi trể vẫn còn đó trong khi tuổi già đã ập đến. Và chính trong niềm đam mê với các cô gái trẻ, nỗi đau càng trở nên mạnh mẽ hơn: “Tự nhiên lần đầu tiên Eguchi cảm thấy mối nghi ngờ: không biết tất cả các lão già khác tới đây có ngoan ngoãn nuốt thuốc ngủ không? Và nếu họ thấy tiếc rẻ vì những giờ phút mất đi vì ngủ nên không đụng đến các viên thuốc, phải chăng nỗi ghê sợ tuổi già lại có dịp tăng thêm?” [19; 805].

Nỗi đau và sự tiếc nuối tuổi xuân trở thành một tâm trạng thờng trực, giằng xé trong con ngời Eguchi làm cho quá trình Eguchi đi tim chính mình trở nên dài vô tận. Đây cũng là hành trình khám phá con ngời bản ngã, chân thực của chính mình. Đó là con ngời khát khao, đam mê mãnh liệt nhng cũng mang trong mình những đau đớn, mặc cảm già nua và bất lực tuổi già. Do vậy, khi đang tồn tại con ngời vẫn luôn mãi là những con ngời khám phá.

Sử dụng dạng độc thoại nội tâm thuần tuý, Ykawabata đã rất tài tình trong việc dùng văn chơng để chuyển tải t tởng một cách nhẹ nhàng, trong sáng nhng không kém phần sâu sắc.

Một phần của tài liệu Độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết y kawabata (qua khảo sát người đẹp say ngủ và tiếng rền của núi) (Trang 50 - 52)